5. Kết cấu chi tiết các chương của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế cây thanh long
1.2.1. Kinh nghiệm c a m t số đị ươ ước về hiệu quả ế
Năm 2014, Việt Nam có 35.665 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.246 tấn. Thanh long hiện đang được trồng trên 32 tỉnh/thành phố, nhưng phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh như B nh Thuận (BT), Tiền Giang (TG) và Long An (LA) (Vinafruits, 2014).
Diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 93% tổng diện tích và 95%
sản lượng của cả nước; phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc. Trong đó, B nh Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 65,1% diện tích và 70% sản lượng cả nước; kế đến là Long An (chiếm 16,6% diện tích và 12,8% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm 11,4% diện tích và 12,2% sản lượng).
Ở Bình Thuận, diện tích thanh long hiện nay lớn nhất nước với hơn 26.000 ha. Sản lượng thanh long hàng năm của B nh Thuận đạt trên 550.000 tấn. Theo quy hoạch phát triển thanh long của UBND tỉnh B nh Thuận đến năm 2015 là 15.000 ha; trong đó có trên 14.000 ha là thanh long trồng tập trung. Tuy nhiên, đến tháng 12/2015, thực tế diện tích thanh long đã vượt quy hoạch hơn 10.000 ha (khoảng 26.000 ha). Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn B nh Thuận cho biết, UBND tỉnh B nh Thuận đã thông qua quy hoạch phát triển cây thanh long đến năm 2020 là 28.000 ha, năng suất 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750.000 tấn; định hướng đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843.000 tấn.
iện nay, diện tích thanh long phát triển mạnh và mang tính tự phát theo kiểu da beo trên nền đất lúa, nên những hộ vẫn còn đang trồng lúa xen kẽ với các ruộng thanh long không khỏi lo âu. Theo ội Nông dân tỉnh B nh Thuận, hiện nay, giá lúa giảm trong khi giá thanh long lại tăng, nên rất khó vận động nông dân không được tự phát trồng thanh long trên đất lúa. Nhất là khi những hộ trước đây làm lúa bao năm mà vẫn nghèo, nay đã sớm đổi đời nhờ thanh long.
Bên cạnh đó, thời gian qua tại B nh Thuận đã xuất hiện t nh trạng thương lái Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch nhưng thực chất “núp bóng” để móc nối với một số doanh nghiệp trong nước nhằm chi phối việc mua bán thanh long. Khi đã có trong tay hệ thống thu mua của người Việt, thương nhân Trung Quốc sẽ dễ dàng thao túng giá thanh long tại Việt Nam, càng khiến người trồng thêm khó khăn.
Ở Long An, cây Thanh long là một trong những cây chủ lực được tỉnh Long An lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. iện nay, toàn tỉnh có gần 7.000ha trồng cây thanh long (năm 2016), trong đó thanh long ruột đỏ khoảng 3.300ha. Trong khi đó, tỉnh Long An lại tiếp tục quy hoạch đến năm 2020 phát triển lên 10.000 ha. Năm 2014 sản lượng tăng lên 100.000 tấn/năm, năm 2015 tăng lên 150.000 - 200.000 tấn/năm. Với diện tích trên, đầu ra sản phẩm thanh long đã khó khăn, bởi thị trường tiêu thụ thiếu ổn định.
Do lợi nhuận cao nên dân ùn ùn trồng thanh long, thậm chí có nơi không nằm trong vùng quy hoạch cũng trồng thanh long, nên tỉnh gặp khó trong vấn đề tưới tiêu và giải quyết nguồn điện để chong đèn. iện thanh long vẫn còn lệ thuộc vào thị trường dễ tính như Trung Quốc nên chất lượng cũng không quá khắt khe. iện ngành nông nghiệp Long An đã bàn tính, thực hiện việc hỗ trợ người dân về mặt khoa học kỹ thuật, để họ sản xuất thanh long
theo hướng sạch nhằm vừa đảm bảo giảm giá thành, vừa tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, để có thể xâm nhập vào các thị trường mới, như Nhật Bản, àn Quốc, Mỹ… Nếu không vào được những thị trường này bằng chất lượng, th với diện tích đang tăng như hiện nay, người dân sẽ bị động về thị trường và khả năng cung vượt cầu là rất lớn.
