Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của các nông hộ trên địa bàn huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận (Trang 45 - 55)

2.2.1. P ươ ọ đ ểm nghiên cứu

Tham khảo số liệu từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện Hàm Thuận Bắc và chọn 3 xã: Hàm Chính, Hàm Hiệp và Hồng Sơn, trong 15 xã và 2 thị trấn của Huyện, để khảo sát nông hộ trồng cây thanh long vì 3 xã này có diện tích thanh long lớn nhất của huyện àm Thuận Bắc.

Bảng 2.1 Địa bàn nghiên cứu

STT Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

1 Hàm Chính 922 10,28

2 àm iệp 1.907 21,27

3 ồng Sơn 924 10,31

Diện tích to n hu ện 8.970

Tổng cộng (1 + 2 + 3) 3.753 41,86

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản uất nông nghiệp năm 2015 của hu ện m Thuận Bắc)

2.2.2. P ươ ập số liệu 2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu được thu thập từ Niên giám thống kê của Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Bắc năm 2015, kết quả điều tra sản lượng thu hoạch của hộ từ việc trồng thanh long năm 2015 của Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện àm Thuận Bắc, và thông qua các ấn phẩm, Internet, các tài liệu, báo cáo của địa phương, từ các Sở, Ban, Ngành của tỉnh.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

Theo Green (1991), trích từ Trương Châu (2013) giới thiệu một công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy tuyến tính đa biến như sau:

N ≥ 50 + 8m Trong đó:

- N l kích thước mẫu tối thiểu cần thiết.

- m l số lượng biến độc lập trong mô hình.

Đề tài này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với 12 biến độc lập cho từng mô hình hồi quy, do đó kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu là N ≥ 50 + 8x12 = 146. Số mẫu trong nghiên cứu này cho từng mô hình hồi quy đa biến là 150 lớn hơn 146 nên thỏa yêu cầu về kích thước mẫu.

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 150 hộ nông dân thuộc 3 xã Hàm Chính, Hàm Hiệp và Hồng Sơn trồng thanh long (đã trồng được 3 năm trở lên và đã thu hoạch) để tiến hành điều tra khảo sát. Chi tiết như sau:

Bảng 2.2 Mẫu nghiên cứu

Thôn, xóm Số lƣợng mẫu Tổng

Hàm Chính

Thôn An Phú 13

Thôn Ninh Thuận 13 50

Thôn Trũng Liêm 12

Thôn Hội Nhơn 12

Hàm Hiệp

Thôn Đại Thiện 1 13

Thôn Phú Nhang 13 50

Thôn Xuân Điền 12

Thôn Đại Lộc 12

Hồng Sơn

Thôn 1 13

Thôn 2 13 50

Thôn 3 12

Thôn 4 12

Nội dung bảng câu hỏi gồm: thông tin về người được phỏng vấn, hiệu quả kinh tế của cây thanh long, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây thanh long, ý kiến của nông hộ trồng thanh long.

Cách chọn nông hộ để phỏng vấn trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu.

- Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng bản câu hỏi để thu thập tình hình

sản xuất và tiêu thụ thanh long của hộ nông dân trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc.

Bảng câu hỏi sau khi được hoàn chỉnh được phát ra 150 quan sát cho tác giả đi khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Do phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đ nh trồng thanh long nên tổng số thu về đủ 150 quan sát, không xảy ra tình trạng thất thoát trong quá trình khảo sát, điều tra.

2.2.3. P ươ ổng hợp, xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp: Bảng câu hỏi sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập bảng tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel và Stata.

2.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đối với thông tin thứ cấp:

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để so sánh thực trạng trồng thanh long của các nông hộ qua các năm.

- Đối với thông tin sơ cấp:

Số liệu được ghi nhận, mã hoá, nhập vào máy để kiểm tra và tính toán trước khi thực hiện việc xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel và Stata.

Phân tích mô hình hồi qui đa biến, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ. Để xác định các yếu tố ảnh

hưởng chủ yếu đến hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ, mô hình hồi qui đa biến được xây dựng với biến phụ thuộc là hiệu quả kinh tế, và các biến độc lập dựa vào kết quả phân tích mối tương quan của từng biến độc lập với biến phụ thuộc.

Qua việc tổng hợp từ cơ sở lý luận, tìm hiểu các nghiên cứu trước và kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương, tác giả sơ bộ đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ (các biến độc lập) và được thể hiện qua Sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng thanh long

- Phân tích mô h nh hồi qui đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long.

