ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 27 - 32)

3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý

* Tọa độ địa lý

Rừng đặc dụng Yên Tử có tọa độ địa lý:

- Từ 21005’ đến 21009’ vĩ độ Bắc

- Từ 106043’ đến 108045’ kinh độ Đông

* Về mặt địa giới

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động – Bắc Giang - Phía Đông giáp phường Vàng Danh

- Phía Tây giáp xã Tràng Lương – Đông Triều - Phía Nam giáp xã Phương Đông – Uông Bí Tổng diện tích tự nhiên là 2.686,5 ha.

3.1.2. Địa hình

Rừng đặc dụng Yên Tử được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh 660m đến đỉnh 908m và 2 dông phụ theo hướng Bắc – Nam gồm:

- Phía Tây từ đỉnh 660m về suối Vàng Tân - Phía Đông từ đỉnh 908m về suối Bãi Dâu

- Phía Nam là đường 18B từ ngã ba suối Vàng Tân đến suối Bãi Dâu ôm trọn các hệ thủy suối Vàng Tân, suối Giải Oan và suối Bãi Dâu. Đỉnh cao nhất là đỉnh Yên Tử cao 1.068m, thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu cao 50m.

Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình từ 200 đến 250, có nơi độ dốc trên 350.

3.1.3. Đất

Địa chất Yên Tử nằm trong tính chất địa đất của vòng cung Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ Tứ có các loại đá mẹ chính như: Sa thạch, Sỏi sạn kết và phù sa cổ. Có các loại đất chính sau:

- Đất Feralit màu vàng, vàng sáng vùng núi thấp phát triển trên sa thạch - Đất Feralit màu vàng, vàng nhạt ở đồi phát triển trên sa thạch, sạn sỏi kết - Đất Feralit màu vàng đỏ, đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ

- Nhóm đất ruộng trên cánh đồng Năm Mẫu

Nhìn chung, đất của Yên Tử có các đặc tính sau: Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 30cm – 80cm, đất tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng kết dính kém, dễ bị xói mòn, rửa trôi.

3.1.4. Khí hậu thủy văn

* Khí hậu

Do vị trí địa lý, địa hình khu rừng Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu Yên Hưng – Đông Triều có những đặc trưng sau:

- Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

- Nhiệt độ bình quân/năm là 23,40C, cao nhất là 33,40C và thấp nhất là 140C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 50C – 100C. Tổng tích ôn từ 70000C – 80000C, có nơi trên 80000C. Tuy vậy, nhiệt độ ở đây có lúc xuống 50C, hoặc thấp hơn nữa, nhất là diện tích thung lũng của Yên Tử.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.785mm, cao nhất là 2.700mm, năm thấp nhất là 1.423mm; mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm khoảng 80%

lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8. Chính vì vậy, khi mưa lớn ở đây thường xuất hiện lũ, nước ở các suối dâng lên rất nhanh gây ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và làm sụt lở đất đá.

- Trong mùa khô, lượng mưa chiếm từ 10% – 20%, có năm khô hạn kéo dài 2 – 3 tháng tạo nên không khí nóng lực, khô hanh làm cho các trảng cây bụi, cỏ, rừng cây khô héo, dễ xảy ra hiện tượng cháy rừng.

- Độ ẩm không khí bình quân/năm là 81%, năm cao nhất là 86%, năm thấp nhất là 62%. Lượng bốc hơi bình quân/năm là 1.289mm, cao nhất là 1.360mm, thấp nhất là 1.120mm.

- Gió thịnh hành là gió Đông Bắc và Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp, có một số đợt gió mùa Đông Bắc khá lớn thường xảy ra hàng năm vào lúc sắp thu hoạch lúa, màu, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất.

* Thủy văn

Trong khu vực Yên Tử có 3 hệ thủy chính đều bắt nguồn từ dãy Yên Tử là: Hệ suối Vàng Tân, suối Giải Oan và suối Bãi Dâu.

