Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 42 - 60)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đa dạng các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao

Để có biện pháp bảo vệ các loài cây gỗ ngoài việc nắm được toàn bộ thành phần loài cây gỗ của khu vực nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Căn cứ vào Danh lục cây gỗ tại Rừng đặc dụng Yên Tử đã được lập, tôi đã xác định được các loài cây quý hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt ở khu vực nghiên cứu. Theo thang đánh giá của IUCN(2009), CITES, SĐVN(1997) và NĐ32/CP thì trong tổng số 364 loài cây gỗ tại khu vực nghiên cứu có 12 loài (chiếm 3,3%) được xếp vào danh mục các loài cây gỗ cần được bảo tồn, thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Danh sách thực vật quý hiếm ở Rừng đặc dụng Yên Tử

TT Tên loài Họ Tiêu chuẩn

Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN CITES SĐVN NĐ32

1 Cycas rumphii Miq. Thiên tuế Cycadaceae VU IIA 2

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.

Hồng tùng Podocarpaceae K

3 Nageia fleuryi

(Hickel) de Laub. Kim giao Podocarpaceae V V 4 Podocarpus pilgeri

Foxw.

Thông tre lá

ngắn Podocarpaceae R

5 Caesalpinia sappan L. Tô mộc Caesalpiniaceae T 6

Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance.

Tô hạp

Trung Hoa Hamamelidaceae EN R 7 Annamocarya sinensis

(Dode.) J. Leroy. Chò đãi Juglandaceae R V

8 Cinnamomum

balansae Lecomte. Vù hương Lauraceae VU R IIA 9 Madhuca pasquieri

(Dubard.) H..J..Lamb.

Sến mật

Sapotaceae EN K

10 Erythrofloeum fordii

Oliv. Lim xanh Caesalpiniaceae IIA

11

Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S.

Larsen. Gụ lau Caesalpiniaceae EN

V IIA 12 Aquilaria crassna

Pierre ex Lecomte. Trầm hương Thymelaeceae E

Bảng 4.7 cho thấy ở Yên Tử có 12 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị đe dọa cao thuộc 2 ngành thực vật là ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

Trong đó, ngành Hạt trần có 4 loài là Thiên tuế (Cycas sp.), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.), Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.), và Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), còn lại là 8 loài thuộc ngành Hạt kín. Ở mức độ nguy cấp (E) có 1 loài là Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.); nhóm sắp nguy cấp (V) có 3 loài là:

Gụ lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen.), Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy), Kim giao (Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.); nhóm thực vật bị đe dọa (T) có 1 loài là Tô mộc (Caesalpinia sappan L.), nhóm thực vật hiếm (R) là 3 loài Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw.), Tô hạp Trung Hoa (Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv. ex Hance.), Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte.)và nhóm thực vật cần được bảo tồn nhưng chưa có thông tin chính xác (K) có 1 loài là Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H..J..Lamb.).

Số loài cây gỗ ở Yên Tử được khái quát theo công thức sau:

Tổng số loài: 9 = 1E + 3V + 1T + 3R + 1K

Ngoài ra, ở Rừng đặc dụng Yên Tử còn có 4 loài được ghi trong Nghị định 32/NĐ – CP của Chính phủ, thuộc nhóm thực vật IIA. Đó là các loài Gụ lau, Lim xanh, Vù hương, Thiên tuế. Trong đó có 2 loài đã được ghi trong công thức trên. Nhằm mục tiêu quản lý và bảo tồn những loài cây quý hiếm này, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo tại khu vực rừng đặc dụng Yên Tử, đề tài đã nghiên cứu và đưa ra cơ sở dữ liệu về 12 loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao nói trên.

4.4.1. Chò đãi

Tên khoa học: Annamocarya sinensis (Dode) Leroy.

Họ: Hồ đào - Juglandaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ to, rụng lá, cao 30m - 35m, đường kính thân đến trên 0,8m. Vỏ nhẵn, thịt màu tím, lá kép lông chim một lần lẻ, dài 30cm - 40cm. Lá chét 7 - 9, gần chất da, mép nguyên. Lá chét phía trên khá to, hình bầu dục dài hoặc hình mác bầu dục dài, dài 12cm - 15cm, rộng 4cm - 5cm, lá chét phía dưới nhỏ hơn, thường hình trứng, cuống lá chét dài 3mm - 5mm. Cụm hoa đực hình đuôi sóc, dài 13cm - 15cm, rủ xuống, thường 5 - 9 cụm thành một bó mọc ở nách lá. Cụm hoa cái là bông ở đầu cành, đứng thẳng. Hoa cái 3 - 5.

