Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc của nông hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc
Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng cây thanh long trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ như sau:
3.3.1. Về phân bón
Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bón hữu cơ có ảnh hưởng không ít đến hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ, v vậy nông hộ cần phải t m hiểu và sử dụng phân bón hữu cơ thích hợp.
Để canh tác thanh long theo hướng bền vững về năng suất và chất lượng thì việc quản lý chất hữu cơ trong đất và bổ sung thêm phân vô cơ phải được thực hiện thường xuyên liên tục. Phân hữu cơ có nhiều ưu điểm như có khả năng phục hồi tốt đối với những vườn cây bị suy yếu; tăng sức đề kháng của cây thanh long đối với sâu bệnh; tăng tính chống chịu của cây trồng với các điều kiện bất lợi của thời tiết, khí hậu; giúp giảm lượng phân bón hóa học cho cây,… Tuy nhiên, chế độ phân bón tốt phải bao gồm cả việc cung cấp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đa lượng NPK, cân đối giữa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.
Ở huyện Hàm Thuận Bắc, giống thanh long ruột trắng được trồng khá phổ biến hơn thanh long ruột đỏ. Mỗi giống thanh long có đặc tính sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau nên nhu cầu phân bón cũng khác nhau.
Tuy nhiên, nhu cầu các chất dinh dưỡng có tỷ lệ tương đối giống nhau giữa các giống trong từng thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy, muốn cây thanh long tăng trưởng mạnh, ra hoa nhiều, đạt năng suất cao các nông hộ cần phải quan tâm bón phân đúng cách, đúng liều lượng và đúng thời điểm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số nông hộ sử dụng phân hữu cơ có thu nhập trung b nh cao hơn nhiều so với nông hộ không sử dụng phân hữu cơ. V vậy nông hộ trồng thanh long cần ưu tiên sử dụng phân hữu cơ trong quá tr nh chăm sóc cây.
Với điều kiện thuận lợi là Huyện nông nghiệp, chăn nuôi gia súc phát triển, lượng phân hữu cơ dồi dào, các nông hộ trồng thanh long cần tận dụng nguồn lực này để bón cho cây với lượng thích hợp trong từng thời điểm của mùa vụ sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất.
Ngoài ra, các ban, ngành chức năng có liên quan của Huyện và nhất là đội ngũ cán bộ khuyến nông cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng phân hóa học và phân hữu cơ một cách có hiệu quả.
Chính quyền địa phương cần tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương, cụ thể là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện để tăng cường mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân.
Cần tiếp xúc, trao đổi thường xuyên với nông dân để tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn, kết hợp với các lý thuyết khoa học để có các kết luận khoa học đầy đủ, hoàn chỉnh, có khả năng áp dụng thực tiễn cao.
3.3.2. Về kinh nghiệm
Kết quả nghiên cứu và phân tích mô hình hồi qui cho thấy kinh nghiệm của nông hộ cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long.
Kết quả thống kê mô tả cũng cho thấy nông hộ có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ có thu nhập trung bình tốt hơn rất nhiều so với nông hộ có ít kinh nghiệm.
Cùng với kinh nghiệm tự có của m nh người trồng thanh long cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm với bà con, hàng xóm về quá trình trồng thanh long có hiệu quả và đạt năng suất cao. Không nên quá cứng nhắc chỉ với kinh nghiệm bản thân mà cần tiếp thu ý kiến của cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học.
