Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016 (Trang 47 - 53)

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Các nguồn tài nguyên

Với diện tích 84.463,22 ha bao gồm cả địa hình đồi núi và đồng bằng ven biển nên Hoành Bồ có nhiều loại đất khác nhau, nhƣ: Đất phù sa, đất mặn, đất vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi.

* Đất phù sa: Diện tích đất phù sa của cả huyện là 736,28 ha chiếm 0,87% diện tích đất tự nhiên, đƣợc hình thành từ sản phẩm bồi tụ của các con sông suối lớn trong vùng. Đất phù sa ở đây bao gồm 3 đơn vị đất sau:

- Đất phù sa không đƣợc bồi, chua điển hình: Diện tích 184,46 ha.

- Đất phù sa không đƣợc chua glây nông: Diện tích 472,78 ha.

- Đất phù sa không đƣợc bồi chua đá lẫn sâu: 79,04 ha.

* Đất mặn: Hoành Bồ có diện tích đất mặt là 1.669,17 ha chiếm 1,98%

diện tích đất tự nhiên. Đất mặt đƣợc hình thành từ những sản phẩm phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước do ảnh hưởng của nước mặn ven cửa sông tràn có tổng số muối tan > 25%. Đất mặt chủ yếu phân bố ở các bãi ngoài sông thuộc các xã Lê Lợi, Thống Nhất, Vũ Oai và thị trấn Trới, bao gồm 02 đơn vị đất sau:

- Đất mặn sú vẹt, đước điển hình: Diện tích 136,28 ha - Đất mặn sú vẹt, đước đá lẫn nông: Diện tích 1.532,89 ha

* Đất vàng đỏ: Diện tích đất vàng đỏ của cả huyện là 74.333,38 ha chiếm 88,01% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn của huyện. Đất vàng đỏ ở đây bao gồm các loại sau:

- Đất vàng đỏ đá lẫn nông: 8.323,10 ha.

- Đất vàng đỏ đá lẫn sâu: 62.161,45 ha.

- Đất vàng nhạt: Diện tích 3.848,83 ha chiếm 4,56% diện tích tự nhiên.

* Đất mùn vàng đỏ trên núi: Trên toàn huyện có 368,35 ha đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 0,44% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Kỳ Thƣợng, Đồng Sơn,... Loại đất này đƣợc hình thành chủ yếu trên đá sét và đá cát bột kết ở độ cao tuyệt đối trên 700m.

* Đất nhân tác: Diện tích đất loại này là 2.502,22 ha chiếm 2,96% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Đất nhân tac hình thành do tác động của con người. Tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như như

hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động của công nghiệp khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50cm. Phân bố ở hầu hết các xã Tân Dân, Hoà Bình, Đồng Lâm, Vũ Oai...

3.2.2. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của Hoành Bồ rất phong phú, song phân bố không đồng đều do ảnh hưởng nhiều của địa hình. Hầu hết các sông suối đều bắt nguồn từ các dãy núi cao ở phía Bắc, chảy theo hướng Bắc nam, rồi đổ ra biển.

Nguồn nước mặt của Hoành Bồ chủ yếu tập trung ở các sông suối sau:

sông Diễn Vọng, suối Đồng vải, sông Mạn, suối Lƣỡng Kỳ, sông Trới, sông Ba Chẽ. Tuy nhiên, lượng nước ở các con sông ở đây phân bố không đều theo không gian và thời gian. Do địa hình phức tạp, đồi núi nhiều tạo thành nhiều nhánh khe suối nên dòng chảy nhỏ, lại chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng nước mùa mưa chiếm từ 75 - 82% lượng nước mưa cả năm. Tổng trữ lượng nước mặt của Hoành Bồ không lớn, mặt khác chiều dài sông ngắn, độ dốc lớn nên cần phải xây dựng các hồ đập để chứa nước.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra của Đoàn Địa chất 37- Tổng cục Địa chất, Hoành Bồ có lượng nước ngầm khá lớn, có khả năng khai thác 800-900m3/ngày đêm tại mỗi vị trí khoan. Nhƣ vậy, nếu đƣợc đầu tƣ tốt thì lượng nước ngầm có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông, công nghiệp và sinh hoạt trong cả hiện tại và tương lai.

