Giải pháp về các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 87 - 97)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Các giải pháp góp phần nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ

3.4.3. Giải pháp về các nhân tố khác

Ngoài 2 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của đội

ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Cẩm Khê là “Chính sách tiền lương”

và “Quan hệ đồng nghiệp”, các nhân tố còn lại tuy không ảnh hưởng, nhưng đều chưa đạt mức độ “hài lòng” của đa số giáo viên được phỏng vấn. Chính vì vậy tác giả đưa ra giải pháp cho các nhân tố còn lại như sau:

a. Giải pháp về môi trường, điều kiện làm việc

Thứ nhất, tạo dựng bầu không khí tâm lý tập thể tích cực:

Bầu không khí tâm lý tập thể trong nhà trường là một yếu tố quan trọng cấu thành nên môi trường làm việc của giáo viên. Tác động của yếu tố này lên động lực lao động của mỗi giáo viên là rất lớn, do vậy cần thiết mỗi nhà trường phải xây dựng được bầu không khí tâm lý thoải mái, tích cực cho giáo viên để họ có tâm lý thoải mái, yên tâm làm việc và cống hiến. Để tạo được bầu không khí tâm lý thoải mái, tích cực cho giáo viên thì các nhà trường phải chú trọng và thường xuyên tổ chức các hoạt động, như: Tọa đàm, hái hoa dân chủ; các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao...; các chuyến tham quan du lịch chung cho cả tập thể đồng thời khuyến khích các thành viên trong gia đình của giáo viên tham gia cùng. Như vậy sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để mọi người giao lưu nhiều hơn, hiểu rõ về nhau hơn, thắt chặt và củng cố các mối quan hệ, bầu không khí tâm lý trong tập thể giáo viên vì thế sẽ ấm cúng, thân thiết và thuận lợi hơn.

Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường:

Văn hóa nhà trường là một yếu tố quan trọng tác động lên đời sống tinh thần của giáo viên. Hiện nay văn hóa nhà trường ngày càng khẳng định được vai trò của nó đối với việc tạo động lực lao động cho giáo viên. Vì vậy các trường THCS trong huyện cần tiếp tục xác định đúng mục tiêu và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường; xây dựng kế hoạch, xác định nội dung văn hóa nhà trường trong kế hoạch chung của năm học; hoàn thiện các quy tắc giao tiếp, ứng xử của các thành viên; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và tạo lập môi trường văn hoá; phát triển văn hóa nhà trường trong mối quan

hệ với xã hội hóa giáo dục, giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Thứ ba, xây dựng hình ảnh nhà trường với không gian Xanh- Sạch- Đẹp:

Không gian trường học phải là một không gian mở, được kết nối với nhau tạo nên một thể thống nhất, lấy sân trường làm trục chính, xung quanh là các lớp học, phòng chức năng. Xung quanh trường cần có hai lớp hàng rào.

Lớp ngoài là hàng rào bê tông tạo ra sự an toàn. Lớp trong là hàng rào cây xanh, hoa lá tạo ra sự thân thiện. Bố trí lớp học tạo ra không gian lớp học vừa thân thiện vừa tạo ra không khí thi đua giữa các lớp. Bố trí số lượng học sinh không quá đông. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho các lớp thoả sức sáng tạo.

Mỗi lớp học mang một sắc thái riêng biệt.

Trồng nhiều cây xanh. Khu vực phòng làm việc của giáo viên trồng thêm hoa, cây cảnh để trang trí và tạo ra không khí tươi mát, tích cực. Mỗi nhà trường phải có những bồn hoa lớn làm điểm nhấn. Bồn hoa nên trồng các loại hoa lâu bền và có màu sắc nổi bật. Đặt ghế đá xung quanh bồn hoa, dưới bóng cây để thầy trò có nơi thư giãn.

Khu vệ sinh của các trường cần được quét dọn hàng ngày, đường đi lối lại phải được lát gạch hoặc đổ bê tông sạch sẽ, nhờ đó các hoạt động vui chơi cũng như di chuyển trong trường được an toàn và thẩm mỹ...

Thứ tư, đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy đóng vai trò quan trọng. Điều kiện tốt sẽ nâng cao động lực làm việc cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Trong những năm gần đây, huyện Cẩm Khê đã dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho việc xây mới các phòng học kiên cố, cơ sở vật chất đã có sự đổi thay tích cực, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, số phòng học bộ môn, trang thiết bị hiện đại như máy chiếu đa năng, máy vi tính còn thiếu khá nhiều; đồ dùng dạy học trực quan ở nhiều trường đã hỏng, xuống cấp, gây ảnh hưởng

không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Vì vậy huyện cần tiếp tục quan tâm, tăng cường đầu tư, có lộ trình rõ ràng đối với việc xây dựng đủ các phòng học bộ, nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Đồng thời các nhà trường cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, nhân dân đầu tư ủng hộ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường.

* Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương trong việc đầu tư để cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ sở giáo dục.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

b. Giải pháp về nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng

Trong điều kiện hiện nay thì đào tạo và phát triển là một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Khi người lao động được đào tạo sẽ có năng lực, trình độ cao tiếp cận nhanh với sự thay đổi của môi truờng, nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn. ào tạo không những giúp nâng cao kiến thức và trình độ cho bản thân người lao động, nó còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tổ chức bởi vì chất luợng nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên hiệu quả trong công việc, một tổ chức khi có được đội ngũ lao động chất luợng cao sẽ giúp tổ chức tạo được vị thế trên thị trường lao động. Khi được tham gia vào chương trình đào tạo của nhà truờng, cán bộ giáo viên sẽ cảm thấy được nhà truờng quan tâm và tin tuởng. ây là động lực để giáo viên gắn bó với nhà truờng và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới. ào tạo còn là cơ hội người lao động hoàn thiện thêm bản thân mình, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Và khi đó mới có thể kết hợp kích thích sự thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt cho người lao động.

Theo thống kê và điều tra thực tế, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo

viên THCS huyện Cẩm khê chỉ còn 2 giáo viên chưa đạt chuẩn (trung cấp) còn lại đều đạt chuẩn và trên chuẩn (trên chuẩn chiếm gần 60%). Tuy nhiên, theo đánh giá ở trên và qua khảo sát thực tế chỉ số quân bình các biến quan sát đạt 3,09 (trung bình cộng của 3 biến), ta thấy việc nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng (đặc biệt là những kỹ năng mềm, sáng kiến, sáng tạo trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm) của đội ngũ giáo viên THCS huyện Cẩm Khê còn nhiều hạn chế. Đây là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học, vì vậy tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn năng lực trình độ chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Cẩm Khê như sau:

Một là, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đối với chất lượng giáo dục của huyện và yêu cầu tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm- kỹ năng mềm cho giáo viên.

Hai là, xác định những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản giáo viên còn yếu kém cần được bồi dưỡng. Ở mỗi địa phương khác nhau, mỗi cơ sở giáo dục khác nhau, giáo viên thể hiện những năng lực nghiệp vụ sư phạm ở mức độ khác nhau. Hiệu trưởng - những người đứng đầu nhà trường tiến hành khảo sát đánh giá phân loại giáo viên và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phát triển những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cần thiết cho giáo viên.

Ba là, tạo động lực và xây dựng môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tích cực tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Đây là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản lý. Nhà quản lý cần phải tạo ra và duy trì một môi trường mà ở đó mọi người làm việc cùng nhau với tinh thần phấn khởi, tự nguyện để hoàn thành mục tiêu chung của giáo dục.

Bốn là, mỗi giáo viên phải tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trên cơ sở tự đánh giá năng lực của bản thân. Mỗi giáo viên phải là người có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng trên cơ sở tự xác định cho bản thân

những năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cần bồi dưỡng. Thực tế hiện nay, mỗi giáo viên tương đối eo hẹp về thời gian, với khối lượng công việc thực hiện ở trường lớn, vì vậy nếu không tự giác, tự cố gắng thì không thể thực hiện được việc tự học và không thể phát triển được năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho mình. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin, việc học và tự học rất linh hoạt, đa dạng. Vì vậy, mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch và xác định mục tiêu rèn luyện phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho bản thân phù hợp với yêu cầu luôn nâng cao của ngành.

* Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành Giáo dục.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp Quản lý giáo dục với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ Phòng GD&ĐT tới các trường, tới từng giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên.

- Thực hiện việc phân công chuyên môn hợp lý, khoa học; tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng yên tâm công tác, vừa học tập, vừa công tác tốt.

c. Giải pháp về lãnh đạo

Đội ngũ lãnh đạo quản lý giáo dục trước hết phải gương mẫu về lối sống, đạo đức; Phải có chuyên môn giỏi. Bên cạnh đó phải có những phẩm chất, kỹ năng, lối sống- là tấm gương sáng cho đội ngũ giáo viên, như: chan hòa, thân thiện, gần gũi với giáo viên; không hách dịch, cửa quyền và luôn tin tưởng đội ngũ giáo viên, trao quyền cho giáo viên...

Đối với mỗi thành tích đạt được của giáo viên, các nhà lãnh đạo cần có những lời khen ngợi kịp thời, đúng lúc và công bằng trong khen thưởng, đánh giá thành tích.

Phải luôn công bằng trong đối xử với tập thể giáo viên, không thiên vị,

cảm tính; luôn lắng nghe, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng, những góp ý chân thành của đội ngũ giáo viên về chuyên môn cũng như các công việc khác của nhà trường.

Tạo sự đoàn kết, thân ái chia sẻ trong đội ngũ giáo viên và luôn quan tâm tới đời sống của giáo viên. Luôn công khai, dân chủ trong mọi công việc của nhà trường.

Những việc làm trên của nhà quản lý sẽ khiến cho giáo viên cảm thấy họ thực sự được coi trọng và sẽ là đòn bẩy thúc đẩy họ làm việc, cống hiến cho sự nghiệp nhiều hơn.

* Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, giúp các nhà quản lý giáo dục tự khẳng định được vai trò, vị trí của bản thân.

- Thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ” và “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

d. Giải pháp về các chế độ phúc lợi

Ngoài việc thực hiện đầy đủ các phúc lợi bắt buộc theo quy định của nhà nước, huyện cũng như các cơ sở giáo dục cần quan tâm tới các khoản phúc lợi tự nguyện với mục đích hỗ trợ giáo viên, khuyến khích họ yên tâm và làm việc có hiệu quả, như:

+ Về tiền thưởng:

So với tiền lương, phụ cấp thì tiền thưởng mang tính chất động viên, khích lệ rất lớn đối với người lao động nói chung và giáo viên THCS nói riêng. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì tiền thưởng vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng thúc đẩy, khuyến khích người giáo viên làm việc. Do vậy trong khả năng thực hiện, huyện cũng như các cơ sở giáo dục cần phải xây dựng các hình thức thưởng có tính khích lệ cao, hạn chế việc thưởng tràn lan qua nhiều loại thưởng, cấp thưởng và giải thưởng, tác giả đề xuất 3 hình thức

thưởng chủ yếu như sau:

- Thưởng theo thành tích trong hội giảng, thao giảng: 2 giải tương ứng với hai cấp, cấp huyện và cấp tỉnh.

- Thưởng theo thành tích, công trạng: có học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia; trong các cuộc thi, sáng kiến kinh nghiệm...

- Thưởng theo danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cuối năm.Và để tránh tình trạng thưởng tràn lan do cả nhà trường và Phòng GD&ĐT huyện đều tiến hành thưởng cho cùng một thành tích như hiện nay thì phương án tối ưu nhất đó là Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện giao việc thực hiện trả thưởng cho các trường, Phòng chỉ tiến hành xét duyệt thành tích, kết quả thi đua mà các trường gửi lên làm cơ sở cấp kinh phí thưởng.

Như vậy, theo cách thưởng này thì việc thưởng cho giáo viên THCS của huyện đã giảm bớt được số giải thưởng, tập trung mức thưởng vào các giải cao để loại bỏ các giải thưởng tràn lan, các giải thưởng có sự khác biệt rõ ràng trong mức thưởng, có sự liên hệ với tiền lương của giáo viên, từ đó việc khuyến khích giáo viên nỗ lực làm việc mới đạt hiệu quả.

+ Các chính sách phúc lợi khác: Huyện và các cơ sở giáo dục THCS trong huyện cần có chương trình tương thân tương ái, như hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ phương tiện đi lại cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn (hiện nay trên địa bàn huyện vẫn còn có những gia đình giáo viên chưa có nhà ở kiên cố hoặc còn thiếu phương tiện đi lại); Tổ chức cho người lao động có những chuyến du lịch, tham quan, học tập kinh nghiệm; tổ chức các giải thi đấu thể thao thường xuyên hơn; Các nhà quản lý giáo dục cần xây dựng hệ thống phúc lợi rõ ràng, công bằng đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của giáo viên.

* Điều kiện để thực hiện giải pháp:

- Sự quan tâm của các cấp chính quyền và ngành Giáo dục.

- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về các khoản phúc lợi bắt buộc cho giáo viên.

e. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được tôn trọng và tự hoàn thiện mình được xếp ở bậc cao. Việc khai thác đúng khả năng, tiềm năng của người lao động và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là tạo động lực thúc đẩy năng lực làm việc của người lao động. Người quản lý nên vạch ra những nấc thang nghề nghiệp kế tiếp cho họ, cho họ thấy được tương lai của mình ra sao khi gắn bó với tổ chức. ấy là sự nhìn nhận đúng mức, sự đánh giá cao năng lực của người lao động và chính bản thân người lao động sẽ phấn đấu hơn nữa để đạt những bậc cao trong nấc thang thăng tiến. Khi tổ chức chọn đúng người có khả năng, có thành tích xuất sắc để đề bạt thì mang lại lợi ích rất lớn cho tổ chức cũng như người lao động. Và những người lao động khác sẽ noi gương theo mà cố gắng. Quan trọng là chính sách thăng tiến, đề bạt cần rõ ràng, minh bạch, cụ thể sẽ kích thích họ tăng thêm nỗ lực làm việc.

Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cũng là nhân tố có sự ảnh hưởng tới động lực làm việc của đội ngũ giáo viên THCS của huyện. Tuy nhiên qua khảo sát ta thấy sự hài lòng về “Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp” của đa số giáo viên được tham gia phỏng vấn đạt tỉ lệ rất thấp (bình quân các biến quan sát đạt 2,84). Chính vì vậy mà huyện cũng như các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm, làm tốt hơn đối với vấn đề này:

Đối với nhà quản lý giáo dục:

Cần công tâm trong đánh giá thành tích, ghi nhận thành tích đối với đội ngũ giáo viên. Khi có sự công tâm, bình đẳng trong nhìn nhận, đánh giá của lãnh đạo nhà trường, thì đội ngũ giáo viên sẽ có động lực để cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vốn là cái đích cuối cùng của nhà giáo dục, cơ sở giáo dục.

Cần minh bạch trong quy trình thăng tiến, phải làm cho đội ngũ giáo viên hiểu được yếu tố quan trong để được thăng tiến- đề bạt bổ nhiệm chính là

Một phần của tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên THCS huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)