Nhìn chung, các suối đều có nước quanh năm, phục vụ tốt cho sản xuất nông, lâm nghiệp và phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phục vụ du khách. Nhờ có rừng đã giữ và điều tiết được nguồn nước nên thượng nguồn của các suối ở đây đều tạo được nhiều thác đẹp như Thác Vàng, thác Bạc.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Hiện trạng rừng và thảm thực vật được tóm tắt ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích các loại đất đai

Hạng mục Tổng cộng Phân theo tiểu khu TK 32 TK 36 TK 9B Tổng diện tích tự nhiên 2.686 1.120,0 896,3 669,7 1. Diện tích đất có rừng 2.145 1.054,5 677,8 412,7

1.1. Rừng tự nhiên 1.736 931,5 424,8 379,7

- Rừng ít bị tác động 321 317,0 4,0

- Rừng bị tác động 698 371,2 124,8 202,0

- Rừng phục hồi 717 243,3 296,0 177,7

1.2. Rừng trồng 409 123,0 253,0 33,0

- Rừng Thông 19 15,7 3,0

- Rừng Keo 51 7,4 43,4

- Rừng Bạch đàn 126 3,0 93,5 30,0

- Rừng hỗn giao Keo, Thông 213 112,6 100,4

2. Diện tích không còn rừng 331 35,5 90,0 205,5

- Trảng cỏ 39 10,5 29,0

- Trảng cây bụi 6 5,5

- Trảng cây gỗ rải rác 286 25,0 90,0 171,0

3. Đất nông nghiệp 131 84,5, 46,5

4. Các loại đất khác 79 30,0 44,0 5,0

Tổng diện tích tự nhiên là 2.686 ha, trong đó:

Diện tích có rừng là 2.145 ha chiếm 80% diện tích, trong đó rừng tự nhiên (1.736 ha) chiếm 80,9% diện tích có rừng và chiếm 64,6% tổng diện tích.

Diện tích đất không còn rừng: 331 ha chỉ chiếm 12,3% tổng diện tích.

Diện tích đất kinh doanh sản xuất nông nghiệp 131 ha chiếm 4,9% diện tích tự nhiên.

Diện tích đất khác (đất xây dựng, thổ cư, sông suối, đường,v.v) là 49 ha chiếm 2,8% diện tích tự nhiên.

Nhìn chung, rừng ở đây còn nhiều, tỷ lệ che phủ của rừng chiếm 80%

diện tích rừng đặc dụng. Trong đó có 321ha rừng hầu như chưa bị tác động bao gồm các ưu hợp, loài cây ưu thế sinh thái đặc trưng cho vùng Đông Bắc như: Táu mặt quỷ, Táu mật, Sến mật, Lim xanh, Trầu tiên, Chẹo, Dẻ, Trâm, v.v. Trữ lượng bình quân 218 m3/ha.

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Khu rừng đặc dụng Yên Tử nằm chủ yếu trên địa bàn xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, với tổng dân số là 4.321 người, thuộc 932 hộ, 8 thôn bản. Song ảnh hưởng trực tiếp đến rừng gồm 4 thôn bản là: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1, Năm Mẫu 2, với tổng số dân là 2.049 người, thuộc 482 hộ.

Trong khu vực Khu di tích số người hoạt động thường xuyên gồm 130 người, trong đó:

+ Bộ đội thông tin quân khu 3 có 18 người.

+ Ban quản lý rừng đặc dụng Yên Tử có 57 người.

+ Công ty Tùng Lâm có 52 người.

Khu vực có 6 dân tộc cùng chung sống, đó là: Dao, Kinh, Hoa, Tày, Sán Chỉ, Cao Lan. Trong đó người Dao chiếm 52,4% tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số là 2%. Cộng đồng các dân tộc ở đây, chủ yếu kinh doanh ruộng nước (cách đồng Năm Mẫu), bình quân nhân khẩu 460 m2/người. Ngoài ra, những năm gần đây nhân dân đã xây dựng vườn rừng, vườn cây ăn quả và tham gia dịch vụ du lịch.

Nhìn chung đời sống của nhân dân đã được ổn định, nhưng năng suất lúa vẫn chưa cao, chỉ đạt 4,5 tấn/ha/năm. Các sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa thực sự trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch, nhất là mùa hội. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ ăn uống, … cho khách du lịch chưa phát triển.

Nhân dân đã tham gia tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng, trồng cây phân tán, cây ăn quả, … trên đất của mình. Nhiều hộ gia đình đã thu hoạch từ vườn rừng, cây ăn quả đạt từ 20 – 30 triệu đồng/năm.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ tại rừng đặc dụng yên tử quảng ninh (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)