2.1.1. Đặ đ ểm t nhiên
àm Thuận Bắc là một huyện của tỉnh Bình Thuận. àm Thuận Bắc cùng với àm Thuận Nam được thành lập năm 1983 từ việc chia cắt huyện àm Thuận của tỉnh Thuận Hải (cũ) lấy sông Cà Ty làm ranh giới: Phía bắc huyện giáp cao nguyên Di Linh; Phía nam giáp thành phố Phan Thiết; Phía đông giáp huyện Bắc Bình; Phía tây giáp huyện àm Thuận Nam và huyện Tánh Linh.
Huyện Hàm Thuận Bắc có 2 thị trấn (thị trấn Ma Lâm, thị trấn Phú Long) và 15 xã (gồm các xã: Đa Mi, Đông Tiến, La Dạ, Đông Giang, Thuận òa, àm Phú, Thuận Minh, àm Liêm, àm iệp, àm Chính, àm Trí, Hồng Liêm, Hồng Sơn, àm Thắng và àm Đức).
Diện tích tự nhiên toàn huyện là 128.393,4 ha. Địa hình của huyện có thể chia thành 3 dạng chính:
- Vùng đồi núi bán sơn địa phía Bắc và phía Tây, chiếm 76,44% diện tích tự nhiên toàn huyện;
- Vùng đồng bằng phù sa ven sông, nằm dọc theo Quốc lộ 1A và Quốc lộ 28, chiếm 12,39% tổng diện tích tự nhiên toàn Huyện;
- Vùng cồn cát biển phía Nam và phía Đông, chiếm 10,63% tổng diện tích tự nhiên của Huyện. Đây là vùng có cồn cát trắng vàng và đỏ mang tính chất khô hạn nhất của Huyện.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng khí hậu của Huyện mang nét đặc trưng của chế độ khí hậu bán khô hạn vùng cực Nam trung bộ, tuy nhiên do phân hoá về địa hình nên khí hậu của Huyện được chia thành hai tiểu vùng gồm vùng khí hậu miền núi và vùng khí hậu đồng bằng ven biển. Trong năm khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Chế độ thủy văn của Huyện chịu ảnh hưởng của 2 con sông chính là sông Cái và sông La Ngà. Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn một hệ thống gồm nhiều con sông, suối nhỏ khác (Huyện àm Thuận Bắc, 2015).
Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Hàm Thuận Bắc Nguồn: Chi cục thống kê hu ện m Thuận Bắc
2.1.2. Đặ đ ểm kinh tế-xã h i
Về kinh tế, Hàm Thuận Bắc chủ yếu là huyện thuần nông, trong những năm gần đây nhờ có cây Thanh Long mà đời sống bà con trong Huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại Thanh Long đã và đang h nh thành và phát triển cùng với những rừng cây cao su và cây ăn trái khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc. Do nhu cầu đô thị hóa, cuối năm 2009, thành Phố Phan Thiết sẽ được nâng lên thành đô thị loại II, một số vùng giáp ranh với Phan Thiết của Hàm Thuận Bắc sẽ được chuyển về Phan Thiết quản lý như àm Liêm, àm Thắng, Hàm Hiệp, thị trấn Phú Long. Hàm Thuận Bắc còn là nơi có khung cảnh thiên nhiên rất hữu tình có hồ Hàm Thuận, thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi rất đẹp và nên thơ, khung cảnh của các xã giáp ranh với thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh thuộc Lâm Đồng không khác gì khung cảnh của Đà Lạt còn ẩn hiện trong sương chưa được khai phá. Tiềm năng thiên nhiên và du lịch của vùng đất này vẫn chưa được đánh thức.
Về xã hội, Hàm Thuận Bắc được hình thành vào khoảng thế kỷ 19, trong quá trình chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai địch họa để sinh tồn và phát triển, địa giới của huyện đã nhiều lần thay đổi với các tên gọi như huyện Thiên Giáo (trước giải phóng), huyện Hàm Thuận (sau giải phóng) và đến năm 1993 được chia tách thành hai huyện là: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2015), dân số toàn huyện là 173.253 người, mật độ dân số là 135 người/km2. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như Kinh, Rắclay, Chăm, K‟ o … trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với trên 95%. Cộng đồng dân cư bản địa chủ yếu là người K‟ o, Chăm, Rắclay sống tập trung ở các xã vùng cao với tập quán sản xuất làm nghề rừng, làm nương rẫy, một bộ phận nhỏ trồng lúa nước và được tổ chức thành những buôn làng, các luật tục, lễ thức gắn chặt với buôn làng. Cộng đồng người Kinh tập trung ở vùng đồng bằng, ven quốc lộ nơi có
điều kiện thuận tiện buôn bán, trồng lúa nước. Các cộng đồng dân cư của huyện theo một số tôn giáo chính như: Đạo Bà La Môn, Thiên chúa giáo, Tin lành và Lương giáo.
2.1.3. Đ ề đặ đ ểm c a huyện Hàm Thuận Bắc ả ưởng đến hiệu quả kinh tế c a cây thanh long
Tình hình trồng Thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc những năm qua đã đạt được kết quả bước đầu. Khẳng định Thanh long là cây trồng mới phù hợp với đất đai khí hậu địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao.
Trồng cây Thanh long đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ nông dân. Ngoài ra còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tích cực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững.
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng trong những năm trước đây, được xem là địa bàn có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam.
Tỉnh Bình Thuận là thủ phủ của cây thanh long, là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho cây thanh long phát triển; ngoài ưu đãi về khí hậu, thiên nhiên còn ban tặng cho tỉnh Bình Thuận dãi đất “hạ ly” kỳ lạ, rộng lớn, phân bố về hướng tây quốc lộ 1A, kéo dài từ huyện àm Tân đến huyện Tuy Phong (huyện Hàm Thuận Bắc nằm trong vùng này) mà ít nơi nào có được.
ạ ly là loại đất kiềm hóa rất mạnh, không thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhưng lại đặc biệt thích hợp với cây thanh long; thanh long trồng trên loại đất này quả lớn, có vị ngọt thanh, v vậy, trái thanh long của Huyện nói
riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung thường có giá cao hơn trái thanh long trồng ở miền Tây Nam bộ.
Trong những năm qua với nỗ lực lớn, nhiều công trình thủy lợi quan trọng đã được xây dựng và hoàn thành, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Toàn Huyện hiện có 103 hạng mục công trình thủy lợi lớn, nhỏ, với năng lực tưới trên 30 nghìn ha. Cũng từ nguồn nước của hệ thống thủy lợi, ao hồ, đã tạo nên độ ẩm toàn vùng và mở ra khả năng tưới tiêu chủ động cho các vùng đất tiềm năng, thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng hàng hóa lớn phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: thanh long, cao su, cà phê, m , bông vải, ...
Một trong những tiềm năng quan trọng của huyện Hàm Thuận Bắc là nguồn nhân lực trẻ dồi dào và phần lớn đã tốt nghiệp trung học phổ thông, điều này sẽ hết sức thuận lợi trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật hay các công nhân lành nghề, theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện.
Với thuận lợi của Quốc lộ 1A và 28 đi qua, àm Thuận Bắc đã có nhiều cố gắng huy động sức dân, cùng với nguồn vốn của nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng và trải dài những con đường bảo đảm giao thông đến từng thôn, xóm.
Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp địa phương như sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn; sử dụng ngày càng tốt hơn quỹ đất của hộ gia đ nh, đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát
triển kinh tế nông nghiệp địa phương (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận).