Cơ cấu giảng viên theo phẩm chất chính trị

Một phần của tài liệu Giải pháp giải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý văn hóa thể thao và du lịch (Trang 48 - 51)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của Trư ng Cán bộ quản lý văn hóa thể thao và du lịch

3.1.4. Cơ cấu giảng viên theo phẩm chất chính trị

Đối với trư ng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch việc phát huy các phẩm chất chính trị và năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy lý luận đặc biệt là đội ngũ giảng viên trẻ ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Trước hết, đòi hỏi ngư i giảng viên lý luận phải có phẩm chất chính trị tốt. Phẩm chất đó thể hiện ở sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu và con đư ng xây dựng CNXH ở Việt Nam mà Đảng ta, dân tộc ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đ lựa chọn.

Bảng 3.5. Số lượng giảng viên của Trường theo phẩm chất chính trị ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

TĐPTBQ (%)

Số giảng viên là đảng viên 38 41 45 108,8

Số giảng viên đ qua bồi dưỡng

lý luận chính trị cao cấp 2 4 5 163,5

Số giảng viên đ qua bồi dưỡng

lý luận chính trị trung cấp 36 37 40 105,5

(Nguồn: Báo cáo phòng TC-HC) Tổng số giảng viên của Nhà trư ng năm 2019 là 83, phẩm chất chính trị cũng được nâng lên theo các năm cụ thể là:

- Số giảng viên là đảng viên: 45/83 đảng viên của Đảng bộ trư ng;

- Số giảng viên đ qua bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp: 5 ngư i;

- Số giảng viên đ qua bồi dưỡng lý luận chính trị trung cấp: 40 ngư i.

Có thể nói rằng đội ngũ giảng viên của Nhà trư ng có ý thức chính trị cao, tin tưởng vào đư ng lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trung thành với lý tưởng x hội chủ nghĩa, xác định được ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đúng đắn. Với lối sống thẳng thắn, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tuân thủ quy tắc sư phạm, tinh th n vượt khó, khả năng sáng tạo, nhạy bén trước sự phát triển, đội ngũ giảng viên Nhà trư ng có đủ cơ sở, điều kiện để trở thành một tập thể vững mạnh phát triển bền vững trong tương lai. Mặc dù ph n lớn giảng viên của Trư ng còn trẻ về tuổi đ i, tuổi nghề, song họ đều là những cán bộ đ y nhiệt huyết với sự nghiệp phát triển của Nhà trư ng.

3.1.5. Về năng lực sƣ phạm

Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên được biểu hiện ở trình độ và năng lực của mỗi giảng viên. Thực tiễn cho thấy rằng, không phải cứ là ngư i có trình độ nghiên cứu chuyên môn giỏi, có học hàm học vị cao đ là một giảng viên dạy hay và dạy giỏi. Để dạy hay và dạy giỏi đòi hỏi ngư i giảng viên phải có khả năng giao tiếp và phương pháp giảng dạy để truyền đạt được đ y đủ, lôgíc, khoa học nội dung môn học và thu hút được học viên tham gia vào quá trình dạy và học. Do vậy, ngư i giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi mà c n có kiến thức, kỹ năng giảng dạy, khả năng giao tiếp tốt để hiểu và khơi dậy sự nhiệt tình, hứng thú say mê chia sẻ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm mà học viên có được vào hoạt động học tập.

Chỉ có 25 trong tổng số 83 giảng viên của trư ng tốt nghiệp trư ng Đại học Sư phạm (số liệu năm 2019). Trước yêu c u cấp bách để đáp ứng yêu c u giảng dạy, được sự quan tâm của các cấp l nh đạo Nhà trư ng, hàng năm trư ng mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm, giảng dạy theo phương pháp tích cực cho đội ngũ giảng viên. Một số giảng viên được cử đi học các

lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do trư ng Đại học sư phạm, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức, tính đến nay 100% giảng viên đ có bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, đáp ứng đúng tiêu chuẩn giảng viên. Tuy các giảng viên đều say mê với công việc giảng dạy và luôn có ý thức nâng cao kiến thức, khả năng sư phạm, song cho đến nay, một ph n không nhỏ giảng viên vẫn còn lúng túng trong những thao tác sư phạm của ngư i giảng viên, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giảng dạy.

3.1.6. Về trình độ ngoại ngữ - tin học

* Trình độ ngoại ngữ

Đối với khối trư ng đại học, cao đẳng đòi hỏi giảng viên phải giảng được chuyên môn bằng ngoại ngữ. Trư ng Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao, du lịch hiện tại chưa thể đòi hỏi mức cao như vậy, song cũng c n có trình độ nhất định đủ để giao tiếp với ngư i nước ngoài khi đi công tác ra nước ngoài hoặc tiếp khách của Nhà trư ng là ngư i nước ngoài; hay ở mức cao hơn là có thể tra cứu, tham khảo tài liệu nước ngoài để phục vụ chuyên môn. Có thể nói l nh đạo Nhà trư ng rất chú trọng đến việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho không chỉ đội ngũ giảng viên mà cho toàn thể cán bộ, công chức Nhà trư ng.

Hiện tại trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên Nhà trư ng cụ thể là: 03 tiến sỹ tốt nghiệp ở nước ngoài, 3 giảng viên có trình độ thạc sỹ và 2 giảng viên có trình độ cử nhân; còn lại trình độ A2, B1 là 73 ngư i.

* Trình độ tin học

Đội ngũ giảng viên chủ yếu có trình độ tin học theo tiêu chuẩn thông tư 03, nếu như năm 2017 có 69 giảng viên đạt thì đến năm 2019 tăng lên 75, chỉ tiêu bình quân trong 3 năm tăng 4,3%. Đội ngũ giảng viên hiện nay ngoài giảng viên tin học ra thì số giảng viên thành thục trong việc soạn bài giảng, giáo án điện tử chỉ có số ít, còn ph n lớn chỉ có thể sử dụng trong việc thu thập, tra cứu thông tin phục vụ bài giảng. Không những thế có một số giảng viên lớn tuổi sử dụng máy tính không thư ng xuyên, đây là điểm còn hạn chế,

Một phần của tài liệu Giải pháp giải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý văn hóa thể thao và du lịch (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)