Quả hình cầu hay hình trứng, dài 6cm - 8cm, đường kính 5cm - 6cm, vỏ quả dày, hóa gỗ, thường nứt thành 6 - 9 mảnh.

* Đặc điểm sinh thái học

Mùa hoa tháng 4, mùa quả chín tháng 8 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh, mưa mùa ẩm, ưa ẩm, ở độ cao 100m - 600m. Thường mọc ở ven suối, trong thung lũng; ưa đất dốc tụ, tầng dày, màu mỡ, từ trung tính tới kềm nhẹ. Cây mọc rải rác cùng với Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Sấu (Dracontomelum duper reanum), Sâng (Pometia pinnata) (Cúc Phương).

* Phân bố:

Ở Việt Nam: Vĩnh phúc (Tam Đảo), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh).

Tại khu vực nghiên cứu số lượng cá thể còn rất ít, rất khó gặp, cây tái sinh số lượng cũng có rất ít.

Trên thế giới: Trung Quốc (Đông Nam Vân Nam, Quảng Tây).

* Giá trị

Gỗ tốt dùng làm đồ dùng gia đình và xây dựng. Hạt ép dầu béo. Vỏ quả chế than hoạt tính. Cây có dáng đẹp có thể trồng dọc đường phố, trong vườn hoa và vườn thực vật.

4.4.2. Gụ lau

Tên khoa học: Sindora tonkinensis A.Chev.

Họ: Họ Vang - Caesalpiniaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ to, rụng lá, cao 20m - 25m hay hơn nữa, đường kính thân 0,6m - 0,8m, lá kép lông chim một lần, chẵn. Lá chét 4 - 5 đôi, hình bầu dục-mác, dài 6cm - 12cm, rộng 3,5cm - 6cm, chất da, nhẵn; cuống lá chét khoảng 5mm.

Cụm hoa hình chùy, dài 10cm - 15cm, phủ đầy lông nhung màu hung vàng.

Lá bắc hình tam giác, dài 5mm - 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cánh hoa 1 (-3), nạc, dài khoảng 8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung;

vòi cong, dài 10mm - 15mm, nhẵn, núm hình đầu. Quả đậu, gần tròn hay hình bầu dục rộng, dài 7cm, rộng khoảng 4cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, hạt 1 ít khi 2 - 3.

* Đặc điểm sinh thái học

Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả chính tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ưa mưa hay mưa mùa ẩm, ở độ cao không quá 600m trên đất tốt, có tầng dày và thoát nước.

* Phân bố địa lý

Ở Việt Nam: các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Tại khu vực nghiên cứu: loài này số lượng còn nhiều, mật độ tái sinh cao, phân bố ở đai thấp dưới 700m, tập trung chủ yếu ở sườn dưới và sườn giữa, từ 50m – 400m so với mặt nước biển.

* Giá trị

Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. Gỗ tốt, dùng trong xây dựng, đóng thuyền hay đồ dùng gia đình cao cấp như sập, tủ

chè. Vỏ cây giàu tanin, trước đây thường dùng để nhuộm lưới đánh cá. Hoa của cây là nguồn mật tốt cho ong.

4.4.3. Hồng tùng

Tên khoa học: Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook.

Họ: Podocarpaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính trên 80cm. Thân thẳng, tán hình ô. Gốc thường có bạnh thấp, vỏ màu nâu hồng, bong mảng nhỏ. Lá, vỏ, gỗ có tinh dầu thơm. Cành mọc hơi vòng, mang hai loại lá. Lá hình mũi dùi ba cạnh cong dài 0,7cm – 1cm có trên cành quang hợp và trên cây con. Lá mọc xít nhau có trên cành ra hoa, lá nhỏ dẹt, mặt trên xanh thẫm có rãnh lõm dọc dài 3mm – 6mm.

Nón đơn tính khác gốc, nón đực hình trứng mọc đầu cành, dài 6mm – 7mm, đôi nhị hình vảy. Nón cái mọc lẻ ở đầu cành ngắn, xuất phát từ kẽ lá chỉ

có 1 noãn trên cùng phát triển. Quả nón có một hạt hình trứng dài 0,4cm, gốc có vỏ giả màu đỏ bao 1/3 hạt.

