Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất
3.1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Thạch Thất
3.1.5.1. Những kết quả đạt được
Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện đang dần dần đi vào ổn định và chuyển biến theo nội quy hoạch sử dụng đất. Việc bố trí quỹ đất hợp lý đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ,… đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của huyện phát triển với tốc độ khá cao. Đồng thời với đó, công tác quản lý đất đai thực hiện quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp.
Diện tích đất đƣợc sử dụng cho các mục đích kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện là 16.720,11 ha chiếm tới 89,20% tổng diện tích tự nhiên và đƣợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình sử dụng và quản lý. Đây là tỷ lệ cao đối với một huyện bán sơn địa nhƣ Thạch Thất.
Các chủ sử dụng đất cơ bản sử dụng theo đúng mục đích đƣợc giao, phát huy hiệu quả của đất. Các trường hợp sử dụng sai mục đích đều được cơ quan quản lý đất đai thống kê và xử lý kịp thời.
Huyện đã tận dụng tốt quỹ đất, diện tích đất chƣa sử dụng không còn nhiều (0,34%) chứng tỏ sự chỉ đạo, quản lý đúng đắn của các cấp Đảng uỷ, chính quyền từ huyện tới xã.
Giữa các mục đích sử dụng cũng có biến động lớn, chủ yếu chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, phản ánh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn ra mạnh trên địa bàn.
Tuy nhiên thực tế sử dụng đất trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã tác động không nhỏ đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Nước thải từ các làng nghề, khu dân cư làm ô nhiễm môi trường nước, làm cho đất đai bị suy thoái. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp người dân còn lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật và sử dụng phân hoá học không hợp lý làm ô nhiễm môi trường đất… Do đó song song với việc khai thác nguồn lợi kinh tế từ đất đai, huyện Thạch Thất cần tăng cường chính sách bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đất nói riêng để đảm bảo phát triển bền vững.
3.1.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.
a. Mặt tồn tại :
- Bản đồ địa chính lập năm 2001 có nhiều sai sót nhƣ: sai loại đất, diện tích thửa đất, đối tƣợng sử dụng, đo bao sai hình thể... Hầu hết diện tích đất ngoài khu dân cƣ chƣa đƣợc đo đạc bản đồ địa chính.
- Sổ mục kê, sổ địa chính không đầy đủ, chỉnh lý biến động chƣa thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Công tác giải quyết kết luận sau thanh tra và giải quyết tồn tại trong các Quyết định giao đất dịch vụ, giãn dân còn chậm.
- Công tác giải quyết đơn thƣ tồn đọng chƣa đƣợc xử lý dứt điểm; Chƣa giải quyết kịp thời các Kết luận của Thanh tra.
- Công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm đất đai mặt dù đã có nhiều cố gắng xong vẫn còn để một số hộ tồn tại chƣa giải quyết dứt điểm:
Hữu Bằng, Canh Nậu, Lại Thƣợng, Kim Quan, Chàng Sơn; vi phạm trật tự xây dựng tại các xã: Phùng Xá, Thạch Xá, Yên Trung và tại các cụm CN ở các xã Kim Quan, Phùng Xá…
- Việc giải quyết tồn tại, vướng mắc và giao đất cho nhân dân tại các cụm công nghiệp làng nghề, các dự án đất dịch vụ còn chậm.
- Việc khai thác các nguồn thu từ đất bằng việc đấu giá đất xen kẹt, chuyển mục đích sử dụng đất chƣa đạt hiệu quả cao.
- Đất đấu giá, đất giãn dân còn một số lô không giao đƣợc đến cho chủ sử dụng do không giải phóng đƣợc mặt bằng, do các hộ chƣa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, do các hộ đƣợc giao đất giãn dân nhƣng lại không nhận nữa...
Những trường hợp trên chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
b. Nguyên nhân tồn tại.
- Công tác kiểm tra, tham mưu của các cơ quan chuyên môn của huyện (Phòng TNMT, phòng QLĐT. Đội Thanh tra xây dựng) và UBND các xã chƣa kịp thời, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở một số xã còn chƣa sâu sát, quyế liệt, khi phát hiện vi phạm đất đai, trật tự xây dựng còn chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt để xử lý, còn có tư tưởng ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm nên vi phạm đất đai, trật tự xây dựng vẫn xảy ra chƣa xử lý dứt điểm.
- Công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, sâu sát, quyết liệt trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giao đất dịch vụ, đất cụm công nghiệp làng nghề;
- Tiến độ hoàn thành các thủ tục để tổ chức đấu giá QSDĐ ở một số dự án còn chậm, thị trưởng bất động sản còn trầm lắng, có dự án đã đấu giá thành nhưng người trúng đấu giá bỏ, không nộp tiền sử dụng đất... đã ảnh hưởng đến công tác đấu giá và thu tiền sử dụng đất;
- Việc chuyển đổi, chuyển nhƣợng đất không làm thủ tục, chủ yếu là mua bán trao tay gây khó khăn cho việc quản lý đất đai nói chung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng.
- Sự gia tăng dân số khiến cho nhu cầu đất ở ngày càng tăng cao, thêm vào đó gây ảnh hưởng xấu tới môi trường do rác thải sinh hoạt, điều này đặt ra một bài toán không hề đơn giản với công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Không những thế một số bộ phận người dân chưa hiểu biết nhiều về pháp luật đất đai cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.