Các nông hộ cũng nên tham gia các lớp tập huấn về cách trồng và chăm sóc thanh long sao cho đạt được năng suất cao nhất, tiếp cận các thông tin về loại bệnh thường gặp ở thanh long, đồng thời cần trang bị cho mình các kiến thức về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông hộ trồng thanh long thông qua các mô hình sản xuất thanh long đã và đang phát huy hiệu quả để nông hộ có thể tham gia nghiên cứu học hỏi và ứng dụng vào sản xuất sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi và tr nh độ khác nhau, từ đó áp dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngoài ra, chính quyền và nông hộ cũng cần có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm trong cách làm. Một cách làm hay, một chiến lược sản xuất tốt sẽ giúp nông hộ cải thiện đáng kể hiệu quả trong sản xuất. Điển h nh như đa số nông hộ ở huyện Hàm Thuận Bắc hiện nay vẫn còn đặc điểm là sản xuất riêng lẽ, mạnh ai nấy làm và trong thực tế họ đã gặp khó khăn trong việc chăm sóc, bón phân cũng như gặp khó khăn trong bán sản phẩm. Do đó, các nông hộ cần phải có sự liên kết lại với nhau để giảm bớt chi phí đầu vào cũng như giúp nhau về kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long, và cùng t m kiếm thị trường tiêu thụ. Cụ thể là những hộ trồng thanh long gần nhau ở xa nguồn nước thì cần có sự liên kết lại để dẫn nước vào vườn, v nước tưới có ảnh hưởng lớn tới năng suất trái. Ngoài ra nông hộ cần liên kết về việc hạ b nh chong điện, nếu có
được sự liên kết này nông dân sẽ giảm được các khoản chi phí đầu vào như giảm được chi phí về ống dẫn nước, khi hạ bình sẽ tiền điện sẽ thấp hơn. Liên kết lại để mua vật tư như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vì mua với số lượng nhiều giá rẽ hơn các nông hộ mua riêng lẻ. Từng nông hộ nhỏ lẻ khi bán sản phẩm sẽ dễ bị ép giá hơn. V vậy cần liên kết lại để ký hợp đồng với thương lái, ợp tác xã thanh long. Để đạt hiệu quả trong cách làm, cách sản xuất, nhất thiết cần có sự hỗ trợ và chia sẻ của cơ quan, chính quyền và các bộ phận chức năng ở địa phương.
3.3.3. Về ì đ học v n
Kết quả phân tích hồi qui cũng cho thấy tr nh độ học vấn cũng làm tăng hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của nông hộ. Nông hộ có tr nh độ học vấn càng cao thì thu nhập càng tăng.
Kết quả mô tả thống kê cho thấy nhóm nông hộ có tr nh độ học vấn từ lớp 10 trở lên có thu nhập trung b nh cao hơn so với các nhóm còn lại. Do đó, các nông hộ cần tự giác trong việc nâng cao tr nh độ, kiến thức của mình bằng nhiều hình thức, đặc biệt là phải thường xuyên tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây thanh long. Nông hộ cần phải có kiến thức đầy đủ về cây thanh long, nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất.
Kết quả mô hình nghiên cứu của Đinh Phi ổ (2007) kết luận: “Hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kiến thức nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau”. Như vậy, việc nâng cao tr nh độ học vấn giúp cho họ nhanh chóng tiếp cận và cải thiện kiến thức về sản xuất nông nghiệp, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế.
iện nay UBND tỉnh B nh Thuận đã triển khai một số chính sách hỗ trợ cho nông hộ thực hiện trồng thanh long VietGap. Đó là, Nhà nước sẽ hỗ
trợ 100% kinh phí tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn quy tr nh sản xuất thanh long VietGap; kinh phí phân tích mẫu đất, mẫu nước; được ưu tiên trong việc hạ thế cung cấp điện phục vụ chong đèn thanh long trái vụ. Do đó, các nông hộ trồng cây thanh long cần thiết phải nâng cao tr nh độ học vấn của bản thân, tạo nền tảng kiến thức để dễ dàng tiếp thu, tiếp cận các chính sách của Nhà nước để phát huy tối đa hiệu quả khi áp dụng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần mở thêm các lớp phổ cập giáo dục nhằm giúp nông hộ nâng cao tr nh độ, tăng khả năng hiểu biết và nhạy bén hơn trong quá trình sản xuất, trồng cây thanh long.