Dựa vào cơ sở lý thuyết và từ thực tế việc trồng thanh long ở huyện àm Thuận Bắc, mô hình hồi quy được đưa ra cho đề tài nghiên cứu dựa trên mô h nh hàm sản xuất Cobb – Douglas:

Y= B0.X1B1

.X2B2

.X3B3

.X4B4

.X5B5

.eX6.B6.eX7.B7.eX8.B8.eX9.B9.eX10.B10.eX11.B11.eX12.B12 Các yếu tố đầu vào

- Đất đai (X2) - Lao động (X3) - Kinh nghiệm (X4) - Tr nh độ học vấn (X5) - Nguồn vốn đầu tư (X6) - Giống (X9)

- Phân bón (X10)

Điều kiện sản xuất và yếu tố thị trường

- Tuổi của cây thanh long (X1) - Tập huấn kỹ thuật (X7) - Điều kiện sản xuất (X8) - Quyết định giá bán (X11) - Thị trường tiêu thụ (X12)

Hiệu quả kinh tế (Y)

- Logarith hàm trên, ta được hồi quy tuyến tính logarith:

LnY = β0 + β1LnX1 + β2LnX2 + β3LnX3 + β4LnX4 + β5LnX5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 + β12X12

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc (Hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long).

β0: là hằng số.

β1, β2, …, β12: là hệ số hồi qui.

X1, X2, …, X12: là các biến độc lập.

* Đo lường các biến trong mô hình:

- Biến phụ thuộc:

Y (Hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ): Thu nhập được tính trong 01 năm từ thanh long (thu nhập hỗn hợp) trên 1 sào đất (1000m2) (ĐVT: triệu đồng/sào/năm).

- Biến độc lập:

X1 (Tuổi cây thanh long): nhận giá trị tương ứng với số năm trồng thanh long của của nông hộ. Giai đoạn cây thanh long từ 3 đến 10 tuổi sẽ mang lại năng suất cao hơn so với các giai đoạn khác (kỳ vọng dấu +).

X2 (Đất đai): là diện tích đất trồng thanh long của nông hộ (ĐVT:

1000m2). Đất sản xuất là tư liệu chính và mang tính quyết định của hộ gia đ nh làm nông nghiệp ở nông thôn để tạo ra thu nhập. Do đó, thiếu đất sản xuất th thường có thu nhập thấp. Tác giả Nguyễn Thị Thu ương (2008) đã sử dụng biến này để nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả; tác giả Huỳnh Thanh An (2011) sử dụng biến này

để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp (kỳ vọng dấu +).

X3 (Lao động): là số người trong độ tuổi lao động của nông hộ. Nông hộ có số người trong độ tuổi lao động nhiều th chi phí thuê mướn nhân công thấp, thu nhập tăng, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng. Tác giả Huỳnh Thanh An (2011) sử dụng biến này để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp (kỳ vọng dấu +).

X4 (Kinh nghiệm): là số năm trồng và chăm sóc cây thanh long (kể cả thời gian chăm sóc thuê cho nông hộ khác trước khi trồng tại hộ m nh). Người càng có nhiều năm trồng thanh long thì kinh nghiệm càng nhiều, thu nhập từ việc trồng thanh long sẽ càng cao (kỳ vọng dấu +).

X5 (Tr nh độ học vấn): thể hiện số năm đi học của nông hộ (ĐVT:

năm). Nếu mù chữ thì nhận giá trị 0. Đối với các bậc học phổ thông th được tính theo lớp đã học (tr nh độ văn hóa). Bậc trung cấp được tính là 14 năm;

cao đẳng là 15 năm; đại học là 16 năm. Người có tr nh độ học vấn thấp thường thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn để phục vụ cho sản xuất, tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đ nh. Tác giả Nguyễn Thị Thu ương (2008) đã sử dụng biến này để nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả (kỳ vọng dấu +).

X6 (Nguồn vốn đầu tư): nhận giá trị 1 nếu có vay vốn, nhận giá trị 0 nếu không vay vốn. Khi được vay vốn từ các định chế chính thức, nông hộ có cơ hội mở rộng sản xuất góp phần gia tăng thu nhập. Tác giả Nguyễn Thị Thu ương (2008) đã sử dụng biến này để nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả (kỳ vọng dấu +).

X7 (Tập huấn kỹ thuật): nhận giá trị 1 nếu nông hộ “có” tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, nhận giá trị 0 nếu nông hộ “không” tham gia.

Nếu nông hộ có tham gia các lớp tập huấn kiến thức về khuyến nông sẽ biết cách chăm sóc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc trồng thanh long, giảm được chi phí, đem lại thu nhập cao hơn (kỳ vọng dấu +).

X8 (Điều kiện sản xuất: điện sản xuất, nước tưới,...): nhận giá trị 1 nếu nông hộ “có” điều kiện thuận lợi, nhận giá trị 0 nếu nông hộ có điều kiện

“không” thuận lợi. Nông hộ có vị trí đất sản xuất điều kiện kỹ thuật thuận lợi th dễ dàng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn, thu nhập cũng cao hơn (kỳ vọng dấu +).