* Đặc điểm sinh thái học

Hoa ra tháng 3 – 4, hạt chín tháng 10 – 11. Cây ưa khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, mát ẩm. Cây con cần che bóng nhẹ.

* Phân bố

Loài này phân bố ở Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, gặp rải rác trong rừng hỗn loài thường xanh hoặc phân bố thành đám nhỏ gần thuần loài trên độ cao 900m – 2500m.

Tại khu vực Yên Tử, hiện nay còn khoảng hơn 400 cá thể, được trồng từ thời Vua Trần Nhân Tông đến tu hành tại đây. Cho đến nay, các cá thể này có đường kính trung bình khoảng 80cm với chiều cao trung bình đạt 30m.

Hồng tùng phân bố từ độ cao 350m - 700m quanh các khu vực Đường Tùng, chùa Hoa Yên, chùa Một mái, Thác Vàng, Thác Bạc, Vườn Tùng. Đặc biệt ở quanh khu vực Vườn Tùng (Am Hoa, Am Thuốc) có khoảng 120 cá thể tập trung trên diện tích khoảng 4ha. Hiện tại chưa tìm thấy cây tái sinh tại đây.

Một số cá thể đã bước qua giai đoạn thành thục và đang bị cụt ngọn, rỗng ruột, đổ gãy. Vì những cá thể này gắn với lịch sử của dân tộc ta cho nên cần có những nghiên cứu bảo tồn loài quý hiếm này.

* Giá trị

Gỗ nhóm I, có giá trị xuất khẩu cao, dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ hoặc để cất tinh dầu.

4.4.4. Kim giao

Tên khoa học: Nageia fleuryi (Hickel) de Laub.

Họ: Podocarpaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ nhỡ thân thẳng vỏ bong mảng, tán hình trụ. Phân cành ngang, cành non màu xanh. Lá dầy hình trái xoan ngọn giáo hoặc trứng, đầu nhọn dần đuôi nêm, lá dài 6cm - 7cm, rộng 1,6cm - 2cm mọc gần đối hơi vặn ở cuống cùng với cành làm thành mặt phẳng. Gân lá nhiều hình cung.

Nón đực hình trụ dài 2cm, thường 3 - 4 chiếc mọc cụm ở nách lá. Nón cái mọc lẻ ở nách lá. Quả nón hình cầu, đường kính 1,5cm - 2cm khi chín màu đen, cuống dài 2cm dễ hoá gỗ, to bằng cuống.

* Đặc điểm sinh thái học

Kim giao sinh trưởng tương đối chậm, tái sinh tự nhiên tốt, ra nón tháng 4 - 5, nón chín tháng 10 - 11. Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh ở vùng núi đá, cây mọc nhanh quần thụ gần thuần loài.

* Phân bố địa lý

Tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An.

Tại Yên Tử số lượng loài này còn tương đối, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 600m – 700m, thuộc khoảnh 1, 2 và 8 tiểu khu 32 và khoảnh 1 tiểu khu 9B, chủ yếu là những cây vừa với đường kính trung bình từ 20cm – 25cm, có một số cây có đường kính đạt 40cm.

* Giá trị

Gỗ Kim giao màu vàng nhạt, thớ thẳng, mịn, khi khô ít biến dạng thích hợp làm đồ mỹ nghệ, nhạc cụ. Hạt chứa 30% dầu có thể ép dùng trong công nghiệp. Cây thường xanh, tán đẹp có thể trồng làm cảnh.

4.4.5. Lim xanh

Tên khoa học: Erythrophloeum fordii Oliv.

