Các yếu tố ảnh hưởng đến thu thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá thu thuế thu nhập á nhân trên địa bàn huyện trự ninh (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu thuế thu nhập cá nhân

Có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thu thuế hiệu quả, trong đó ở đây tạm chia thành hai nhóm yếu tố chính: nhóm yếu tố thuộc về hành vi của người nộp thuế và nhóm yếu tố thuộc về cách thức quản lý của cơ quan thuế

1.5.1. Các yếu tố từ phía quản lý hà nước n

- Chính sách pháp luật của nhà nước: Chính sách pháp luật của nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế mà còn ảnh hưởng đến phương thức quản lý thuế của cơ quan thuế. Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo và công bằng là những tiền đề đầu tiên để có một quá trình quản lý thuế hiệu quả. Để nâng cao trình độ, chất lượng của hoạt động quản lý thuế đòi hỏi chính sách thuế phải thực hiện tốt các yếu tố sau:

+ Các quy trình và thủ tục tuân thủ thuế như quy trình đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế,… phải ổn định, minh bạch, rõ ràng nhằm giảm thiểu những chi phí tuân thủ pháp luật thuế, giảm thiểu rủi ro do tham nhũng, phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra, các quy trình và thủ tục tuân thủ thuế cũng phải đơn giản, dễ hiểu để giảm gánh nặng quản lý cho cơ quan thuế, đồng thời giảm gánh nặng tuân thủ thuế cho người nộp thuế.

+ Các quy định về tần suất thanh tra, kiểm tra thuế, quy định cưỡng chế thuế, các chế tài xử phạt vi phạm về thuế,… phải hợp lý, nghiêm khắc và có tính răn đe cao đối với cả cán bộ, công chức thuế lẫn người nộp thuế.

+ Cần có các quy định cụ thể để những dịch vụ hỗ trợ và tư vấn pháp luật thuế của cơ quan thuế dễ tiếp cận, phù hợp nhằm giúp người nộp thuế giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về chính sách thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế và nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành chính sách thuế

- Yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, đó là: Chuẩn mực xã hội, dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế của người nộp thuế trong cộng đồng xã hội cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Đây là những yếu tố mà cơ quan thuế cần quan tâm trong quá trình tuyên truyền, vận động nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.

-Tình hình kinh tế và mức sống của người dân: Hiệu quả của hoạt động quản lý thu thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số đối tượng nộp thuế thu nhập nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.

- Yếu tố mức thu nhập: Mức thu nhập là một trong những căn cứ chính để xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp, do đó nó có ảnh hưởng lớn đến sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Thông thường những cá nhân có mức thu nhập cao hơn nhiều mức thu nhập khởi điểm để tính thuế (hiện nay mức thu nhập này là 9 triệu đồng/tháng hoặc 108 triệu đồng/năm) thường có xu hướng tối thiểu hóa gánh nặng về thuế (như kê khai nhiều đối tượng giảm trừ gia cảnh để giảm số thuế phải nộp) chứ không trốn thuế. Nhóm những cá nhân có mức thu nhập gần với

những cá nhân thuộc diện bị khấu trừ thuế đối với các khoản thu nhập có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thường có xu hướng trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo nhiều cách, bởi vì với mức thu nhập đó đôi khi chỉ đủ trang trải những chi phí tối thiểu của cá nhân và gia đình họ, nếu có tiết kiệm thì khoản tiết kiệm là không nhiều nên ý thức tuân thủ pháp luật thuế của họ chưa cao.

1.5.2. Các yếu tố từ phía cơ quan huết

Cơ quan huế là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nt ước, có tư cách pháp nhân, thay mặt nhà nước đảm nhiệm quản lý thu thuế bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Vì vậy đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của cơ quan thuế là điều hết sức cần thiết. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý thuế: những trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý thuế, môi trường làm việc của cơ quan thuế,… có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động quản lý thuế, một hệ thống thu thuế được kết nối bằng mạng nội bộ sẽ là một yếu tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thu thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời. Việc ứng dụng các chương trình phần mềm trong quản lý thuế, phần mềm hỗ trợ người nộp thuế sẽ giúp cơ quan thuế tiết kiệm rất nhiều thời gian, nguồn lực, từng bước hiện đại hóa hoạt động quản lý thuế.

Yếu tố nhân sự trong quản lý: Con người luôn đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đến việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nói chung, hoạt động quản lý thuế nói riêng. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Yếu tố này tác động vào tất cả các nội dung của hoạt động quản lý thuế thu nhập cá nhân, từ việc đơn giản hay phức tạp các quy trình, các thủ tục hành chính về thuế, tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân tới việc thanh tra, kiểm tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế. Ngoài ra, hành vi tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế cũng phụ thuộc vào tính trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức quản lý thuế.

Để có thể quản lý thuế một cách đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu của những thay đổi kinh tế xã hội và đảm bảo được những mục tiêu về hoạt động quản lý thuế

thu nhập cá nhân thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý thuế cấp Phòng và tương đương cần phải có trình độ về vấn đề thực tế cũng như cơ bản liên quan đến chính sách pháp luật của nhà nước.

1.5.3. Đặc điểm người nộp thuế

Hiện nay Luật quản lý thuế tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới phương thức quản lý thuế ừ t cơ ch chuyên quản, người nộế p thu th động sang cơế ụ ch t ế ự tính, tự khai, tự ộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước ph p luật, từng bước xo n á á b ỏ c ơ chế chuy n quản; đưa c ng nghệ th ng tin v o hỗ trợ quản lý thuế… Khác hẳn ê ô ô à với cơ chế qu n lý trước đây, cơ chếả quản lý mới là phương thức quản lý dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện chấp hành pháp luật của người nộp thu . C ch này cao ế ơ ế đề trách nhiệm của ng i nườ ộp thuế trong việc chủ động xá định c đúng số thu phế ải nộp, thực hiện nộp và xác định c c ưu đãi được há ưởng. Ngườ ộp thuế phải kê khai i n thuế trung thực, chính xác và nộp thuế đầ đủy , đúng hạn.

Do đó, ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân c ý thức chấp hành luật ó thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Chính vì vậy, hoạt động quản lý thu thuế và thanh tra thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt k t ế quả ố t t hơn. Tóm lại thý ức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế ũ c ng ảnh hưởng m t ph n t i hoạt động qu n lý thu thu nh p cá nh n.ộ ầ ớ ả ế ậ â

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong phần này, luận văn giới thiệu một số khái niệm về thuế, cơ sở pháp lý về đăng ký, kê khai tính thuế, nộp thuế, thanh tra kiểm tra thuế TNCN; Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế; Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế TNCN. Tiếp theo chương 2, luận văn trình bày thực trạng quản lý thuế TNCN ở Chi cục Thuế huyện Trực Ninh trên cơ sở phát triển lý thuyết đã trình bày ở chương 1.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện ông tá thu thuế thu nhập á nhân trên địa bàn huyện trự ninh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)