Huyện Sông Mã nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển. Tọa độ địa lý: từ 20039’33”-21022’ vĩ độ bắc; từ 103014’56”-104006’ kinh độ đông. Tứ cận: phía Bắc giáp huyện Thuận Châu; phía Nam giáp huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) và huyện Sốp Cộp; phía Đông giáp huyện Mai Sơn; phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Hình 2.1. Bản Đồ huyện Sông Mã , Tỉnh Sơn La
(Nguồn: UBND huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Sơn La, có tổng diện tích tự nhiên 163.992,3 ha, gồm 18 xã, 01 thị trấn ( 2 xã khu vực I, 5 xã khu vực II, 12 xã khu vực III ). Huyện có 43,5 km đường biên giới với Lào, gồm 4 xã biên giới và có 2 đồn biên phòng. Toàn huyện có 470
bản, tổ dân phố với dân số 148.573 người. Sông Mã là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và là nơi hội tụ văn hóa các dân tộc. Trên địa bàn huyện có 6 dân tộc anh em cùng chung sống chủ yếu gồm: Dân tộc Thái chiếm 59,51%;
dân tộc Mông chiếm 18,26%; dân tộc Kinh chiếm 12,72%; dân tộc Xinh Mun 5,92%; Khơ Mú 2,93%; Kháng 0,44%, còn lại các dân tộc khác.
Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Huyện Sông Mã
Tên Dân số Diện tích
(km²)
Mật độ Dân số người/km²)
Thị trấn Sông Mã 5.941 4,47 1.329
Xã Bó Sinh 3420 69,19 49
Xã Chiềng Cang 8779 131,42 67
Xã Chiềng En 4544 66,15 69
Xã Chiềng Khoong 8568 111,78 77
Xã Chiềng Khương 9135 83,39 110
Xã Chiềng Phung 3834 73,26 52
Xã Chiềng Sơ 6306 61,7 102
Xã Đứa Mòn 5176 136 38
Xã Huổi Một 4268 140,68 30
Xã Mường Cai 3137 143,49 22
Xã Mường Hung 5473 92,96 59
Xã Mường Lầm 4148 33,45 124
Xã Mường Sai 3066 60,07 51
Xã Nậm Mằn 2038 103,27 20
Xã Nậm Ty 5810 128,38 45
Xã Nà Ngựu 10794 103,5 104
Xã Pú Pẩu 2230 23,88 93
Xã Yên Hưng 5156 80,52 64
(Nguồn: UBND huyện Sông Mã)
2.1.1.2. Địa hình địa mạo
Địa hình huyện Sông Mã khá phức tạp, chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen kẽ các thung lũng và hệ thống sông suối. Độ cao trung bình 1200m so với mặt nước biển (trong đó thấp nhất là cánh đồng Nà Co Nghe bản Trại Phong Chiềng Cang độ cao 306m so với mực nước biển, cao nhất là đỉnh núi bản Huổi Hưa xã Mường Cai độ cao 1819 m so với mực nước biển).
Nhìn chung địa hình huyện Sông Mã phức tạp bị chia cắt mạnh phần lớn địa hình cao và dốc các khu vực bằng và thung lũng chiếm tỷ lệ nhỏ phân bố rải rác tạo ra các tiểu vùng khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, con giống khác nhau. Song do địa hình phần lớn là đất dốc, chia cắt mạnh gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.1.1.3. Khí hậu
Huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết nóng và mưa nhiều độ ẩm không khí cao, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trùng với mùa đông thời tiết lạnh, khô và ít mưa lượng bốc hơi lớn gây khô hạn thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Theo số liệu quan trắc của trạm khi tượng thủy văn huyện Sông Mã các yếu tố khí hậu, thời tiết được tổng hợp như sau:
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22oC nhiệt độ cao nhất là 36oC; thấp nhất là 11oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 24oC - 26oC cao nhất trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình 34oC - 36oC. Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 16oC - 20oC thấp nhất trong tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ trung bình 120oC - 13oC.
Độ ẩm và lượng bốc hơi nước: Độ ẩm trung bình trong năm là 81%, lượng nước bốc hơi trung bình 827 mm/năm, lượng nước bốc hơi dao động theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao lượng nước bốc hơi ít. Từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau là thời kỳ khô hạn lượng nước bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần khiến độ ẩm của tầng đất mặt rất thấp ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1641 giờ/năm, trung bình số ngày nắng là 20 ngày/tháng. Số giờ nắng trung bình mùa hè từ 6 - 7 giờ/ ngày mùa đông từ 4 - 5 giờ/ngày
Mưa: Tổng lượng mưa bình quân năm là 1.419 mm/năm với 108 ngày mưa/năm, bình quân 118 mm/năm. Mùa mưa kéo dài 6 - 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9), mưa tập trung lớn vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 87% tổng lượng mưa cả năm đây là thời gian thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng tuy nhiên lượng mưa tập trung lớn cùng với địa hình dốc, dễ gây hiện tượng xói mòn rửa trôi, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống... làm hư hỏng các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, gây thiệt hại cho cây trồng ảnh hưởng lớn đến sản xuất sinh hoạt của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 13% tổng lượng mưa cả năm gây nên tình trạng khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt nhất là các bản vùng cao.