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ lớn, cao trên 30m, đường kính có thể tới 120cm. Thân thẳng tròn, gốc có bạnh nhỏ. Tán xoè rộng. Vỏ màu nâu có nhiều nốt sần màu nâu nhạt, sau bong mảng hoặc vẩy lớn, lớp vỏ trong màu nâu đỏ. Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành non màu xanh lục. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách, có 3 - 4 đôi cuống cấp 2, mỗi cuống mang 9 - 13 lá chét mọc cách, lá

chét hình trái xoan hoặc trứng trái xoan, đầu có mũi nhọn, đuôi gần tròn dài 4,5cm - 6cm, rộng 3cm - 3,5cm, hai mặt lá nhẵn bóng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Hoa tự hình chùm kép mỗi cụm dài 20cm - 30cm. Hoa lưỡng tính gần đều, đài 5 cánh hợp hình chuông; tràng màu xanh vàng 5 cánh hẹp và dài, nhị 10, chỉ nhị rời; bầu phủ nhiều lông. Quả đậu hình trái xoan thuôn dài 20cm - 25cm, rộng 3,5cm - 4cm, rộng 3,5cm - 4cm. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhau; vỏ hạt cứng, dây rốn dầy và to gần bằng hạt.

* Đặc điểm sinh thái học

Cây mọc chậm, tốc độ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và vùng phân bố. Mùa ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 10 - 11. Cây ưa sáng nhưng khi còn nhỏ chịu bóng. Mọc tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa nơi có nhiệt độ trung bình năm 220C – 240C . Lim xanh phân bố nơi đất sét hoặc sét pha sâu dầy, mọc nhiều và tốt ở độ cao 300m trở xuống. Cây có khả năng tái sinh hạt và chồi tốt.

* Phân bố địa lý

Lim xanh phân bố từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng;

tập trung ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Nội.

Tại khu vực nghiên cứu, loài này phân bố rải rác từ chân núi lên đến đỉnh, số lượng cá thể của loài này hiện nay còn nhiều, có cả cây to và cây tái sinh.

* Giá trị

Giác gỗ màu xám vàng nhạt khá dầy, lõi màu xanh vàng sau nâu sẫm, dăm thô, thớ xoắn, nặng và chịu được ngoài mưa nắng. Giác dễ bị mối mọt.

Có thể dùng gỗ Lim để xây dựng các công trình lớn, làm nhà, đóng tầu, đóng bàn ghế, làm tà vẹt. Thân Lim cho nhiệt lượng cao. Vỏ chứa nhiều chất chát dùng để nhuộm.

4.4.6. Sến mật

Tên khoa học: Madhuca pasquieri (Dubard)H. J. Lam.

Dasillipe pasquieri Dubard.

Họ: Hồng xiêm - Sapotaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ to, thường xanh, có nhựa mủ trắng, cao 30m - 35m, đường kính thân đến 1m. Vỏ màu nâu thẫm, dày 0,9cm, nứt ô vuông. Lá hình trứng ngược hay hình bầu dục dài, dài 6cm - 16cm, rộng 2cm - 6cm, có 13 - 22 đôi gân bậc hai; cuống lá dài 1,5cm - 3,5cm. Hoa mọc chụm 2 - 3 ở nách lá, có cuống dài 1,5cm - 3,5cm. Nhị 12 - 22. Bầu hình trứng 6 - 8 ô; vòi dài 8mm - 10mm. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài 2,5cm - 3cm; hạt 1 - 5, hình bầu dục, dài 2,2cm, rộng 1,5cm - 1,8cm.

* Đặc điểm sinh thái học

Mùa hoa tháng 1 – 3, mùa quả chín tháng 11 - 12. Tái sinh bằng hạt và chồi. Sến mật mọc rải rác. Cây sinh trưởng chậm, ưa đất tốt, ẩm, tầng dày, hơi chua.

* Phân bố địa lý

Sến mật phân bố rộng tại Việt Nam từ miền Bắc vào miền Trung. Tại Yên Tử chúng phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, tới gần khu vực An Kỳ Sinh, từ độ cao 50m - 900m. Số lượng cây gỗ lớn còn ít, chủ yếu là những cây nhỏ, cây tái sinh.

* Giá trị

Gỗ màu đỏ nâu, cứng, khó gia công, dễ nẻ, gỗ có giá trị cao dùng trong các công trình đòi hỏi cường độ chịu lực lớn như: công trình thủy lợi, đóng tàu thuyền, làm cầu, dụng cụ thể thao, ...

4.4.7. Thiên tuế

Tên khoa học: Cycas rumphii Miq.

Họ: Thiên Tuế - Cycadaceae

* Đặc điểm nhận biết

Thân hình trụ, cao 2m - 3m, ít chia nhánh. Lá mọc thành

vòng, dày đặc ở đỉnh thân. Lá dài đến 2m hình lông chim, cuống có gai, lá nhỏ thuôn về phía gốc và đỉnh. Phiến lá nhẵn bóng màu xanh đậm, cứng, đầu có gai nhọn, gân lồi trên phiến và mép hơi gấp lại.

