Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 22 - 27)

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật

* Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:

Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập I – 2001, tập II – 2003 và tập III – 2005), Tên cây rừng Việt Nam [1] và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org.

Danh lục thực vật của Yên Tử được xây dựng theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009). Các ngành thực vật được sắp xếp từ ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đối với ngành Hạt kín (Angiospermae) được chia ra 2 lớp:

lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae).

Các họ trong từng ngành, các chi trong từng họ và các loài trong từng chi được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh lục thể hiện được tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, giá trị sử dụng, mức độ đe dọa.

* Đánh giá đa dạng về phân loại: Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), bao gồm:

o Thống kê và đánh giá thành phần loài, chi, họ của các ngành từ thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm.

o Tính chỉ số đa dạng ở cấp họ (số loài trung bình của một họ), cấp chi (số loài trung bình của một chi).

o Đánh giá đa dạng các họ, chi: thống kê 10 họ, 10 chi giàu loài nhất, tiêu biểu cho hệ thực vật.

* Đánh giá sự đa dạng về dạng sống:

Dạng sống là một đặc trưng nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như thảm thực vật của hệ sinh thái đó. Mỗi hệ sinh thái là do các loài trong tương quan với các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó tập hợp nên những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường sống nơi đó. Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng nhiệt đới người ta vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1943) (ghi theo Thái Văn Trừng, 1999).

Bảng 2.1. Thang phân chia dạng sống theo Raunkiaer (1934) (Thái Văn Trừng,1999)

Dạng sống Ký hiệu

Nhóm cây chồi trên

Những cây gỗ, dây leo, thảo, bì sinh, ký sinh có chồi tồn tại nhiều năm cách đất từ 25cm trở lên. Gồm các dạng sống

Ph

Phananerophytes

Chồi trên to: là cây gỗ cao trên 25m Meg

Chồi trên vừa: là cây gỗ cao 8 – 25m Mes

Chồi trên nhỏ: cây gỗ cao 2 – 8m Mi

Chồi trên lùn: cây bụi Na

Cây bì sinh sống lâu năm Ep

Cây kí sinh, bán ký sinh sống lâu năm Pp

Cây thân thảo sống lâu năm cao trên 25cm Hp

Cây mọng nước sống lâu năm cao trên 25cm Suc

Dây leo sống lâu năm, leo cao trên 25cm Lp

Nhóm cây chồi sát đất

Gồm những cây có chồi cách mặt đất 0 – 25cm, mùa bất lợi thường được lá khô che phủ

Ch Chamaephytes Nhóm cây chồi nửa ẩn

Cây có chồi nằm dưới, ngay sát mặt đất, mùa bất lợi thường được lá khô che phủ

Hm

Hemicryptophytes Nhóm cây chồi ẩn

Cây có chồi nằm sâu trong đất (hoặc trong bùn, nước), mùa bất lợi phần khí sinh tàn rụi hết nhưng còn phần thân ngầm ở dưới đất, sẽ tái sinh vào mùa thuận lợi sau đó

Cr Cryptophytes

Nhóm cây chồi một năm

Cây chỉ sinh trưởng, ra hoa kết quả trong vòng một năm rồi chết, chỉ còn hạt để duy trì sang mùa thuận lợi sau đó

Th Therrophytes

Trong dạng sống, cơ sở quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem trong thời kỳ khó khăn cho cuộc sống loài đó tồn tại dưới dạng sống nào: Chỉ là hạt nghỉ hay có cả chồi, nếu có chồi thì chồi nằm ở vị trí nào so với

mặt đất, có được bảo vệ hay không… Chúng tôi chọn cách phân chia này để xây dựng phổ dạng sống cho hệ thực vật của Khu rừng đặc dụng Yên Tử.

* Đánh giá về tài nguyên thực vật:

Bao gồm tài nguyên có giá trị sử dụng và nguồn tài nguyên quý hiếm của hệ thực vật. Thống kê các loài có giá trị sử dụng từ bảng danh lục thực vật Yên Tử bằng các tư liệu chuyên ngành như: “Từ điển cây thuốc Việt Nam”; “1900 loài cây có ích”; “Cây cỏ có ích Việt Nam”; “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”; “Tài nguyên cây gỗ rừng Việt Nam”; “Cây cỏ Việt Nam”; “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”; “ Lâm Sản Ngoài Gỗ Việt Nam”, … Các tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tài nguyên thực vật được trình bày trong bảng 2.2 cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Giá trị sử dụng các loài trong hệ thực vật

TT Nhóm công dụng Kí hiệu

1 Cho gỗ G

2 Cho thuốc T

3 Cho tinh dầu Td

4 Cho dầu béo D

5 Cho tinh bột B

6 Cho rau ăn R

7 Làm cảnh và bóng mát C

8 Cho quả Q

9 Cho nhựa N

10 Cho sợi S

11 Cho màu M

12 Cho tannin Tn

13 Cho nguyên liệu Nl

* Nghiên cứu tài nguyên thực vật về mức độ nguy cấp của các loài quý hiếm:

Từ bảng danh lục, kiểm tra tên từng loài dựa vào danh sách các loài đã được chỉ định trong danh lục của các chỉ tiêu (danh lục đỏ): Sách Đỏ Việt Nam 2007; Nghị định 32 CP của chính phủ; IUCN 2009 Red list Data.

* Nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao tại rừng đặc dụng Yên Tử:

Sử dụng các tài liệu về thực vật như: Thực vật rừng [7], Sách đỏ Việt Nam [3], … cũng như các tài liệu tra cứu trên trang web như:

www.vfu.edu.vn, www.botany.vn, www.ipni.org, … Bên cạnh đó kết hợp với điều tra thực tế ngoài thực địa để mô tả đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và tình trạng bảo tồn của từng loài cây gỗ quý hiếm tại khu vực nghiên cứu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)