Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 55 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất

3.1.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Thạch Thất

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Trong tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 18.744,18 ha, diện tích đất đƣợc đƣa vào trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là 10.657,62 ha chiếm 56,19% tổng diện tích đất tự nhiên, nhóm đất phi nông nghiệp là 8.149,58 ha, chiếm 43,48% tổng diện tích tự nhiên và nhóm đất chƣa sử dụng có thể khai thác trong tương lai là 63,17ha, chiếm 0,34%. Như vậy, diện tích đất mà huyện đã đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng gần nhƣ toàn bộ, còn một phần nhỏ chƣa đƣợc khai thác.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất huyện 18.744,18 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 10.657,62 56,86 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 8.019,17 42,78

3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 67,39 0,36

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất 2017)

Hình 3.1 dưới đây sẽ thể hiện một cách tổng quát nhất về tình hình sử dụng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Thạch Thất trong năm 2017.

Hình 3.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Nhóm đất nông nghiệp NNP 10492.35 100 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7395.11 70.48

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6184.9 58.95

Đất trồng lúa LUA 5484.5 52.27

Đất trồng cây hàng năm khác HNK 700.4 6.68

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1210.21 11.53

2 Đất lâm nghiệp LNP 2574.55 24.54

Đất rừng sản xuất RSX 1741.77 16.60

Đất rừng phòng hộ RPH 10.59 0.10

Đất rừng đặc dụng RDD 822.19 7.84

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 319.26 3.04

4 Đất nông nghiệp khác NKH 203.43 1.94

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất 2017)

56,86%

42,78%

0,36%

Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất chưa sử dụng

- Đất sản xuất nông nghiệp:

Đất sản xuất nông nghiệp có 7395,11 ha, chiếm 70,48% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 6184,9 ha, chiếm 58,95% và đất trồng cây lâu năm là 1210,21 ha, chiếm 111,53%. Đối với các loại cây hàng năm thì diện tích trồng lúa đạt 52,27% diện tích đất nông nghiệp với 5484,5 ha và các loại cây trồng hàng năm khác với diện tích là 700,4ha, chiếm 6,68%.

- Đất lâm nghiệp:

Trên địa bàn huyện, đất rừng sản xuất có diện tích 2574,55 ha, chiếm 24,54% diện tích đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ là 10,59ha, chiếm 0,1%

và đất rừng đặc dụng là 822,19 ha, chiếm 7,84%.

Còn lại là đất phát triển nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Cụ thể đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện chỉ chiếm 3,04% diện tích đất nông nghiệp của huyện tương đương với 3319,26ha, đất nông nghiệp khác là 203,43ha chiếm 1,94%.

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp

TT Chỉ tiêu Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 8285.16 100

1 Đất ở OCT 2019.54 24.38

- Đất ở tại nông thôn ONT 1985.27 23.96

- Đất ở tại đô thị ODT 34.27 0.41

2 Đất chuyên dung CDG 5542.75 66.90

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 44.63 0.54

- Đất quốc phòng CQP 1185.09 14.30

- Đất an ninh CAN 6.2 0.075

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 2689.8 32.47 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 1505.15 18.17

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 111.88 1.35

3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14.49 0.17

4 Đất cơ sở tín ngƣỡng TIN 9.89 0.12

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 143.32 1.73 6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 365.22 4.41 7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 183.48 2.21 8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6.47 0.08

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất 2017)

Nhóm đất ở: diện tích 2019,54 ha, chiếm 24,38% diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất ở tại nông thôn với 1985,27 ha, chiếm 23,96%

và đất ở đô thị chỉ có 34,27ha, chiếm 0,41%.

Đất chuyên dùng: diện tích 5542,75 ha, chiếm 66,9% diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó bao gồm đất xây trụ sở cơ quan là 44,63 ha, chiếm 0,54%; đất dùng cho quốc phòng là 1185,09ha, chiếm 14,30%; đất phục vụ an ninh là 6,2 ha chiếm 0,075%; đất xây dựng công trình sự nghiệp là 2689,8 ha chiếm 32,47%; đất dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là 1505,15 ha chiếm 18,17%; đất sử dụng cho mục đích công cộng có 111,88 ha chiếm 1,35%.

