Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất và nguyên nhân thay đổi
4.3.1. Xây dựng bản đồ thay đổi sử dụng đất theo từng năm nghiên cứu
Để đánh giá thay đổi hoạt động sử dụng đất khu vực nghiên cứu thì đề tài tiến hành xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất và phân bốkhoáng sản qua các năm 2000 - 2016 dựa vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các năm 2000, 2006, 2010, 2014, và 2016. Kết quả bản đồ biến động đƣợcthể hiện trong Bảng 5.8 và Hình 5.7 ÷ 5.11.
Bảng 4.8. Biến động diện tích sử dụng đất khu vực nghiêu cứu giai đoạn 2000 - 2016.
Năm
2000 2006
2000-2006
2010
2006-1010
2014
2010-2014
2016
2014-2016
Đối tƣợng (Ha) (%) (Ha) (%) (Ha) (%) (Ha) (%)
Rừng 12226 12177 -48.96 -0.4 11869 -307.8 -2.5 11743 -126.18 -1.1 11507 -235.53 -2.0 Nước 261.63 233.73 -27.9 -10.7 226.89 -6.84 -2.9 274.23 47.34 20.9 354.92 80.69 29.4 Đối tƣợng khác 686.7 763.56 76.86 11.2 818.1 54.54 7.1 647.46 -170.64 -20.9 690.76 43.3 6.7
Khai thác khoáng sản 0 0 0 0 260.1 260.1 0 509.58 249.48 95.9 620.68 111.1 21.8
Nguồn: Luận văn Thạc sỹ (2017).
Hình 4.7. Biến động diện tích sử dụng đất tại ã Vũ Oai và ã Hòa Bình giai đoạn 2000 - 2006 (ha).
Hình 4.8. Biến động diện tích sử dụng đất ã Vũ Oai, ã Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010 (ha)
Hình 4.9. Biến động diện tích sử dụng đất ã Vũ Oai, ã Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2014 (ha).
Hình 4.10. Biến động diện tích sử dụng đất ã Vũ Oai, ã Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2016 (ha).
Hình 4.11.Biến động diện tích sử dụng đất ã Vũ Oai, ã Hòa Bình giai đoạn 2000 – 2016 (ha).
Nhận xét:
Qua bảng Kết quả tại Bảng 5.8 và các Hình 5.7, 5.8, 5.9, 5.10 và 5.11cho thấy hoạt động sử dụng đất khu vực nghiên cứu nói chung và hai xã này có sự thay đổi mạnh qua các thời kỳ. Cụ thể nhƣ sau:
Giai đoạn 2000 - 2006: Giai đoạn này ta thấy diện tích các loại hình sử dụng đất có sự thay đổi lớn. Hiện tƣợng mất rừng diễn ra nhiều. Diện tích rừng khu vực này chuyển qua đất khác là 410,76 ha. Đây là hệ quả của việc chặt phá rừng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay của chính quyền và người dân thì diện tích rừng trồng mới cũng tương đối nhiều chiếm 333 ha. Diện tích rừng chuyển thành diện tích mặt nước là 53,46 ha trong khi đó diện tích mặt nước chuyển thành rừng là 82,26 ha. Theo chia sẻ của cán bộ địa chính huyện Hoành Bồ thì giai đoạn này chƣa xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản.
Giai đoạn 2006 - 2010: Giai đoạn này diện tích rừng giảm đi 307,8 ha.
Rừng mất đi là do chuyển sang đối tƣợng khác nguyên nhân là do việc chặt phá rừng dẫn tới hiện tƣợng mất rừng diện tích rừng mất đi là 465,39 ha, và bên cạnh đó giai đoạn này băt đầu diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản, diện tích rừng mất đi từ việc khai thác khoáng sản là 218,34 ha, diện tích rừng chuyển thành diện tích mặt nước là 33,21 ha. Thời gian này diện tích rừng trồng mới cũng tương đối nhiều 392,76 ha. Diện tích mặt nước giai đoạn này cũng giảm đi 6,84 ha. Diện tích của đối tƣợng khác tăng lên 818,1 ha tăng 54,54 ha so với năm 2006. Thời gian này là thời điểm đầu tiên bắt đầu diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản tuy nhiên thời gian này hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra mạnh nhất, nguyên nhân do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Theo chia sẻ của người dân khu vực này thì hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra từ khoảng năm 2006 ban đầu diện tích còn nhỏ lẻ nằm sâu trong rừng, nhƣng sau đó đã phát triển nhanh diện tích tăng lên nhanh. Nhiều khu vực diễn ra hiện tƣợng khai thác trái phép.