Nón đực hẹp dài 25cm - 28cm, rộng 4cm. Nón cái dạng phiến dài tới 20cm, có lông màu hung vàng dày, phần không sinh sản rộng, mép chia thành nhiều dải hẹp, cong, nhọn. Hạt hình trái xoan dẹt, non có lông nhẵn màu da cam.

* Đặc điểm sinh thái học

Tốc độ sinh trưởng chậm. Cây ưa sáng, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đấ t thoát nước tố t, trồ ng gố c sâu. Nhân giố ng từ hạt hoặc tách cây con.

* Phân bố

Ở khu vực nghiên cứu loài này phân bố chủ yếu ở độ cao 400m – 500m, ở khu vực bến xe Giải Oan.

4.4.8. Thông tre lá ngắn

Tên khoa học: Podocarpus pilgeri Foxw.

Họ: Kim giao - Podocarpaceae

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ nhỏ, dạng bụi, thường xanh, ít khi cao đến 10m - 15m. Vỏ cây mỏng, màu vàng xám. Lá mọc cách, thường mọc chụm ở đầu cành, hình bầu dục mác, dài 1,5cm - 5cm, rộng 0,3cm - 1,2cm, mép lá nguyên, tròn tù, đôi khi nhọn đầu. Cây khác gốc. Nón đực đơn độc hay chụm hai, hình trụ dài 1,5cm - 5cm, gần không cuống. Nón cái mọc đơn độc ở nách lá, cuống dài 3mm - 13mm. Hạt hình cầu, đường kính 7mm - 10mm. Đế hạt dài 7mm - 12mm.

* Đặc điểm sinh thái học

Hạt chín mỗi năm 2 lần, đầu tháng 1 là vụ chính, tháng 6 là vụ phụ. Tái sinh bằng hạt tương đối khả quan. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoặc rừng lùn ở đỉnh núi và dông, ở độ cao khoảng 500m - 1600m. Cây mọc rải rác dưới tán rừng Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), rừng Pơ mu (Fokienia hodgingsii), trên sườn núi đá vôi, hay một số loại đá khác.

* Phân bố

Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang (Đồng Văn), Quảng Ninh (Đông Triều:

Yên Tử), Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò), Kiên Giang (đảo Phú Quốc).

Tại khu vực nghiên cứu, loài này phân bố ở đai cao trên 700m, số lượng cây gỗ còn rất ít, chủ yếu là cây tái sinh với số lượng ít.

Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông), Thái Lan, Lào, Campuchia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê.

* Giá trị

Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thẳng, mịn, hơi cứng, vòng sinh trưởng có vân hoa khá đẹp.

4.4.9. Tô hạp Trung hoa

Tên khoa học:Altingia chinensis (Champ.) Oliv. ex Hance.

Họ: Tô hạp

* Đặc điểm nhận biết

Cây gỗ to, cao trên 25m. Lá đơn, mọc cách; phiến hình trứng ngược, hẹp, dài 5cm - 12cm, rộng 3cm - 5,5cm, có 7 - 10 đôi gân bậc hai; cuống lá dài 8mm - 13mm. Hoa đực tập hợp thành cụm đuôi sóc, không có bao hoa, nhiều nhị, có chỉ nhị rất ngắn. Khoảng 20 - 50 hoa cái tập hợp thành cụm hoa đầu. Bầu gần dưới, có 2 ô, nhiều noãn; vòi 2, dài 3mm - 4mm; đầu uốn cong.

Cụm quả hình cầu, đường kính 1,7cm - 2,5cm. Quả nang, nứt lưng, mỗi mảnh 2 thùy nông. Hạt nhiều, màu nâu vàng, bóng.

* Đặc điểm sinh thái học

Cây mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm trên núi, ở độ cao tới 1700m. Mùa hoa tháng 4 - 6, mùa quả chín tháng 9 - 10.

* Giá trị

Làm cảnh, dùng xây dựng, đóng đồ dùng gia đình thông thường, đóng tàu thuyền, cấy nấm hương, thuốc chữa bệnh phong thấp, đòn ngã tổn thương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 42 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)