Hiện trạng sử dụng đất cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng: đất cơ sở tôn giáo với diện tích là 14,49 ha, chiếm 0,17% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất cơ sở tín ngƣỡng là 9,89 ha, chiếm 0,12%.

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tang là 143,32ha, chiếm 1,73% diện tích đất phi nông nghiệp.

Đất sông, ngòi, kênh rạch, suối là 365,22 ha, chiếm 4,41%. Đất mặt nước chuyên dùng là 183,48 ha, chiếm 2,21%.

Đất phi nông nghiệp khác chỉ có 6,47 ha, chiếm 0,08%.

Hiện trạng về nhóm đất chưa sử dụng:

Diện tích đất chƣa sử dụng diện tích 67,39 ha. Trong đó, diện tích đất bằng chƣa sử dụng chiếm phần lớn với 61,77 ha, chiếm 91,66%; đất đồi núi chƣa sử dụng với 5,62 ha, chiếm 8,34%. Trong thời gian tới cần có quy hoạch sử dụng cho nhóm đất này để tránh tình trạng bỏ hoang hóa đất và lãng phí tài nguyên.

3.1.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của huyện Thạch Thất

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Thạch Thất tập trung vào một số nội dung:

* Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, UBND huyện có nhiều cố gắng đƣa công tác quản lý đất đai trên địa bàn dần đi vào nề nếp và ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất đó đƣợc giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Chính quyền huyện đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật với mục đích để nhân dân hiểu và chấp hành tốt Luật Đất đai.

* Công tác xác lập, quản lý địa giới hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính đƣợc thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ.

Ranh giới giữa Thạch Thất và các huyện giáp ranh đƣợc xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và đƣợc chuyển vẽ lên bản đồ.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc thực hiện định kỳ theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Thông tƣ số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5

năm 2014 của Chính phủ và Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đánh giá chính xác quỹ đất, đối tƣợng sử dụng đất, khả năng khai thác quỹ đất chƣa sử dụng, tạo điều kiện cho việc phát triển đô thị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, quản lý đất đai theo đúng pháp luật.

Nhìn chung, công tác thống kê, kiểm kê đất đai đƣợc phòng TN&MT đã chủ động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc phối hợp, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra biến động, chỉnh lý số liệu. Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn thiện tài liệu để báo cáo UBND huyện và cấp trên đảm bảo đúng thời gian.

* Quản lý và phát triển thị trường bất động sản

Việc chuyển quyền sử dụng đất đƣợc UBND huyện quan tâm nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Trong năm qua huyện đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật.

Thực hiện nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của liên Bộ TN&MT-Tư Pháp về đăng ký giao dịch bảo đảm, ngành đã triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Bước đầu đã triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

* Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính

dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa cao. Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

* Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai luôn được quan tâm sát sao, phòng Tài nguyên và Môi trường chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành liên quan và các xã, thị trấn triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện.

Cùng với thanh tra thường xuyên, hoạt động thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện được thực hiện kịp thời; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, quản lý mặt bằng đất canh tác.

* Giải quyết tranh chấp về đất đai

Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ sử dụng đất liền kề và trong dòng tộc về ranh giới sử dụng đất, quyền thừa kế,… xong đã đƣợc huyện và các cấp có thẩm quyền giải quyết, cụ thể trong những năm gần đây huyện đã tham gia giải quyết đƣợc nhiều vụ tranh chấp, không để tồn đọng các hiện tƣợng tranh chấp nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội tại địa phương.

* Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thời kỳ trước năm 2013, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở Thạch Thất chƣa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2013 huyện.