Giai đoạn 2010 - 2014: Thời gian này hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra mạnh chỉ trong 4 năm từ năm 2010 đến năm 2014 diện tích khai thác khoáng sản tăng từ 260,1 ha năm 2010 lên 509,58 ha năm 2014 tăng thêm 249,48 ha. Diện tích rừng đã mất đi 238,41 ha cho hoạt động khai thác khoáng sản. Diện tích các loại đất khác chuyển sang đất khai thác khoáng sản là 68,76 ha, và diện tích mặt nước mất đi cho hoạt động khai thác khoáng sản là 6228 ha. Nguyên nhân khai thác khoáng sản phát triển mạnh là do chính quyền cấp giấy phép cho nhiều doanh nghiệp tiến hành khai thác khoáng sản lấy than, đất sét, đá ... Diện tích khai thác khoáng sản phục hồi thành rừng là 95,4 ha. Theo phỏng vấn người dân ở khu vực xã Vũ Oai thì có 1 số mỏ hoạt động 1 thời gian rồi ngừng hoạt động do ảnh hưởng tới khu dân cư. Hiện tƣợng chặt phá rừng vẫn diễn ra mạnh cụ thể là chỉ trong 4 năm từ 2010 đến
năm 2014 thì 328,95 ha đất rừng đã chuyển sang các loại đất khác. Và diện tích rừng trồng mới là 445,95 ha cho thấy người dân đã ý thức cao về việc phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên thời gian này diện tích các loại đất khác lại giảm đi nhiều, giảm 170,64 ha so với năm 2010.
Giai đoạn 2014 - 2016: Giai đoạn này ở khu vực này hoạt động khai thác khoáng sản vẫn diễn ra mạnh diện tích khai thác khoáng sản tiếp tục tăng lên tăng thêm 111,1 ha so với năm 2014, thời điểm này nhiều dự án quy mô lớn được cấp phép xây dựng ở địa phương. Như dự án tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn đoạn đi qua huyện Hoành Bồ có chiều dài 28 km khởi công tháng 9/2015 và dự án xây dựng Công viên nghĩa trang An Lạc do Công ty CP Tập đoàn Indevco đầu tƣ, đƣợc xây dựng tại địa phận 2 xã Hoà Bình và Vũ Oai của huyện Hoành Bồ. Công viên có quy mô sử dụng đất là 630,99 ha khởi công20/11/2014. Diện tích rừng mất đi cho hoạt động khai thác là 225,81 ha.
Giai đoạn này có nhiều sự chuyển dịch vị trí khu khai thác. Nhiều khu vực đã ngừng khai thác và trồng lại rừng mới diện tích rừng trồng mới ở khu vực khai thác là 122,58 ha. Thời gian này diện tích rừng suy giảm nhiều giảm 235,53 ha trong vòng 2 năm. Diện tích các loại đất khác có xu hướng tăng trở lại tăng 43,3 ha. Diện tích mặt nước cũng tăng lên 80,69 ha trong 2 năm, nguyên nhân là do khu vực khai thác khoáng sản tạo thành nhiều hố sâu, khi nước mưa dồn xuống tạo thành các hồ nước lớn.
Nhận xét chung: Có thể thấy diện tích rừng liên tục giảm qua các năm,trong vòng 16 năm diện tích rừng khu vực này đã giảm đi tới 718,47 ha và diện tích khai thác khoáng sản tăng nhanh theo từng năm chỉ trong khoảng 10 năm diện tích khai thác khoáng sản đã tăng từ 0 lên 620,68 ha diện tích khai thác khoáng sản chủ yếu chuyển từ đất rừng sang 498.69 ha. Vì vậy cần chú trọng hơn đến việc quản lý khai thác khoáng sản hợp lý của chính quyền và người dân để phát triển bền vững.