Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Tính cấp thiết tại khu vực nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng chocon người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, làđối tượng lao động độc đáo đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực,thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu của con người. Ðất đai là nền tảng để con ngườiđịnh cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tƣợng lao độngmà còn là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc, đặc biệt đối với ngành sản xuấtnông nghiệp. Việc sử dụng đất có hiệu quả và
bền vững đang trở thành vấn đề cấpthiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai.
Hoành Bồ là huyện nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. Phía tây giáp thị xã Quảng Yên và thành phố Uông Bí, phía bắc giáp huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) và huyện Ba Chẽ, phía đông giáp thành phố Cẩm Phả, phía đông nam giáp thành phố Hạ Long. Huyện có một phần giáp biển nhìn ra vịnh Hạ Long. Hoành Bồ có quốc lộ 279 đã được nâng cấp chạy qua, đường dẫn Cầu Bang nối liền với thành phố Hạ Long đang trong giai đoạn hoàn thành, liền kề với khu du lịch Hạ Long, các trung tâm khai thác than lớn của tỉnh và cả nước là Hòn Gai, Uông Bí và Cẩm Phả. Do đó, Hoành Bồ đƣợc đánh giá nhƣ một huyện ngoại ô và vệ tinh của thành phố Hạ Long. Ví trí đó tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực mà huyện có lợi thế nhƣ cung cấp thực phẩm, rau quả cho các khu công nghiệp, du lịch Hạ Long và các đô thị khác. Đồng thời Hoành Bồ cũng có khả năng phát triển thêm nhiều tuyến điểm du lịch bên cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy, các mỏ khai thác khoáng sản, và các công trình và do sự quản lý của cơ quan chức năng còn chƣa hợp lý nên dẫn tới tình trạng biến động diện tích sử dụng đất của địa phương qua các thời kỳ.
Với thực trạng nhƣ thế cũng có một số đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện ở khu vực:
+ Nguyễn Quốc Việt, Đại học Quốc Gia Hà Nội, “ Quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh”.
+ Vũ Xuân Vƣợng, Đại hoc Thái Nguyên, “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.
+ Nguyễn Hồng Ninh, Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội,
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.
Các đề tài này chƣa đúng trọng tâm vấn đề nghiên cứu, chƣa đƣa ra đƣợc đầy đủ thông tin về hiện trạng sử dụng đất, chƣa đƣa ra đƣợc thông tin về biến động đất ở khu vực huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa không gian (bao gồm hệ thống định vị toàn cầu, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý) để giám sát các hoạt động chặt phá rừng, giám sát sự thay đổi quy hoạch sử dụng đất, các hoạt động lấn chiếm đất đai, khai thác khoáng sản trái phép nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên khu vực nghiên cứu là rất cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tích cực vào hoạt động giám sát và cảnh báo sớm sự thay đổi sử dụng đất; giám sát và cảnh báo sớm mất rừng và suy thoái rừng; cảnh báo sớm khai thác khoáng sản trái phép phục vụ công tác quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2