Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập cho đề tài này bao gồm:
- Thu thập từ các tài liệu do Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Phú Thọ, Phòng Giáo dục huyện Cẩm Khê công bố. Thu thập các số liệu, thông tin cung cấp những lý luận có liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục- Đào tạo trong kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố, các sách báo, tài liệu, giáo trình xuất bản.
- Thu thập các văn bản luật, quyết định, nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo.
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Cẩm Khê; các báo cáo số liệu liên quan đến hoạt động đội ngũ giáo viên THCS của huyện.
- Tài liệu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức chung, số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ từ năm 2015- 2018.
- Thông tin được truy cập từ mạng internet và các tạp chí liên quan.
2.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tài liệu sơ cấp của đề tài được thu thập qua việc điều tra mẫu là đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Dựa vào các cơ sở lý thuyết, khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu làm căn cứ để khảo sát, thảo luận, phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Từ đó làm cơ sở xây dựng thang đo, thiết kế các câu hỏi phỏng vấn cho bước hai khảo sát và
thu thập dữ liệu, ý kiến dành cho việc nghiên cứu đề tài; các thang đo được tổng hợp xây dựng trên 8 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể thiết lập 8 thang đo như sau:
Bảng 2.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc STT Thang đo Biến đặc trƣng Giải thích thang đo
1 F1 (TD) TĐ1, TĐ2, TĐ2 Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, kĩ năng
2 F2 (MT) MT1, MT2, MT2 Môi trường, điều kiện làm việc 3 F3 (LD) LD1, LD1, LD1 Lãnh đạo
4 F4 (TL) TL1, TL2, TL3 Chính sách tiền lương 5 F5 (PL) PL1, PL2, PL3 Chính sách phúc lợi 6 F6 (CH) CH1, CH2, CH3 Cơ hội thăng tiến 7 F7 (DN) DN1, DN2, DN3 Quan hệ đồng nghiệp 8 F8 (DL) DL1, DL2, DL3 Động lực làm việc chung
Quá trình điều tra được thực hiện thông qua phỏng vấn đội ngũ giáo viên trong các trường THCS tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ thông qua công cụ phiếu điều tra.
Các số liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về động lực làm việc của đội ngũ giáo viên cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp thực tiễn.
* Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, tác giả không tiến hành điều tra hết toàn bộ giáo viên tại các đơn vị, mà chỉ điều tra một số lượng giáo viên nhất định- 20 giáo viên (tiêu chí chọn là ngẫu nhiên) tại 10 trường THCS nêu trên. Từ những đặc điểm và tính chất của mẫu ta có thể suy ra được đặc điểm
và tính chất của cả tổng thể đó.
- Dung lượng mẫu: Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá. Để đạt được ước lượng tin cậy cho phương pháp này, mẫu thường phải có kích thước đủ lớn. Theo Hair
& cộng sự (2010 , với tối thiểu là 5 quan sát cho một tham số ước lượng, mô hình lý thuyết có 24 tham số cần ước lượng. Mô hình nghiên cứu đa nhóm này có 24 tham số cần ước lượng thì dung lượng mẫu tối thiểu là: n 5 x 24 = 120; trong nghiên cứu này dung lượng mẫu được chọn là 200 quan sát đảm bảo yêu cầu đặt ra. Phần mềm IBM SPSS 23.0 được sử dụng cho việc xử lý số liệu thống kê thu thập được.
- Phương pháp chọn mẫu: Dự đoán quá trình phát bảng câu hỏi ra để thu thập dữ liệu thì có những bảng câu hỏi không hợp lệ vì vậy tác giả sẽ lấy số lượng quan sát là 200 quan sát, gửi đến đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở này, tác giả chọn cỡ mẫu để tiến hành thu thập khảo sát: 200 mẫu. Sử dụng công cụ phần mềm IBM SPSS Statistics 23 để thống kê phân tích dữ liệu mẫu khảo sát thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Việc khảo sát phục vụ cho công tác nghiên cứu được thực hiện ở 10 trường THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ bằng bảng câu hỏi đánh giá cho điểm theo thang điểm 5.
2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp, thống kê kết quả từ năm 2015- 2018 để lấy dữ liệu so sánh.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan, hệ thống các lý thuyết, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tổng hợp và thiết kế bảng hỏi, sau đó bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực tế nghiên cứu.
Trong nghiên cứu các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ
và chi tiết (được mô tả trong bảng) với 8 nhóm nhân tố (24 biến quan sát) ảnh hưởng đến động lực của đội ngũ giáo viên các trường THCS ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Sau khi xây dựng được bảng hỏi và thu thập dữ liệu, tiến hành xem xét lại các phiếu khảo sát và loại những phiếu không đạt yêu cầu, tiếp đó tiến hành nhập liệu và làm sạch dữ liệu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 23.0 cho việc phân tích thống kê mô tả, xác định các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ thông qua mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các trường THCS ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
2.2.5. Các chỉ tiêu sử dụng trong luận văn
Động lực làm việc của đội ngũ giáo viên THCS được đánh giá thông qua các chỉ tiêu là mức độ hài lòng của đội ngũ giáo viên THCS huyện Cẩm Khê về các nhân tố tác động đến động lực làm việc: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Môi trường, điều kiện làm việc, lãnh đạo, lương, và phúc lợi, cơ hội thăng tiến và phát triển nghể nghiệp, quan hệ động nghiệp và động lực làm việc. Từ đó làm cơ sở để đánh giá động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên các trường THCS trong huyện trong những năm qua và thông qua định hướng nâng cao nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS tại huyện Cẩm Khê, đáp ứng với những yêu cầu đang tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục hiện nay.