Gió, bão: Sông Mã nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc và sương muối nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn của gió tây khô nóng (từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm), tốc độ gió trung bình 1,2 m/s/năm.
Tuy ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng do yếu tố địa hình phức tạp tạo nên các tiểu vùng không khí khác nhau nên một số nơi thường xuất hiện gió lốc gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của đồng bào.
Đặc trưng khí hậu của huyện thích hợp cho phát triển đa dạng về sinh học đặc biệt cho phát triển thảm thực vật rừng, cây trồng lâu năm và một số loại cây lương thực cho giá trị cao đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng. Tuy nhiên 1 số yếu tố khi hậu bất lợi như mùa khô kéo
dài, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, lũ quét và sạt lở đất ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của nhân dân.
2.1.1.4. Thủy văn
Huyện Sông Mã có mạng lưới sông suối khá phong phú, ngoài dòng Sông Mã chảy qua địa bàn huyện với chiều dài 90 km còn có hệ thống suối dày đặc với mật độ 0,75 - 1,27 km/km2. Song phân bố không đều với các con suối lớn như: suối Nậm Công, suối Nậm Ty, suối Nậm Lẹ, ngoài ra còn có các con suối khác như: Nậm Sọi, Nậm Mằn, Nậm Con,…
Các con suối có trắc diện hẹp, độ dốc lòng suối cao, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn tạo ra nguồn thuỷ năng lớn, do đó có ưu thế về khai thác tiềm năng thuỷ điện, phát triển các thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Nhiều công trình thuỷ điện đã và đang được xây dựng như công trình thuỷ điện Nậm Sọi, Nậm Công IV,... Đặc biệt là công trình thuỷ điện Nậm Công III các công trình thuỷ điện này đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện.
2.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả tính toán từ bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của tỉnh Sơn La cho thấy trên địa bàn huyện Sông Mã có các nhóm đất chính sau:
Đất phù sa sông suối (ký hiệu Py): Diện tích 2794 ha, chiếm 1,70%.
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Diện tích 22.605 ha, chiếm 13,73%.
Đất mùn đỏ vàng trên đá sét (Hs): Diện tích 92.032 ha, chiếm 57,18%.
Đất đỏ vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 7.075 ha, chiếm 4,30%.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Diện tích 2.247 ha chiếm 1.36%.
Đất thung lũng dốc tụ (D): Diện tích 418 ha, chiếm 0,25%.
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Diện tích 35.366 ha, chiếm 21,48%.
Hầu hết các loại đất ở huyện có độ dốc dày tầng đất trung bình, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng
từ trung bình đến khá, độ chua trung bình, nghèo bazơ trao đổi, đất thiếu lân, kali và các chất dễ tiêu thích hợp cho việc trồng các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày (đậu tương, lạc) và cây ăn quả, phát triển nghề rừng, chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên sau nhiều năm canh tác khai thác sử dụng không được chú ý bồi bổ nên bị rửa trôi, bạc màu, tầng canh tác thấp, chất lượng đất bị suy giảm. Diện tích đất đồi núi trọc còn lớn, môi trường sinh thái bị phá vỡ nên phải có biện pháp, giải pháp tích cực mới có thể khôi phục và sử dụng có hiệu quả quỹ đất sản xuất.
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Huyện Sông Mã có vàng gốc tại bản Hua Và, xã Chiềng Phung; mỏ sét gạch ngói tại Hồng Nam xã Chiềng Khoong, bản Nà Hin, bản Nà Nghịu xã Nà Nghịu, bản Mường Nưa xã Mường Lầm; mỏ đá xây dựng tại bản Anh Dũng, xã Chiềng Cang, bản Mé, bản Bon xã Nà Nghịu, Đội 6 xã Mường Hung; cát xây dựng dọc Sông Mã , suối Nậm Ty; đolomit, đá ốp lát ở Ten Ư, xã Chiềng Sơ. Ngoài ra còn có nguồn vàng sa khoáng ở Sông Mã .
Nhìn chung huyện Sông Mã nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú các điểm quặng, mỏ có triển vọng để khai thác song cần có những bước khảo sát chi tiết trước khi tiến hành khai thác tránh thất thoát nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.