3.3.4. M t số giải pháp khác
* Về đất đai
Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất trồng cây thanh long của nông hộ ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả kinh tế. Diện tích đất canh tác càng lớn thì hiệu quả càng cao. Vì thế, nông hộ cần tích lũy tài chính, đầu tư mở rộng diện tích sản xuất, ưu tiên những vùng liên canh – liên cư, có điều kiện sản xuất thuận lợi như hệ thống giao thong, thủy lợi, điện sản xuất, … Đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước, nông hộ được cấp đất để sử dụng theo đúng mục đích đã giao. Do đó, việc mở rộng quy mô, diện tích canh tác cũng phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước, địa phương như phù hợp với quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất, …
Kết quả khảo sát và nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù cây thanh long có thể trồng trên mọi loại đất nhưng hiệu quả nhất vẫn là những vùng đất sỏi và đất cát pha thịt. Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, nền phèn có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn. Vì vậy, khi mở rộng diện tích nông hộ cần chú ý tới những vùng đất này.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần có những tác động, thực hiện quy hoạch rõ ràng những vùng có điều kiện chuyên trồng cây thanh long, tránh tình trạng người dân tự phát chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp khác sang trồng cây thanh long như trong những năm qua.
Cần mạnh dạn, định hướng và tạo điều kiện cho các nông hộ chuyển đổi các mảnh ruộng lúa 1 vụ, ruộng gò, cao, không hiệu quả khi sản xuất lúa nước để phát triển thành vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long. Tuy nhiện, việc mở rộng diện tích canh tác phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nguồn lực của hộ. Nếu nông hộ tăng diện tích đất canh tác mà không chú trọng đến nguồn lực như lao động (thiếu lao động gia đ nh th phải thuê, mướn lao động bên ngoài dẫn đến tăng chi phí, …) hoặc điều kiện kinh tế (sử dụng vốn vay để mua đất, phát sinh thêm lãi vay cũng làm tăng chi phí), hoặc các yếu tố khác thì hiệu quả kinh tế của nông hộ sẽ không đạt hiệu quả.
Đồng thời với cơ chế quản lý đất đai, chính quyền địa phương cần quản lý tốt hệ thống tưới tiêu như công trình thủy lợi hồ Tân Lập, hồ Đu Đủ, đập dâng Ba Bàu, hồ Sông Móng … và duy trì nối mạng thủy lợi - Kênh chuyển nước từ hồ Sông Móng về hồ Đu Đủ - hồ Tân Lập… để tạo nên lợi thế mới về cung cấp nguồn nước cho nông dân sản xuất thanh long.
* Về thị trư ng tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ trái thanh long của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, một số ít được đưa vào thị trường Châu Âu, Úc và một số nước ở Tây Á, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm trên 70% sản lượng xuất khẩu. Việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường dẫn đến mất cân bằng cung cầu, và người thiệt hại nhiều nhất chính là nông hộ (đã có t nh trạng trái thanh long thu hoạch xong rồi bỏ, do Trung Quốc không mua hoặc mua với giá quá thấp).
Do đó, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh trong lĩnh vực quả thanh long cần có chính sách mở rộng thị trường;
tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu của thị trường mới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động trong sản xuất.
* Về giống
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn giống tốt giúp nông hộ giảm thiểu được rủi ro do sâu bệnh, khả năng thích ứng với thời tiết không thuận lợi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Qua kết quả khảo sát, đa số nông hộ tận dụng giống có sẵn trong gia đ nh hoặc các nông hộ lân cận để trồng. Điều này có thể gây ra tình trạng lây lan dịch bệnh, thoái hóa giống, ảnh hưởng đến năng suất và chu kỳ sản xuất. Vì vậy, để giải quyết vần đề này trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp:
- Nâng cao nhận thức của nông hộ về vai trò và lợi ích của việc chôn giống cây thanh long. Giống phải được lấy từ cây khỏe, 3 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh và phải xử lý giống trước khi trồng.
- Chọn giống phải phù hợp với đặc điểm sinh thái, đất đai của nơi trồng, đảm bảo chất lượng, năng suất, chống sâu bệnh.