Ở Tiền Giang, nếu như trước đây, thanh long chỉ được xem là cây "xóa đói, giảm nghèo" th nay, cây thanh long đã trở thành cây "làm giàu" của nhiều nông hộ; tạo thêm việc làm, thu nhập cho nhiều người ở Tiền Giang.
Chính sự hấp dẫn cùng lợi nhuận kinh tế nên diện tích thanh long bắt đầu tăng nhanh. Năm 2010, toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 2.500ha trồng thanh long; đến nay con số này đã đạt hơn 5.000ha (năm 2016), đưa Tiền Giang trở thành tỉnh thứ ba của cả nước sau B nh Thuận và Long An, phát triển mạnh về loại cây trồng này.
Để hạn chế t nh trạng sản phẩm làm ra bán giá rẻ trên thị trường, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty TN Long Việt (huyện Chợ Gạo) triển khai Chương tr nh ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho 100ha thanh long ở xã Thanh B nh. Theo lãnh đạo Công ty TN Long Việt, toàn bộ thanh long trồng trong vùng dự án được công ty ký hợp đồng tiêu thụ với giá cao hơn thị trường 10% cùng thời điểm;
đồng thời Công ty hỗ trợ xây dựng nhà máy sơ chế đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, sản phẩm còn được hỗ trợ đăng ký bảo hộ Quốc tế nhãn hiệu thanh long Chợ Gạo tại Mỹ và Trung Quốc. Sản xuất thanh long theo quy tr nh VietGAP, GlobalGAP giúp các doanh nghiệp chủ động được vùng nguyên liệu sạch, phục vụ cho xuất khẩu; đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân về lợi ích thiết thực trong sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Qua đó,
tạo sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ, hướng đến thị trường xuất khẩu ổn định hơn.
Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn t nh trạng thanh long giá rẻ, vài ngàn đồng/kg bán trên thị trường do không đạt tiêu chuẩn đóng gói: rớt loại, bị giập, gãy râu khi vận chuyển..., một số nhà vườn chủ quan không chăm sóc, thanh long không đạt tiêu chuẩn, thương lái không mua nên bán trôi nổi trên thị trường, giá rẻ. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, trái đạt chất lượng, đúng chuẩn, chắc chắn giá bán trái thanh long sẽ ở mức đảm bảo người trồng có lời.
Ở một số tỉnh phía Bắc, thanh long mới được đưa vào trồng ở một số nơi như Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, ải Dương, Quảng Ninh, Thanh óa và à Nội … với diện tích hơn 800ha, chủ yếu là giống ruột đỏ.
Nhiều hộ dân mạnh dạn thực hiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Mô h nh trồng thanh long ruột đỏ được đánh giá là mang lại hiệu quả hơn hẳn so với nhiều loại cây ăn quả khác, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn một cách hiệu quả; tạo dựng, giữ g n uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm này, giúp người dân yên tâm sản xuất.
iện nay, nhiều hộ đã mở rộng quy mô diện tích và xác định lựa chọn cây thanh long ruột đỏ trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
1.2.2. Tổng quan về nghiên cứu ướ đ 1.2.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Demurger, S., Fournier, M. & Yang, W. (2010), nghiên cứu về các yếu tố quyết định thu nhập hộ gia đ nh nông thôn ở một thị trấn miền Bắc Trung
Quốc cho thấy thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: vốn, đất đai, tr nh độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và số lao động trong hộ.
Shrestha, R. P., and Eiumnoh, A. (2000), nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến thu nhập của nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan cho thấy các yếu tố: tr nh độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất và số thành viên trong độ tuổi lao động có tác động đến thu nhập của nông hộ.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng và đồi núi là khác nhau.
Nghiên cứu của Aikaeli, J. (2010) về các yếu tố tác động đến thu nhập nông thôn Tanzania cho thấy tr nh độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đ nh, diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của các hộ gia đ nh nông thôn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự phân biệt về thu nhập giữa chủ hộ là nam với chủ hộ là nữ, thu nhập của các chủ hộ là nam giới cao hơn thu nhập của các chủ hộ là nữ giới.
1.2.2.2. Các nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam
* Các nghiên cứu về cây nông nghiệp:
Mô hình nghiên cứu của Trương Châu (2013) về các nhân tố tác động đến thu nhập hộ ở các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thì thu nhập của hộ gia đ nh phụ thuộc vào: tr nh độ văn hóa của chủ hộ, quy mô hộ; thành phần dân tộc của hộ; quy mô diện tích đất nông nghiệp của hộ; số hoạt động tạo thu nhập và kinh nghiệm của chủ hộ.