3.2.3 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của Hoành Bồ rất phong phú và đa dạng. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của cả huyện là 65.401,26 ha chiếm 77,43% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng Hoành Bồ đƣợc chia thành rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Diện tích rừng sản xuất là 34.617,49 ha;

rừng phòng hộ là 14.937,58 ha; rừng đặc dụng là 15.846,19 ha. Rừng Hoành Bồ phong phú về chủng loại động thực vật, đặc biệt là khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thƣợng. Về thực vật có khoảng 1.027 loài trong đó có các loại cây quý hiếm nhƣ lim, sến, táu, lát, ... Về động vật có khoảng 250 loài, trong đó: thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59 loài; chim 18 bộ, 44 họ, 154 loại; bò sát lƣỡng thể là 37 loài.

Xét về lâu dài, tài nguyên rừng của Hoành Bồ rất có giá trị trong nghiên cứu bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.

Ngoài ra, đây cũng có thể là vùng du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng rất có tiềm năng phát triển ngay cạnh khu du lịch nổi tiếng vịnh Hạ Long. Ngoài ra, rừng Hoành Bồ còn là nguồn cung cấp một khối lƣợng lớn gỗ và các lâm sản khác cho các ngành công nghiệp, đặc biện là công nghiệp khai thác than, khoáng sản.

3.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Hoành Bồ gồm nhiều núi đá vôi, mỏ đất sét, mỏ than, mỏ kim loại,... Có thể nói đây là tài nguyên góp phần mang lại cho Hoành Bồ những thế mạnh riêng có của một huyện miền núi. Tài nguyên khoáng sản của Hoành Bồ có thể chia thành 4 nhóm sau:

* Nhóm nhiên liệu: Gồm có than đá và đá dầu.

- Than đá phân bố chủ yếu ở các xã Tân Dân, Quảng La, Vũ Oai, Hoà Bình, gồm nhiều vỉa khác nhau với quy mô lớn nhỏ có trữ lƣợng khoảng hàng trăm triệu tấn, hàng năm cho phép khai thác hàng chục nghìn tấn than. Đây là nguồn nhiên liệu quan trọng cung cấp cho các nhà máy xi măng và nhà máy điện thuộc khu công nghiệp Bắc Cửa Lục trong tương lai.

- Đá dầu: Nguồn nhiên liệu này chủ yếu tồn tại ở Đồng Ho, tuy trữ lƣợng không lớn chỉ khoảng 4.205 ngàn tấn, nhƣng đây là một lợi thế để sử dụng vào phát triển công nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện, nhƣ: làm chất đốt, tổng hợp thay than nâu trong sản xuất gạch ngói và xi măng.

* Nhóm vật liệu xây dựng: Bao gồm đá vôi, đất sét, đá vôi xây dựng,...

- Đá vôi: Hoành Bồ có trữ lƣợng đá vôi hàng ngàn tỷ tấn với chất lƣợng tốt, tập trung chủ yếu ở các mỏ đá thuộc xã Sơn Dương, Thống Nhất (mỏ Đá Trắng). Đây là nguồn nguyên liệu cho sản xuất xi măng với lƣợng cung cấp khoảng vài chục triệu m3/năm, bao gồm các loại xi măng Mác cao PC40 - PC50, xi măng trắng và xi măng Portland.

- Đất sét: Một số mỏ sét lớn có thể kể đến là mỏ sét Yên Mỹ, Xích Thổ, Làng Bang với tổng trữ lƣợng lên đến trên 20 triệu m3. Đây cũng là nguồn nguyên liệu dùng trong sản xuất xi măng và gạch ngói cao cấp.

- Đá vôi xây dựng: Ở Hoành Bồ, các mỏ đá vôi xây dựng phân bố dọc theo ven đường từ xã Quảng La đến xã Vũ Oai với trữ lượng rất lớn. Đây là nguồn nguyên liệu chính cung cấp cho nhu cầu nung vôi, làm đường, xây dựng dân dụng,...

Ngoài ra, còn có các loại cát, sỏi cuội xây dựng, trữ lƣợng không lớn tập trung chủ yếu là dọc các sông suối, đủ để đáp ứng cho nhu cầu địa phương.

* Nhóm khoáng sản kim loại: Bao gồm sắt, vàng, Antimon, thuỷ ngân, man gan, chì, kẽm. Tất cả chúng đều có quy mô quặng là chủ yếu, mặc dù chƣa có giá trị kinh tế cao nhƣng rất có ý nghĩa về mặt khoa học.