Chi nhánh văn phòng đăng ký đât đai Hà Nội - huyện Thạch, thực hiện cơ chế

“một cửa” ở huyện và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng

công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

* Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của UBND thành phố Hà Nội - cùng Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Thạch Thất nói chung và Phòng Tài nguyên và Môi trường nói riêng đã cố gắng, nỗ lực hết mình, chỉ đạo sâu sát công tác quản lý đất đai. Đội ngũ cán bộ công chức đƣợc đào tạo cơ bản có chuyên môn cao và có truyền thống đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác đƣợc giao. Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết dứt điểm các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, đất đai luôn là lĩnh vực nhạy cảm và nóng bỏng, có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý, luật đất đai và các văn bản dưới luật luôn có sự thay đổi, điều chỉnh và bổ sung. Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện luôn được làm tốt, tham mưu kịp thời cho cấp trên trong việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

3.1.2.3. Tình hình biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2014 -2017

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, từ ngày 01/8/2008 sáp nhập tỉnh Hà Tây về thành phố Hà Nội và giao 03 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về huyện Thạch Thất quản lý, từ đó diện tích toàn huyện Thạch Thất 18.744,17ha. Trong giai đoạn 2014 – 2017, tình hình sử dụng đất đã có sự thay đổi đáp ứng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong đó diện tích đất dành cho phát triển kinh tế nông nghiệp dần đƣợc chuyển đổi hóa sang nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp, mặt khác diện tích đất chƣa sử dụng ngày càng đƣợc sử dụng triệt để. Cụ thể:

Biến động sử dụng đất nông nghiệp trong 4 năm 2014- 2017 đã giảm 145,52 ha, cụ thể từ 10657,62 ha năm 2017 giảm xuống còn 10492,35 ha, đặc

biệt giảm mạnh trong năm 2017, với mức giảm lên tới 265,27 ha.Trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh nhất với mức giảm 77,52 ha so với năm 2016, giảm mạnh nhất vẫn là năm 2016 với mức 129,1 ha so với năm 2015.

Trong số các quỹ đất phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất cho trồng lúa giảm mạnh nhất với mức giảm trung bình mỗi năm khoảng 67 ha trong 4 năm 2014 – 2017. Đối với các loại cây hàng năm khác cũng giảm tương đối mạnh mỗi năm giảm khoảng gần 20,4 ha. Diện tích trồng cây lâu năm cũng đã giảm nhƣng giảm ở mức thấp 11,33 ha mỗi năm. Đối với đất lâm nghiệp chỉ giảm trên diện tích rừng sản xuất với diện tích giảm mỗi năm 10,27 ha, còn với các diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng trong 3 năm qua vẫn giữ đƣợc diện tích rừng cũ. Vẫn theo xu hướng sụt giảm diện tích canh tác nông nghiệp để thay thế cho các hoạt động phi nông nghiệp khác, diện tích nuôi trồng thủy sản năm giảm 4-6 ha.

Trong khi đó, diện tích đất phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây. Cụ thể, diện tích đất ở tăng 119,34 ha vào năm 2017 và 6,74 ha vào năm 2016, trong đó chủ yếu là gia tăng về diện tích đất ở nông thôn. Diện tích đất chuyên dùng tăng nhanh, nhất là đối với đất phục vụ an ninh tăng bình quân hàng năm 74,23 ha, tiếp theo là đất phục vụ mục đích công cộng và đất sản xuất phi nông nghiệp tăng bình quân hàng năm từ 37 – 38 ha mỗi năm, đất xây dựng công trình sự nghiệp mỗi năm cũng tăng 3,18 ha. Trong 3 năm gần đây đất quốc phòng an ninh giảm mỗi năm 2,46 ha. Còn lại là đất xây dựng trụ sở cơ quan không có sự thay đổi trong những năm qua.

Trong những năm qua đất phục vụ cho vai trò tôn giáo, tín ngƣỡng giảm với số lƣợng nhỏ hoặc không thay đổi. Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa tang cũng giảm mỗi năm 3,22 ha. Đất sông ngòi, kênh, rạch, mặt nước chuyên dùng cũng giảm với mức 0,17 – 1,13 ha mỗi năm, mỗi loại.