Theo Đinh Phi ổ (2007), trích từ Nguyễn Thị Cang (2012), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất. Kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn. Với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân với sự khác nhau về tr nh độ kiến thức nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác
nhau. Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Để sản xuất, người nông dân phải có đất; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới có thể phối hợp các nguồn lực đó hiệu quả.
Mô hình nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả tại huyện Đoan ùng (Nguyễn Thị Thu ương, 2008) cho thấy các giải pháp về vốn, lao động, đất đai và nâng cao tr nh độ văn hóa cho người nông dân có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả.
Về yếu tố kỹ thuật, với đề tài nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong bảo vệ thực vật thực hiện trong chương trình nông thôn mới, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố ồ Chí Minh (2012) cho rằng: “Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất là rất quan trọng, bởi đây chính là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất”.
Mô hình nghiên cứu những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông (Phạm Ngọc Toản, 2008) đó là: Diện tích đất, phương pháp bón phân và kiến thức khuyến nông của nông dân.
* Các nghiên cứu về cây thanh long:
Theo kết quả điều tra về năng suất lúa của Chi cục Thống kê huyện àm Thuận Bắc (2013); kết quả hạch toán chi phí trồng, chăm sóc thanh long của Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện àm Thuận Bắc (2013) và phóng sự của Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (2014) cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa thu nhập của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa trên một đơn vị diện tích canh tác.
Kết quả nghiên cứu về sự khác biệt thu nhập của hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Ngọc Anh, 2015) cho thấy thu nhập của hộ từ việc trồng thanh long chịu tác động bởi 8 yếu tố, là Giới tính của chủ hộ; thành phần dân tộc của chủ hộ; kinh nghiệm trồng thanh long của chủ hộ; tham gia hội đoàn thể; sử dụng phân hữu cơ;
diện tích đất trồng thanh long; số lao động trong hộ; vay vốn từ các định chế chính thức. Bằng phương pháp phân tích phân rã, tác giả đã cho thấy 18,29%
khoảng cách thu nhập giữ hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô h nh nghiên cứu; 81,71% của khoảng cách thu nhập của hộ trồng thanh long với hộ trồng lúa là do các hệ số hồi quy ước lượng và sự khác biệt do phân biệt giữa hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa.
Hiệu ứng hệ số tới khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm hộ là rất lớn (chiếm 65,4276). Sự khác biệt trong hai hằng số hồi quy có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách thu nhập của hai nhóm hộ, chiếm 86,56%, thể hiện sự phân biệt đối xử rất lớn giữa hộ trồng thanh long và hộ trồng lúa.
Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGap của hộ trồng thanh long tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Văn Hùng, 2015) cho thấy các hành vi của người trồng thanh long quyết định tham gia VietGap bị tác động mạnh nhất bởi 2 yếu tố: kỳ vọng về những khó khăn, trở ngại khi tham gia VietGap và giới tính; tác động mạnh thứ 2 bởi 4 yếu tố:
kỳ vọng về năng suất, thông tin VietGap, kỳ vọng về chi phí và sự hỗ trợ của Nhà nước; tác động mạnh thứ 3 bởi các yếu tố: thu nhập từ cây thanh long;
tham gia hội đoàn thể; số lao động trong hộ gia đ nh; thuận lợi về giao thông.
Kết quả phân tích hiệu quả mô hình trồng cây thanh long ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An (Nguyễn Thị Mộng Trinh, 2009) cho thấy xác định được mục tiêu để phát triển cây thanh long Châu Thành là cần phải xây dựng thương hiệu cho thanh long Châu Thành; nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả thanh long theo hướng thâm canh bền vững; sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm đúng tiêu chuẩn GAP; an toàn thực phẩm và an sinh cho người lao động; mở rộng diện tích trồng thanh long.
Mô hình nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Xuân Long, 2013) cho thấy có 6 nhóm giải pháp chính, đó là giải pháp về giống; giải pháp về kỹ thuật; giải pháp về chế biến; giải pháp về thương mại và tiêu thụ sản phẩm;
giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp về công tác khuyến nông.
Chương 2