Thực trạng về trồng cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của các nông hộ trên địa bàn huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận (Trang 55 - 71)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng về trồng cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

3.1.1. Khát quát về cây thanh long

Cây Thanh long (tên khoa học: Hylocereus undatus, tên tiếng Anh:

Dragon fruit) có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia, là cây nhiệt đới khô. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long tăng trưởng và phát triển là 140C – 260C và tối đa 380C – 400C.

- Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả thanh long (trong đó có 55g ăn được) như sau:

 Nước: 80 - 90g

 Cacbohydrats: 9 - 14g

 Protein: 0,15 - 0,5g

 Chất béo: 0,1 - 0,6g

 Chất xơ: 0,3 - 0,9g

 Tro: 0,4 - 0,7g

 Năng lượng: 35 - 50Cal

 Canxi: 6 - 10mg

 Sắt: 0,3 – 0,7mg

 Phospho: 16 - 36mg

 Caroten (Vitamin A): dạng vết

 Thiamin (Vitamin B1): dạng vết

 Riboflavin (Vitamin B2): dạng vết

 Niacin (Vitamin B3): 0,2 – 0,45mg

 Axit ascorbic (Vitamin C): 4 - 25mg

(Ghi chú: Các giá trị nêu trên có thể tha đổi theo giống v điều kiện trồng trọt).

Bảng 3.1 Thành phần axit béo của hai giống thanh long

Chỉ tiêu Hylocereus polyrhizus (thanh long ruột đỏ)

Hylocereus undatus (thanh long ruột trắng, vỏ đỏ)

Axit myristic 0,2% 0,3%

Axit palmitic 17,9% 17,1%

Axit stearic 5,49% 4,37%

Axit palmitoleic 0,91% 0,61%

Axit oleic 21,6% 23,8%

Cis-Axit vaccenic 3,14% 2,81%

Axit linoleic 49,6% 50,1%

Axit linolenic 1,21% 0,98%

(Nguồn: http://vi.wikipedia.org)

Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu, lâu cho quả. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của thanh long.

Thanh long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không thuận lợi như chịu hạn giỏi, tuy nhiên khả năng chịu úng của cây không cao.

Do vậy, để cây phát triển tốt, cho nhiều quả và quả to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết quả. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2000mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối quả.

Thanh long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt, đất thịt pha sét.

Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt hiệu quả cao đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa phủ trên nền phèn có pH từ 5,5 - 6,5, hàm lượng hữu cơ cao, không bị nhiễm mặn. Đối với thanh long trồng ở vùng duyên hải miền Trung nên trồng cây chắn gió, có thể trồng các loại cây như: mít, dừa,... trồng thẳng góc với hướng gió để làm giảm thiệt hại của gió bão đến cây thanh long.

Để trồng cây thanh long, cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống một tháng, có thể dùng trụ xi măng cốt sắt, trụ gạch hoặc trụ gỗ. Nếu dùng trụ gỗ nên dùng các loại gỗ tốt, chịu được nắng mưa, lâu mục. Tuy nhiên, sử dụng trụ gỗ dễ dẫn tới hiện tượng phá rừng, vì vậy, trụ xi măng cốt sắt hay trụ gạch đang được khuyến cáo hiện nay, trụ có cạnh 15cm x 15cm, trụ cao cách mặt đất 1,5m - 1,6m, đối với trụ xi măng phần chôn sâu dưới mặt đất khoảng 0,5m, phía trên trụ có 2 cọng sắt 6-li, dài 20cm dùng làm giá đỡ cho thanh long.

Cần chú ý khi dùng trụ xi măng trong năm đầu vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt mạnh dễ làm đứt các rễ kí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hoặc bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt của trụ. Khoảng cách trồng 3,0m x 3,0m. Mật độ trồng 100 - 110

trụ/1000m2. Gốc phải luôn được giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô, lục bình,… phủ rộng cách gốc 60cm - 70cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Giữa các trụ nên có rãnh thoát nước nhằm tránh tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây thanh long.

Tạo dáng là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp, giúp cây sinh trưởng mạnh, thông thoáng, ít bị sâu bệnh tấn công. Cây có dạng h nh tròn đều sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài.

Tỉa cành nhằm tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. Từ mặt đất tới đầu trụ, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển tốt, áp sát cây trụ. Trên đầu trụ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột, cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m phải bấm đọt giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả.

àng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán.