Bên cạnh đó đất phi nông nghiệp khác cũng giảm mỗi năm 3,62 ha.

Nhóm đất chƣa sử dụng trong 3 năm qua giảm mỗi năm từ 4,63-4,81 ha mỗi năm từ nguồn đất bằng chƣa sử dụng. Đối với đất đồi núi chƣa sử dụng không có biến động. Trong tương lai gần huyện Thạch Thất cần đưa ra các quy hoạch cho việc sử dụng đất hợp lý tránh tình trạng để đất hoang hóa làm lãng phí tài nguyên đất của huyện.

Bảng 3.5. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị tính :ha

TT Chỉ tiêu

Diện tích năm 2017

So với năm 2016 So với năm 2015 So với năm 2014 Diện tích

năm 2016

Tăng (+) giảm (-)

Diện tích năm 2015

Tăng (+) giảm (-)

Diện tích năm 2014

Tăng (+) giảm (-)

Tổng diện tích đất huyện 18744.18 18744.18 0 18744.17 0,01 18744.17 0,01

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 10455.10 10657.62 165.27 10675.7 183.35 10676.94 184.59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7395.11 7586.2 191.09 7601.72 206.61 7602.84 207.73

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6184.9 6435.25 250.35 6447.01 262.11 6447.18 262.28

- Đất trồng lúa LUA 5484.5 5675.41 190.91 5685.52 201.02 5685.69 201.19

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 700.4 759.84 59.44 761.49 61.09 761.49 61.09

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1210.21 1150.95 -59.26 1,154.71 -55.5 1155.66 -54.55

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2574.55 2595.08 20.53 2595.08 20.53 2595.08 20.53

- Đất rừng sản xuất RSX 1741.77 1762.3 20.53 1762.31 20.54 1762.31 20.54

- Đất rừng phòng hộ RPH 10.59 10.59 0 10.59 0 10.59 0

- Đất rừng đặc dụng RDD 822.19 822.19 0 822.18 -0.01 822.18 -0.01

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 319.26 330.35 11.09 331.95 12.69 332.07 12.81

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 166.18 145.99 -20.19 146.95 -19.23 146.95 -19.23

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 8221.69 8019.17 -202.52 8000.49 -221.2 7999.43 -222.26

2.1 Đất ở OCT 2019.54 1901.09 -118.45 1893.08 -126.46 1891.93 -127.61

- Đất ở tại nông thôn ONT 1985.27 1866.84 -118.43 1858.87 -126.4 1857.76 -127.51

- Đất ở tại đô thị ODT 34.27 34.25 -0.02 34.21 -0.06 34.17 -0.1

2.2 Đất chuyên dùng CDG 5542.75 5395.21 -147.54 5384.62 -158.13 5384.62 -158.13

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 44.63 44.63 0 44.65 0.02 44.65 0.02

- Đất quốc phòng CQP 1185.09 1185.09 0 1185.1 0.01 1185.09 0

- Đất an ninh CAN 6.2 6.2 0 6.2 0 6.2 0

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 2626.33 2576.04 -50.29 1136.72 -1489.61 1136.72 -1489.61 - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 1505.15 1471.65 -33.5 1471.64 -33.51 1471.64 -33.51

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 111.88 111.6 -0.28 1540.31 1428.43 1540.32 1428.44

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14.49 14.49 0 14.5 0.01 14.5 0.01

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9.89 9.89 0 9.87 -0.02 9.87 -0.02

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, nhà hỏa táng NTD 143.32 143.32 0 143.33 0.01 143.33 0.01

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 365.22 365.22 0 365.2 -0.02 365.2 -0.02

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 183.48 183.48 0 183.41 -0.07 183.5 0.02

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6.47 6.47 0 6.48 0.01 6.48 0.01

3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 67.39 67.39 0 67.98 0.59 67.8 0.41

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 61.77 61.77 0 66.58 4.81 66.4 4.63

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 5.62 5.62 0 1.4 -4.22 1.4 -4.22

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất 2014-2017)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)