Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện sông mã tỉnh sơn la (Trang 50 - 72)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

3.1.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh việc thực thi pháp luật đất đai, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của nhân dân, đưa chính sách đất đai thực sự đi vào đời sống. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai của các cơ quan quản lý Nhà nước có thểm quyền. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã đã quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai đến đông đảo người dân trên địa bàn huyện, cụ thể là:

Căn cứ thực hiện công tác tuyên truyền: trước khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, công tác tuyên truyền về đất đai được thực hiện theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết là đẩy mạnh phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay sau khi Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01 năm 2014 về triển khai thi hành Luật Đất đai.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở các cấp từ trung ương đến địa phương cần triển khai chương trình phổ

biến, giáo dục pháp luật về đất đai và nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; đặc biệt quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số. Với vai trò là cơ quan chuyên môn quản lý về đất đai trên địa bàn huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã đã phối hợp với phòng Tư pháp huyện, Hội đồng Giáo dục – Pháp luật, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Sông Mã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai.

Đối tượng tuyên truyền: các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Sông Mã.

Các phương thức tuyên truyền: công tác tuyên truyền được phối hợp thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, cụ thể là:

+ Tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai cho công chức địa chính - xây dựng và 100% trưởng xóm tại các xã.

+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý đất đai và xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ địa chính các xã, thị trấn.

+ Thực hiện phát cuốn Sổ tay tìm hiểu về pháp luật đất đai cho người dân tại các thôn, bản, tổ dân phố tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cuốn Sổ tay tìm hiểu về pháp luật đất đai do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La biên soạn và phát hành.

+ Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình huyện Sông Mã phát sóng các tin, bài để tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai.

+ Thực hiện giải đáp các thắc mắc, những điều chưa rõ liên quan đến đất đai cho người dân, đặc biệt là những đối tượng hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thông qua chương trình trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật.

Nội dung tuyên truyền: các hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật đến các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Sông Mã tập trung vào 06 nội dung chính:

+ Nội dung 1. Giới thiệu những quy định chung, quyền của Nhà nước và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với đất đai; Giám sát, theo dõi, đánh giá; Thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Nội dung 2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Nội dung 3. Những nội dung cơ bản về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất trong Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Nội dung 4. Giới thiệu về Điều tra cơ bản và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và hệ thống thông tin đất đai.

Nội dung 5. Nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nội dung 6. Công tác giá đất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật đất đai trên địa bàn huyện Sông Mã vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các hoạt động tuyên truyền nêu trên mới được thực hiện trong thời gian ngắn, đặc biệt là khoảng thời gian Luật Đất đai năm 2013 mới được ban hành và có hiệu lực nên vẫn chưa có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về pháp luật đất đai.

Đồng thời, mối quan hệ giữa cấp Trung ương và địa phương trong thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai không có sự gắn kết chặt chẽ do phân cấp ngân sách cũng là một trong các rào cản để các cơ quan trung ương đối thoại trực tiếp với nhân dân, nắm bắt thực trạng nhận thức của người dân và cộng đồng về pháp luật đất đai để có các điều chỉnh chính sách, pháp luật phù hợp.

3.1.2.2. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Tại điều 22, Mục 2, Chương II của Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung quản lý

nhà nước về đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của từng địa phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao nhất. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Sông Mã đã được Ủy ban nhân tỉnh Sơn La phê duyệt tại Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 25/4/2014. Kế hoạch sử dụng đất sẽ được phê duyệt hàng năm. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đã thực sự góp phần làm cho công tác quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo những quy định của pháp luật, đáp ứng tốt cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng;

tránh sự chồng chéo trong quản lý; hạn chế hủy hoại đất đai trong sử dụng;

bảo vệ môi trường sinh thái.

a) Công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã giai đoạn 2015-2019

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới và thực tế sử dụng đất của huyện, huyện Sông Mã đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2015-2019) và đã được tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 về việc Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2011-2020) huyện Sông Mã.

