Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
3.2.1. Sự phát triển của nền kinh tế
Thời gian qua, huyện Sông Mã cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ; công nghiệp và xây dựng. Phát triển kinh tế bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo định hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trên địa bàn huyện đã có nhiều dự án lớn đầu tư ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều hộ dân bị ảnh hưởng liên quan đến đất đai. Kinh tế phát triển, giá thành đất ở một số nơi tăng đột biến, nhiều dự án lớn triển khai trên địa bàn, điều này ít nhiều gây ra những khó khăn nhất định trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Bảng 3.10. Tình hình đấu giá QSD đất qua 3 năm 2017 – 2019 tại huyện Sông Mã
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 TĐ TBQ (%)
1 Diện tích
đấu giá m2 12.347,85 17.644,00 38.084,95 175,62
2 Mức giá
bình quân ngđ 1.014,17 2.439,24 2.938,37 170,22
3
Tổng số tiền trúng đấu giá
ngđ 12.522.819,03 43.037.950,56 111.907.674,53 298,94
Nguồn: Trung tâm PTQĐ huyện Sông Mã Trong những năm gần đây huyện Sông mã diễn ra các chương trình đấu giá đất, công tác đấu giá diễn ra sôi động do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên nhu cầu của người dân tăng cao, trong đó việc buôn bán và đầu tư đất trong 3 năm qua tăng về số lượng và diện tích, số lượng đấu thầu đất và đấu
giá đất tăng. Qua số liệu ta thấy diện tích, giá bình quân tham gia các chương trình mua bán đấu giá của huyện đều tăng chứng tỏ nhu cầu trong dân đang tăng dần đi kèm theo. Tuy nhiên số tiền đấu giá không cao (năm 2019 là 111.907.674,53 nghìn đồng) do Sông Mã là huyện vùng cao nên giá đất chưa cao.
3.2.2. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước
Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về mức độ phù hợp hệ thống chính sách pháp luật đất đai (N=150)
Đơn vị tính: (%)
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ
Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp 1. Chính sách của Trung ương 28,6 64,3 7,1
2. Chính sách của tỉnh 30 62,1 7,9
3. Chính sách của huyện 32,1 57,9 10
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Qua kết quả trên có thể thấy rằng, đa số các ý kiến đánh giá đều cho rằng mức độ phù hợp từ 57,9 - 64,3%, tính hiệu quả của chính sách pháp luật của nhà nước cũng như địa phương mới chỉ đáp ứng ở mức độ trung bình. Số đánh giá rất phù hợp ở mức 28,6 - 32,1%, số đánh giá chưa phù hợp vẫn còn biến động từ 7,1 - 10%. Đây sẽ là nội dung cần phải được điều chỉnh trong thời gian tới.
Qua các thời kì, chính sách, pháp luật về đất đai, nhất là Luật Đất đai đã tạo nên nhiều đổi mới quan trọng, trong đó trọng tâm là hoàn chỉnh các công cụ pháp lý, quy hoạch, tài chính và hành chính nhằm bảo đảm phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Đất đai và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành đã tác động tích cực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, đất đai có nguồn gốc rất đa dạng, chính sách đất đai thay đổi nhiều qua nhiều thời kỳ; chủ trương, chính sách, pháp
luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa được làm rõ, tính phù hợp, đồng bộ chưa cao; việc thể chế hóa thường chậm; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật khác có liên quan chưa nghiêm. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được Chính phủ, các Bộ, ngành điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng vẫn còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định.
3.2.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai Bảng 3.12. Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ quản lý đất đai
huyện Sông Mã (N=150)
Đơn vị tính: (%)
Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá
Tốt Bình thường Kém
1. Cán bộ lãnh đạo 41,7 45,7 12,6
2. Cán bộ quản lý 38,3 47,5 14,2
3. Cán bộ thực hiện giao đất 37,5 49,2 13,3 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Kết quả cho thấy đánh giá về cán bộ quản lý đất đai ở mức bình thường từ 45,7 - 49,2 % và kém từ 12,6 - 14,2% là vẫn còn cao. Trong thời gian tới huyện cần có giải pháp nâng cao trình độ, thái độ làm việc của cán bộ quản lý đất đai của huyện để hạn chế mức độ đánh giá kém của người dân đối với cán bộ.
Những năm qua, huyện Sông Mã đã chú trọng nâng cao cả về số lượng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về đất đai tại các cấp. Tuy nhiên, năng lực, trình độ chuyên môn của một số công chức làm tác nghiệp chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã còn hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.
3.2.4. Nhận thức của người dân
Thông qua công tác tuyên truyền, đa số người dân đã nhận thức được và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân chưa chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai, điều này được thể hiện thông qua hoạt động thanh kiểm tra vẫn còn tình trạng người dân vi phạm quản lý nhà nước về đất đai như: sử dụng đất không đúng mục đích; lấn, chiếm đất; chuyển quyền sử dụng đất không đủ điều kiện; không đưa đất vào sử dụng quá thời hạn quy định.
Qua bảng 3.8 Trong giai đoạn 2017-2019, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã phát hiện 221 trường hợp vi phạm về đất đai với diện tích đất vi phạm là 52.713,4 m2. Trong đó, có 145 trường hợp vi phạm về sử dụng đất không đúng mục đích với diện tích đất vi phạm là 10.301 m2; 72 trường hợp vi phạm về lấn, chiếm đất với diện tích đất phạm là 32.732,6 m2; 02 trường hợp vi phạm về chuyển quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định với diện tích đất vi phạm là 425 m2; 02 trường hợp vi phạm về không đưa đất vào sử dụng quá thời hạn quy định với diện tích đất vi phạm là 9.254,8 m2. Như vậy nếu tính về số trường hợp vi phạm thì vi phạm về sử dụng đất không đúng mục đích chiếm tỷ lớn nhất với 145/221 trường hợp vi phạm, chiếm tỷ lệ 65,6%.Nguyên nhân của các vi phạm đất đai là do đất đai ngày càng có giá trị vì vậy các quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp. Ý thức người dân chưa quan tâm đến việc chấp hành pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai chưa được thực hiện thường xuyên, sâu rộng. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã kịp thời xử lý các trường hợp