X9 (Giống): nhận giá trị 1 nếu nông hộ mua, nhận giá trị 0 nếu nông hộ tự có hoặc nông hộ khác cho. Nếu nông hộ mua giống, sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến thu nhập (kỳ vọng dấu +).

X10 (Phân bón): nhận giá trị 1 nếu chủ hộ “có” sử dụng phân hữu cơ, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ “không” sử dụng phân hữu cơ. Khi nền nông nghiệp đi theo hướng thâm canh, tăng vụ thì nhu cầu sử dụng phân hóa học ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phân hoá học sẽ gây nên tình trạng đất đai ngày càng bạc màu, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nông sản, làm giảm thu nhập của hộ. Sử dụng phân hữu cơ hợp lý là cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Tác giả Phạm Ngọc Toản (2008) đã sử dụng biến này để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê (kỳ vọng dấu +).

X11 (Quyết định giá bán): nhận giá trị 1 nếu nông hộ (người bán) quyết định, nhận giá trị 0 nếu thương lái (người mua) quyết định. Giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của nông hộ. Nếu nông hộ quyết định được giá bán, hiệu quả kinh tế của họ sẽ tăng (kỳ vọng dấu +).

X12 (Thị trường tiêu thụ): nhận giá trị 1 nếu nông sản của nông hộ được xuất khẩu, nhận giá trị 0 nếu tiêu thụ trong nước. Nông sản được xuất khẩu sẽ có giá trị kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho hộ (kỳ vọng dấu +).

2.2.4. C ỉ ê đượ sử ậ

- Doanh thu - GO (triệu đồng/sào): tổng số tiền mà nông hộ nhận được khi bán thanh long.

- Năng suất trái thanh long – P (tạ/sào): khối lượng trái thanh long thu được trên mỗi sào.

- Giá trị sản xuất – Q (1.000 đồng/kg): là toàn bộ giá trị sản phẩm trái thanh long thu được trên mỗi sào.

GO = P x Q

- Tổng chi phí – TC (triệu đồng/sào) là toàn bộ chi phí sản xuất cho mỗi sào trồng cây thanh long. Tổng chi phí bao gồm chi phí trực tiếp bằng tiền, chi phí tự có của nông hộ và chi phí khấu hao vườn cây thanh long, cụ thể:

+ Chi phí bằng tiền (triệu đồng/sào): là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ bằng tiền của nông hộ bỏ cho hoạt động sản xuất thanh long tính trên một sào. Chi phí bằng tiền bao gồm chi phí phân bón hữu cơ, phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, lao động thuê ngoài và các chi phí khác.

+ Chi phí lao động tự có là là toàn bộ các khoản chi phí vật chất cho hoạt động sản xuất trái thanh long mà hộ không phải trả bằng tiền tính trên một sào. Chi phí tự có bao gồm chi phí lao động gia đ nh, chi phí phân hữu cơ do nông hộ tự sản xuất từ hoạt động chăn nuôi.

+ Chi phí khấu hao vườn thanh long (triệu đồng/sào): Trong hoạt động sản xuất trái thanh long, toàn bộ chi phí đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ

trở thành tài sản cố định. Giá trị đầu tư này sẽ được phân bổ vào chi phí trong thời kỳ kinh doanh.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn xác định mức khấu hao hàng năm đều bằng nhau. Vì vậy, chi phí khấu hao sẽ bằng tổng chi phí đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cho mỗi sào chia cho số năm ở thời kỳ kinh doanh.

Chi phí này được tính theo phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu h nh theo quy định của Bộ Tài chính về thời gian sử dụng tài sản cố định hữu h nh là vườn cây lâu năm (trong luận văn, thời gian khấu hao cho vườn thanh long là 15 năm), được khấu hao theo phương pháp đường thẳng với công thức:

Chi phí khấu hao = Nguyên giá / Thời gian sử dụng.

TC = Chi phí bằng tiền + Chi phí lao động tự có + Khấu hao - Thu nhập hỗn hợp – MI (triệu đồng/sào): là phần thu nhập tính bằng tiền sau khi trừ đi các khoản chi phí trực tiếp bằng tiền và khấu hao tính trên mỗi sào.

MI = GO – Chi phí trực tiếp bằng tiền – Khấu hao

- Lợi nhuận – LN (triệu đồng/sào): là phần giá trị còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi tổng chi phí sản xuất tính trên mỗi sào.

LN = GO – TC - Tỷ số giữa doanh thu và chi phí.

- Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí.

- Tỷ số giữa lợi nhuận và doanh thu.

- Các chỉ tiêu b nh quân như năng suất bình quân, giá bán bình quân, ...

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của các nông hộ trên địa bàn huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)