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh, trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc thanh long. Trong vườn có thể dùng máy cắt cỏ hoặc dùng thuốc diệt cỏ (các loại thuốc đã được cho phép sử dụng trên thị trường).

Phân bón rất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông hộ. Do đó, tùy từng mốc thời gian và từng giai đoạn phát triển (nuôi cành, ra hoa, nuôi trái, ...) mà nông hộ có thể cung cấp cho cây một lượng phân bón phù hợp.

Cây thanh long thuộc nhóm cây ngày dài, sự ra hoa chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ở miền Nam thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 dương lịch vì số giờ chiếu sáng trong ngày hơn 12 giờ (ngày dài). Vì vậy, muốn thanh long ra hoa quả nghịch vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo chiếu sáng nhân tạo trong thời gian ngày ngắn bằng cách chong đèn vào ban đêm trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt.

3.1.2. Khái quát th c trạng tr ng cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc Do tầm quan trọng của cây thanh long, àm Thuận Bắc đã xác định đó là cây lợi thế của huyện. Thực hiện Quyết định số 518/QĐ-UBBT ngày 04/03/2005 của UBND tỉnh Bình Thuận về quy hoạch phát triển cây thanh long; Quyết định số 2115/QĐ-UBND ngày 03/08/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng trồng thanh long đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh, trong những năm gần đây diện tích thanh long ở huyện àm Thuận Bắc có hệ số tăng mạnh.

So với năm 2013, diện tích thanh long trồng mới trên địa bàn huyện năm 2015 tăng thêm 2.300 ha, nâng tổng diện tích thanh long có đến cuối năm 2015 là 8.970 ha với tốc độ phát triển b nh quân đạt 115,97%. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại xã àm iệp (1.907 ha), xã Hàm Chính (922 ha), Hồng Sơn (924 ha), xã àm Liêm (832 ha), àm Đức (817 ha).

Bảng 3.2 Diện tích trồng cây thanh long của huyện Hàm Thuận Bắc

Năm 2013 2014 2015 Tốc độ PT Q

(%)

Diện tích (ha) 6.670 8.002 8.970 115,97

Năng suất (ngàn tấn/ha) 22 24,5 26 59,88

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hàm Thuận Bắc, 2016)

Bên cạnh việc phát triển về diện tích, các công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất thanh long luôn được ngành nông nghiệp địa phương quan tâm, triển khai thực hiện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát sâu bệnh hại, tiết kiệm nước, thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thanh long và hạ giá thành trong đầu tư sản xuất; nhiều mô h nh thành công được chuyển giao nhân rộng trong sản xuất, như: Mô h nh tưới nhỏ giọt; sử dụng chong đèn bằng bóng compact; mô h nh đèn Led tiết kiệm điện đang được thí điểm, …

Mặt khác, ngành nông nghiệp Huyện đã lồng ghép các chương tr nh khuyến nông, dự án như “Dự án Phát triển Doanh nghiệp Hợp tác xã Việt Nam” gọi tắt là VCED với nguồn tài trợ từ Bộ Ngoại giao Thương mại và Phát triển Canada; cụ thể, theo chủ trương của tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận Bắc sẽ xây dựng một mô hình hợp tác xã thanh long kiểu mới, thực hiện từ năm 2015 - 2020 với mục tiêu thiết lập được sự bền vững, cân bằng giới, tính cạnh tranh và định hướng thị trường cho các doanh nghiệp hợp tác xã trong chuỗi giá trị mục tiêu. Ngoài ra, một số tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào chế biến thanh long như “thanh long - nha dam”, “thanh long - dừa”, thanh long sấy khô, sấy dẻo; tuy nhiên sản lượng sản xuất ra tương đối nhỏ.

Nhiều năm nay, cây thanh long trồng tại Bình Thuận nói chung và tại huyện Hàm Thuận Bắc nói riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế, hiện nay, nông dân nhiều nơi trong tỉnh đang chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây thanh long. Theo ý kiến của rất nhiều nông dân các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long thì 1 ha lúa đạt năng suất cao cũng chỉ cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/vụ (mỗi năm từ 2 – 3 vụ), trong khi 1 ha thanh long mỗi năm cho lợi nhuận từ 200 triệu đến 300 triệu đồng.

