Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý
Hoành Bồ là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10km về phía nam. Hoành Bồ nằm ở vị trí từ 20o54’47” đến 21o15’ độ vĩ bắc; 106o50’ đến 107o15’ độ kinh đông.
Ranh giới của huyện Hoành Bồ nhƣ sau:
- Phía Đông Bắc giáp huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp vịnh Cửa Lục - thành phố Hạ Long;
- Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả.
- Phía Tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên;
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí nghiên cứu: Xã Vũ Oai và Hòa Bình.
Diện tích tự nhiên là 84.463,22 ha chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hoành Bồ có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xƣa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích.
Hoành Bồ nằm trong vùng ảnh hưởng của những tắc động đến từ sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long. Với vai trò là vừa là vùng ngoại ô, vừa là vệ tinh của Tp.Hạ Long, Hoành Bồ có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, phát huy những lợi thế của huyện nhƣ phát triển công nghiệp sản xuất gạch ngói, xi măng, dịch vụ cảng biển,...
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hoành Bồ có địa hình đa dạng, đồi núi trập trùng, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, phần lớn diện tích của huyện nằm trong hệ thống cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần và xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng và kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, trung du ven biển. Địa hình Hoành Bồ có thể chia thành 2 vùng chính sau:
+ Vùng đồi núi cao: Bao gồm các xã Tân Dân, Đồng Sơn, Kỳ Thƣợng và một phần phía bắc của xã Vũ Oai, Hoà Bình thuộc vùng cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái. Dãy núi cao nhất là dãy núi Am Vấp có đỉnh Thiên Sơn cao 1090m. Các núi khác nhƣ Đèo Mo, Đèo Sơn, Đèo Kênh, Đèo Bút đều,... cao gần 700m. Đồi núi vùng này có vai trò quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt các xã tạo thành các vùng khác nhau. Đất đai ở đây là loại đất phát triển trên các loại đá mẹ, trầm tích nằm lẫn với đá Mác ma axít có màu sắc khác nhau nhƣng mang tính chất chung của vùng cao.
+ Vùng núi thấp, đồi cao: Bao gồm các xã ở phía nam huyện Hoành Bồ, vùng này nằm về phía nam cánh cung lớn bình phong Đông Triều -
Móng Cái có độ cao trung bình từ 200 m đến 350 m, cao nhất là 580 m, thấp nhất là 1,5 - 3 m. Xen giữa các đồi núi thấp tạo thành các thung lũng, cánh đồng ruộng bậc thang, trong vùng này có thể phân ra thành 2 tiểu vùng:
- Vùng đồi núi thấp: Vùng này đƣợc phân bố tập trung ở phía nam đường tỉnh lộ 326 thuộc xã Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai, Hoà Bình vùng này thường bị sông suối chia cắt thành từng vùng nhỏ rời rạc, rất phức tạp, sườn dốc thoải, chân đồi là những rải ruộng bậc thang.
- Vùng đồng bằng ven biển: Do địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều, nên đất bằng không tập trung thành khu vực lớn, mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp đó là các thung lũng bãi bằng, đất lầy úng, bãi bồi ven sông suối, ven biển cồn cát tạo thành những rải ruộng bậc thang có diện tích tương đối lớn để cày cấy được phân bố dọc theo tuyến đường quốc lộ 279 và đường tỉnh lộ 326. Có độ cao trung bình 20m có nơi chênh lệch khá cao tạo cho ruộng đất ở thế bị rửa trôi, xói mòn tương đối mạnh, có hiện tượng kết von. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm), có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
3.1.3. Khí hậu
Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa giống nhƣ các khu vực khác của tỉnh. Ngoài ra, là môt huyện miền núi địa hình phức tập, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận.
Nhiệt độ không khí trung bình từ 22-29oC, cao nhất 38oC, thấp nhất 5oC. Nhìn chung nhiệt độ phân bố đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi từ 26-28oC, mùa đông 15-21oC. lƣợng nhiệt trên cũng đủ cung cấp cho cây trồng lương thực, màu và cây công nghiệp.