Công tác thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất đã được triển khai cơ bản theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cơ bản sát với mục tiêu quy hoạch đề ra. Tuy nhiên do kết quả kiểm kê đất đai 31/12/2014 theo Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT có sự tăng, giảm mạnh diện tích nguyên nhân là do thay đổi phương

pháp và các chỉ tiêu thống kê; đồng thời các năm gần đây tập trung mạnh công tác đo đạc địa chính chính quy hiện đại; đặc biệt việc kiểm kê kỳ này được ứng dụng công nghệ số, sử dụng bản đồ địa chính đo mới nên có độ chính xác cao hơn các lần trước, số liệu kiểm kê được trích xuất từ bản đồ kết quả điều tra được tổng hợp từ bản đồ địa chính có sự chỉnh lý biến động và đối soát thực tế thực địa nên cho kết quả chính xác. Điều này dẫn đến nhiều chỉ tiêu thực hiện trong kỳ có mức chênh lệch lớn so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt.

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã trong kỳ kế hoạch 2017 – 2019

TT Chỉ tiêu sử dụng đất

Kế hoạch đến năm 2019 (ha)

Kết quả thực hiện năm 2019 Diện tích

(ha)

So sánh Tăng(+),

giảm(-)

Tỷ lệ (%) TỔNG DIỆN TÍCH

ĐẤT

TỰ NHIÊN

164220 36.761,73 132,92 0,36

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 22545 22298 247 1.10

1.1 Đất trồng lúa 3596.42 3538.31 58.11 1.62

1.2 Đất trồng cây lâu năm 4479.11 4072.44 406.67 9.08 1.3 Đất rừng phòng hộ 3216.11 655.98 2560.13 79.60 1.4 Đất rừng sản xuất 10828.38 13193.42 -2365.04 -21.84 1.5 Đất nuôi trồng thuỷ sản 424.98 837.85 -412.87 -97.15

2 ĐẤT PHI NÔNG

NGHIỆP 48311 105406.64 57095.64 118.18 2.1 Đất quốc phòng 6042.81 6860.1 817.29 13.52 2.2 Đất an ninh 5461.59 6652.87 1191.28 21.81 2.3 Đất cụm công nghiệp 3100.98 4989.29 1888.31 60.89 2.4 Đất thương mại, dịch vụ 3048.89 4333.33 1284.44 42.13 2.5 Đất cơ sở sản xuất phi

nông nghiệp 5134.56 4420.27 -714.29 -13.91 2.6 Đất sử dụng cho hoạt

động KS 7399.44 50562 43162.56 583.32

2.7 Đất phát triển hạ tầng 9602.22 14435 4832.78 50.33 2.8 Đất có di tích, lịch sử -

văn hóa 99.39 70.45 -28.94 -29.12

TT Chỉ tiêu sử dụng đất

Kế hoạch đến năm 2019 (ha)

Kết quả thực hiện năm 2019 Diện tích

(ha)

So sánh Tăng(+),

giảm(-)

Tỷ lệ (%) 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất

thải 179.39 5016.29 4836.9 2696.30

2.10 Đất ở tại đô thị 1325.74 1522.89 197.15 14.87 2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ

quan 1225.68 1277.68 52 4.24

2.12 Đất xây dựng trụ sở tổ

chức sự nghiệp 1646.06 1706.62 60.56 3.68

2.13 Đất cơ sở tôn giáo 187.15 243.02 55.87 29.85 2.14 Đất cơ sở tín ngưỡng 800.09 1111.68 311.59 38.94 2.15 Đất làm nghĩa trang,

nghĩa địa 904.89 110.26 -794.63 -87.82

2.16 Đất SX vật liệu xây

dựng, làm đồ gốm 622.06 670.89 48.83 7.85

2.17 Đất có mặt nước chuyên

dùng 1530.06 1424 -106.06 -6.93

3 ĐẤTCHƯA SỬ

DỤNG 93364 33515.36 -59848.64 -64.10

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã) Việc thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã trong kì kế hoạch 2017 - 2019 đã đạt được những thành quả nhất định, thể hiện ở các mặt sau:

Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

Chủ động phân bổ quỹ đất một cách hợp lý cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và dân cư. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội.

Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được tích cực triển khai thực hiện theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, đây là cơ sở để tỉnh có những đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch ở từng cấp, từ đó chấn chỉnh kịp thời những vi phạm trong quá trình sử dụng đất.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kì 2017-2019, đó là:

Công tác đăng ký nhu cầu sử dụng đất của chính quyền các xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình còn mang tính chủ quan, chưa thực tế về diện tích sử dụng cũng như kế hoạch triển khai thực hiện, do vậy đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện, có nhiều dự án đăng ký không phù hợp, khi triển khai lại thiếu diện tích hoặc có dự án đăng ký diện tích sử dụng lớn xong lại chưa triển khai.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kì 2017 - 2019 có sự thay đổi khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, theo đó kéo theo một loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện kèm theo, điều đó làm thay đổi nhiều việc sử dụng đất của người sử dụng đất, thay đổi về thuế đất, giá đất, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, điều kiện được giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất…Qua đó ảnh hưởng kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất cũng như kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Nguồn lực đầu tư của các công trình dự án còn thiếu chủ động và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án, đồng nghĩa với việc thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất chậm so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Thực tế trong kỳ thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt có phát sinh công trình, dự án không có trong quy hoạch, kế hoạch nhưng do tính cấp bách cần phải triển khai ngay đã làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất được duyệt trong kỳ.

Công tác theo dõi, cập nhật, biến động kiểm kê đất đai theo thời điểm còn hạn chế.

Tình trạng sử vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm, tranh chấp vẫn diễn ra.

b) Công tác quản lý kế hoạch sử dụng đất

Nhận rõ tầm quan trọng của công tác kế hoạch sử dụng đất đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng bộ, thống nhất, hài hòa giữa các ngành, lĩnh vực; được sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã đã tham mưu cho UBND huyện Sông Mã tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất huyện Sông Mã, tỉnh Sơn Latheo từng năm. Đây sẽ là căn cứ mang tính pháp lý và khoa học, làm cơ sở sử dụng đất, phân bổ hợp lý quỹ đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả cao và bền vững đất đai, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sông Mã.

Về xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đơn vị trên địa bàn rà soát thực hiện kế hoạch và xây dựng kế hoạch chi tiết cho các xã, thị trấn, đơn vị. Nhìn chung, việc lập kế hoạch sử dụng đất đã đi dần vào nề nếp, được làm chi tiết, hoàn chỉnh nên chất lượng xây dựng kế hoạch sử dụng đất co xu hướng tăng lên. Bên cạnh những kết quả đạt được, do kinh phí thực hiện còn hạn chế, kế hoạch cụ thể đến cấp xã thường chậm làm cho kế hoạch đầu năm phải chờ đợi, đến cuối năm lại không thực hiện hết kế hoạch gây không ít khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất của huyện.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác lập kế hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành ở địa phương. Ngoài ra, trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sông Mã đã gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch sử dụng đất, đó là: kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập trước hết phải xác định chỉ tiêu sử

dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện trong năm kế hoạch, trên cơ sở đó mới phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

Như vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Sông Mã đã được thực hiện theo đúng quy trình của Luật Đất đai quy định, hạn chế đến mức thấp nhất những quy hoạch treo. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm có tính khả thi, tích cực khai hoang mở rộng đất chưa sử dụng, hạn chế chuyển đổi mục đích từ đất trồng lúa năng suất cao...Bên cạnh đó, còn không ít yếu kém, hạn chế trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phải khắc phục trong thời gian tới.

3.1.2.3. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

a. Công tác quản lý việc giao đất

Thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, huyện Sông Mã đã giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng đất.

Bên cạnh đó, huyện Sông Mã đã ra quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu về đất ở, đất để sản xuất kinh doanh thực hiện theo Quyết định số 33/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Sơn La về ban hành quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất khi nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Sơn La. Kết quả giao đất trên địa bàn huyện Sông Mã tính lũy kế đến 31 tháng 12 năm 2019 là 22.536,7 ha, trong đó:

Giao cho hộ gia đình: 21.071,8 ha, chiếm tỷ lệ 93,5%.

Giao cho UBND các xã: 1.262,1 ha, chiếm tỷ lệ 5,6%.

Giao cho các tổ chức kinh tế: 90,1 ha, chiếm tỷ lệ 0,4%.

Giao cho các tổ chức khác: 112,7 ha, chiếm tỷ lệ 0,5%.

Qua phân tích cho thấy, diện tích đất giao trên địa bàn huyện Sông Mã tính lũy kế đến 31 tháng 12 năm 2019 chủ yếu được giao cho các hộ gia đình, chiếm tới 93,5% trong tổng diện tích đất được giao; diện tích đất giao cho các chủ thể còn lại chỉ chiếm 6,5% trong tổng diện tích đất được giao.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện sông mã tỉnh sơn la (Trang 50 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)