Đáng nói là, việc làm này đang phá vỡ quy hoạch cây trồng của tỉnh và không phù hợp với chủ trương giữ 3,8 triệu ha đất lúa của cả nước để đảm bảo an ninh lương thực theo chủ trương của Chính phủ. Từ ngày 11/5/2012, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 42 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, chính quyền địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng nông dân vẫn tự phát chuyển đổi trái phép. Mong muốn lớn nhất của bà con là Chính phủ cho phép họ được chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng thanh long một cách hợp lệ. Trước mắt, bà con tiếp tục trồng thanh long trên điện tích đã chuyển đổi trước khi có Nghị định 42.

Trước thực trạng đó, ngành nông nghiệp và nông dân Bình Thuận mong muốn Chính phủ có một cơ chế đặc thù cho vùng trồng thanh long chuyên canh của Tỉnh, vì lợi ích chính đáng của người dân.

Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận cũng đã kiến nghị với Trung ương cho phép nông dân địa phương chuyển những diện tích đất lúa kém hiệu quả, đang nằm xen kẽ trong khu dân cư, trong vùng chuyên canh cây thanh long...

sang trồng thanh long. Bởi việc chuyển đổi ấy không ảnh hưởng đến chỉ tiêu đảm bảo lương thực mà Chính phủ giao cho tỉnh Bình Thuận.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết: “Lúa 1 vụ kém hiệu quả, lúa xen kẽ trong cư dân cư, kiến nghị Bộ Nông nghiệp nên cho bà con sản xuất thanh long. Vì hiện nay trong quá trình sản xuất lúa, tỉnh Bình Thuận đã sản xuất được 600.000 tấn/năm. Đạt và vượt so với chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho tỉnh Bình Thuận tới năm 2020 là đảm bảo 550.000 tấn”.

Thực tế, thanh long là cây trồng dài ngày, nhưng có đặc điểm khác với các loại thân gỗ như: mít, xoài, sầu riêng… không đe dọa thoái hóa đất và nếu sau này không còn giá trị thì nông dân vẫn có thể dễ dàng trồng lúa trở lại.

Chính vì vậy, nông dân ở huyện Hàm Thuận Bắc vẫn mạnh dạn mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư cho cây thanh long, dù trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

3.1.3. Hiệu quả kinh tế tr ng cây thanh long so với các loại cây tr ng khác ở huyện Hàm Thuận Bắc

Với những cố gắng trong chỉ đạo điều hành của Đảng bộ và Chính quyền địa phương, với sự nổ lực của các ngành, các cấp; kinh tế xã hội của huyện Hàm Thuận Bắc trong năm 2015 đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực: Khai thác hải sản ổn định; chăn nuôi tiếp tục được hồi phục; công nghiệp tăng trưởng khá; hoạt động thương mại và du lịch tiếp tục phát triển; ... Mặc dù vậy, một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn:

Thời tiết sản xuất nông nghiệp không mấy thuận lợi, sản lượng lương thực đạt thấp so với năm trước; giá hàng nông sản giảm và đứng ở mức thấp; xuất khẩu nông sản đạt thấp so với kế hoạch, giảm sút so với năm trước … đã ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong Huyện.

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc, kết quả tình hình sản xuất nông nghiệp một số cây trồng chủ lực trên địa bàn Huyện trong năm 2015 như sau:

- Cây lúa:

Sản xuất lúa năm 2015 không đạt hiệu quả cao so với các năm trước do tình hình thời tiết không thuận lợi, mùa mưa đến trễ, nắng hạn kéo dài, lượng mưa đầu mùa thấp, phân bổ không đều trong phạm vi toàn tỉnh, trữ lượng nước các hệ thống công trình thuỷ lợi tỷ lệ dung tích xuống thấp nên tình hình thiếu hụt nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp xảy ra trên diện rộng.

Bên cạnh đó, chủ trương “cánh đồng mẫu lớn” trong sản lúa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện àm Thuận Bắc lần thứ X chưa thực hiện, nông dân chưa có ý thức về tích tụ ruộng đất, một số khu vực vẫn còn sản xuất lúa theo tình trạng manh mún, da beo, nên hiệu quả sản xuất không cao (Huyện ủy àm Thuận Bắc, 2015).

Năng suất lúa bình quân của Huyện trong năm 2015 đạt 58,66 tạ/ha.

Với giá bán b nh quân trong năm là 5.500 đồng/kg, người nông dân trồng lúa có thu nhập bình quân khoảng 32,3 triệu đồng/ha. Mỗi năm sản xuất được khoảng 2 – 3 vụ (Hè – Thu, Đông Xuân, vụ Mùa), thu nhập của người dân tối đa khoảng 96,9 triệu đồng/ha/năm.