* Nhóm khoáng sản không kim loại: Bao gồm phốt pho rít, thạch anh tinh thể và cao lanh.

- Phốt pho rít: Đây là nguyên liệu cho sản xuất phân bón. Hiện nay, ở Hoành Bồ đã phát hiện đƣợc hàng chục hang trong các day đá vôi có chứa phốt pho rít dạng phong hóa và thấm đọng. Trong đó, khoảng 6 hang có giá trị kinh tế nằm ở khu vực Đá Trắng với trữ lƣợng khoảng 40.000 tấn, có thể để dùng để bón ruộng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất các loại phân bón tổng hợp.

- Thạch anh tinh thể hay còn gọi là thạch anh kỹ thuật: Đây là nguyên liệu trong sản xuất linh kiện điện tử nói chung và công nghệ phần cứng máy tính nói riêng. Loại khoáng sản này đƣợc phát hiện ở khu vực Đồng Mƣa và đã có sự đánh giá sơ bộ là có chất lƣợng trung bình với quy mô nhỏ.

- Cao lanh: Là một loại đất sét màu trắng, nở, chịu lửa với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác nhƣ illit, montmorillonit, thạch anh,... Trong công nghiệp, cao lanh đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ sản xuất gốm sứ, vật liệu chịu nhiệt, vật liệu mài, sản xuất nhôm, xi măng trắng,...

3.2.5 Tài nguyên du lịch

Vùng núi đá vôi của huyện Hoành Bồ có rất nhiều hang động đẹp (hang Đá Trắng, hang Đồng Má,...), đồng thời có trên 10.000 ha rừng đặc dụng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Mặt khác, các khu rừng này lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa - nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, nên rất có giá trị về mặt du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

Một trong những danh lam thắng cảnh không thể không kể đến ở hoành bồ đó là núi Mằn. Núi Mằn ở thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ ngày nay có tên gọi cũ trong lịch sử là núi Bân, xã Xích Thổ, tổng Yên Mỹ, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên. Núi nằm giữa hai nhánh suối là suối Đá Trắng (Bạch Thạch Khe) và suối Lƣỡng Kỳ (Khe Bân) đổ ra sông Đá Trắng tạo nên cảnh quan rất đẹp, sơn thủy hữu tình, hệ động thực vật phong phú. Đây cũng là núi đá có hình dáng đẹp nhất, duy nhất còn nguyên vẹn trên khu vực Vịnh Cửa Lục, vùng đệm của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài ra, Hoành Bồ còn có nhiều các các danh lam thắng cảnh khác, nhƣ hồ Yên Lập, An Biên, chùa Lôi Âm, cùa Yên Mỹ, khu bảo tồn văn hóa

người Dao tại xã Bằng Cả. Đây chính là một thế mạnh của Hoành Bồ để phát triển trở thành một khu du lịch sinh thái trong tương lai nằm ngay cạnh khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long nổi tiếng thế giới.

3.2.6. Dân cư

Theo thống kê năm 2010 dân số huyện Hoành Bồ có 47612 người,Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 34,35%, dân số thành thị 10.653 người (chiếm 22.37%), còn lại là dân số khu vực nông thôn là 36959 người (chiếm 77.63% dân số toàn huyện). Tỷ lệ trong đó: Nam là 24.139 người chiến 50.70% tổng dân số còn dân số nữ là 23.473 người chiếm 49.30% tổng dân số.Số hộ dân trong huyện có: 10.948 hộ, bình quân 4,3 người/hộ.

Mật độ dân số trung bình năm 2010 là 55 người/km2 tăng 16 người/km2 so với năm 2000 (39 người/km2).

Sự phân bố dân cƣ theo đơn vị hành chính trong huyện không đều. Tại thị trấn Trới dân cư tập trung đông mật độ 825 người/km2, các xã Lê Lợi 161 người/km2, Thống Nhất 113 người/km2…còn lại các xã Quảng La 86 người/km2, Sơn Dương 65 người/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thượng có mật độ dân số thưa thớt 6 người/km2.

Tỷ lệ phát triển dân số năm 2010 là 1,27%. Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. Cụ thể tỷ lệ tăng dân số thành thị là 0,77 %, nông thôn 1,55%.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ địa không gian đánh giá sự thay đổi sử dụng đất khu vực khai thác khoáng sản tại huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 2000 2016 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)