Lƣợng mƣa trung bình năm khá lớn 2.016mm, năm mƣa cao nhất 2.818mm, thấp nhất 870mm. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tới
89% tổng lƣợng mƣa năm. Mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mƣa nhất là tháng 12.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, thấp nhất 18%. Độ ẩm chênh lệch không lớn trong năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn, gia súc, giống cây trồng.
Gió: mùa đông thịnh hành hướng gió Bắc hoặc Đông Bắc với tốc độ trung bình 2,9-3,6m/s. Mùa hè thịnh hành gió hướng Nam và Đông Nam với tốc độ trung bình 3,4-3,7m/s.
3.1.4. Thuỷ văn
* Hệ thống sông, suối:
Hệ thống sông suối của Hoành Bồ chịu ảnh hưởng rất lớn của địa hình, hầu hết các sông suối ở đây đều bắt nguồn từ các dãy núi cao từ phía bắc, chảy theo hướng bắc nam rồi đổ ra biển. Riêng dãy núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái chạy theo hướng tây đông qua các xã Tân Dân, Kỳ Thượng chia thành hai vùng tạo cho suối chảy theo 2 chiều sườn bắc và nam. Do vậy, sông suối ở đây có chiều dài dòng chảy tương đối ngắn và có độ dốc cao. Ở Hoành Bồ có nguồn nước mặt phân bố tương đối đồng đều theo không gian, có khả năng khai thác phục vụ đủ nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước của huyện Hoành Bồ tập trung chủ yếu ở các sông suối sau:
+ Sông Diễn Vọng: Có ba nhánh chính là suối Thác Cát, suối khe Hố, suối Vũ Oai.
+ Suối Đồng Vải: Bắt nguồn từ phía nam núi khe Cấm với độ cao 860 m, chảy theo hướng bắc nam qua Đồng Vải, Sơn Hải (Thống Nhất ) đổ ra sông Diễn Vọng, diện tích lưu vực 17 km2, chiều dài 7,5 km, lưu lượng trung bình 0,5 m3/s, độ dốc trung bình 0,005%.
+ Sông Mằn: Thƣợng nguồn gồm 2 nhánh hợp thành gặp nhau tại khu đập tràn Đá Trắng rồi đổ ra biển.
+ Sông Trới: Gồm 2 nhánh là suối Páo và suối Đồng Giang.
Ngoài sông suối kể trên, Hoành Bồ còn có một số suối nhỏ chủ yếu được ngăn lại để sử dụng tưới cho cây trồng và một phần phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
* Hệ thống hồ đập:
Theo số liệu điều tra, Hoành Bồ ngoài hệ thống sông suối kể trên thì còn có 12 hồ, đập, trong đó có 2 hồ lớn là hồ Yên Lập và hồ Cao Vân, còn lại là hồ đập vừa và nhỏ với tổng dung tích chứa khoảng 138 triệu m3 nước, có thể tưới cho khoảng 10.000 ha đất canh tắc, cung cấp hàng chục triệu m3 nước cho sinh hoạt và cho nhu cầu dùng nước sản xuất của các ngành kinh tế.
* Đặc điểm thủy triều:
Hoành Bồ tiếp giáp với vịnh Cửa Lục ở phía nam với chiều dài bở biển khoảng 15km, trong đó con đê thuộc khu Bắc Cửa Lục có chiều dài 10,28km nằm trong vùng nhật triều, mực nước bình quân vào là 2,04m, mực nước cực đại là 4,5m. Do mực nước thủy triều ở đây không cao, cho nên rất thuận lợi cho việc bồi lắng phù sa. Tuy nhiên, do chiều dài các dòng sông ở đây khá ngắn, độ dốc lớn nên khi thủy triểu xuống thì nước rút với tốc độ nhanh, làm cho lƣợng phù sa bồi đắp ở đây không lớn.