- Cây cao su:

Trong năm 2015 giá mủ su cao liên tục giảm xuống thấp, vì vậy người dân ở địa phương không còn mạnh dạn phát triển thêm diện tích trồng mới như những năm trước. Tuy nhiên tình trạng chặt bỏ diện tích trên địa bàn Huyện gần như không xảy ra, chỉ có một số diện tích già cỗi năng suất thấp được chặt bỏ để thay diện tích mới.

Năng suất bình quân cây cao su của Huyện đạt 76 tạ/ha (rất thấp so với năng suất bình quân của Tỉnh là 119 tạ/ha, có thể do địa chất là khí hậu của Huyện không phù hợp cho cây cao su phát triển).

Với giá bán bình quân khoảng 10.000 đồng/kg mủ, người trồng cây cao su chỉ có thu nhập bình quân khoảng 76 triệu đồng/ha/năm.

- Cây sắn (mì):

Cây sắn có những lợi thế như: chịu được những vùng đất xấu, bạc màu, khô hạn (lượng mưa từ 500 – 1.000 mm/ năm có thể trồng sắn). Thế mạnh của cây sắn là dễ trồng, ít phải chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến,... nên cây sắn là sự lựa chọn số một của các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, cây sắn rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của Huyện.

Tuy nhiên, do việc nông dân địa phương trồng theo kiểu quảng canh (trồng từ 8 đến 10 tháng thì thu hoạch và tới mua thì bắt đầu trồng lại) nên hiệu quả không cao, năng suất sắn đều giảm sau mỗi vụ, đất bị xói mòn rửa trôi, thoái hoá nhanh, sau 3 – 4 năm trồng sắn liên tiếp thì khó có thể trồng bất cứ một loại cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày mà cho hiệu quả kinh tế được.

Theo số liệu thống kê năm 2015, năng suất sắn bình quân khoảng 151,23 tạ/ha, giá bán bình quân khoảng 1.500 đồng/kg, người nông dân có thu nhập khoảng 22,7 triệu đồng/ha/năm.

- Cây ngô (bắp):

Tính đến cuối năm 2015, diện tích cây bắp của Huyện là 1.699 ha, năng suất b nh quân đạt 52,78 tạ/ha/vụ. Nếu trồng liên tiếp 3 vụ/năm, với giá bán khoảng 3.700 đồng/kg, người nông dân có thể có thu nhập khoảng 57 triệu đồng/ha/năm.

Đầu năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật triển khai thực hiện chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 01 vụ cây trồng cạn vụ đông xuân. Mô h nh giúp tiết kiệm nguồn nước tưới, cải thiện đất canh tác, đồng thời tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Theo kết quả triển khai thí điểm của mô hình, việc chuyển đổi sang làm 2 vụ lúa + 1 bắp đông xuân th lợi nhuận trung b nh tăng 76,6% so với làm 3 vụ lúa. Việc chuyển đổi 3 vụ lúa sang 2 lúa + 1 bắp đông xuân đã đem lại thành công ở cả ba mặt. Thứ nhất, về hiệu quả kinh tế, tăng 76,6% so với 3 vụ lúa. Thứ hai, về môi trường, giảm sâu bệnh, giảm thuốc bảo vệ thực vật. Và cuối cùng về mặt xã hội, mô h nh đã khuyến khích các nông hộ mạnh dạn chuyển đổi đất 3 vụ lúa, bố trí cây trồng hợp lý tiết kiệm được nước tưới nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác.

- Câ điều:

Phần lớn diện tích điều trên địa bàn Huyện đã già cỗi, diện tích điều cao sản chưa được phát triển nhiều. Đa số nông dân trồng điều chỉ áp dụng biện pháp thâm canh như: bón phân, phun thuốc, làm cỏ, tỉa cành, nhưng chủ yếu theo kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Cây điều lại được trồng trên những vùng đất bạc màu, vùng khô hạn nên gặp thời tiết sâu bệnh dễ phát triển làm giảm năng suất, làm diện tích điều ngày càng bi thu hẹp thế chỗ cho cây khác có giá trị cao hơn.

Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc, năng suất b nh quân đạt 6,9 tạ/ha, giá bán bình quân trong năm 2015 khoảng 32.000 đồng/kg, người trồng điều có thu nhập khoảng 22 triệu đồng/ha/năm.

- Cây thanh long:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây thanh long của các nông hộ trên địa bàn huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)