Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN KIM BÔI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Bôi
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Kim Bôi nằm ở phía đông của tỉnh Hòa Bình, huyện có vị trí từ 20°32' đến 20°49' vĩ độ bắc và 105°22' đến 105°43'độ kinh đông. Phía bắc Kim Bôi giáp với huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn. Phía tây Kim Bôi giáp với Thành phố Hòa Bình và huyện Cao Phong. Phía nam Kim Bôi giáp với các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn và Lạc Thủy. Phía đông Kim Bôi giáp với huyện Lương Sơn và huyện Lạc Thủy. Huyện lỵ là thị trấn Bo, cách thành phố Hòa Bình khoảng 40 km. Các xã: Bắc Sơn, Bình Sơn, Cuối Hạ, Đông Bắc, Đú Sáng, Hạ Bì, Hợp Đồng, Hợp Kim, Hùng Tiến, Kim Bình, Kim Bôi, Kim Sơn, Kim Tiến, Kim Truy, Lập Chiệng, Mị Hòa, Nam Thƣợng, Nật Sơn, Nuông Dăm, Sào Báy, Sơn Thủy, Thƣợng Bì, Thƣợng Tiến, Trung Bì, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Vĩnh Tiến.
Với diện tích tự nhiên lớn của tỉnh Hòa Bình nhƣng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất ít, dân số trung bình là 114.015người (chiếm 6,5%
dân số cả tỉnh), mật độ dân số khoảng 169người/km2 (bằng khoảng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh).
2.1.1.2. Địa hình và đất đai thổ nhưỡng
Địa hình huyện Kim Bôi bị chia cắt bởi hệ thống khe suối và khá phức tạp. Huyện Kim Bôi có 2/3 diện tích là đồi, núi với độ cao trung bình so với mực nước biển là 310 m, có độ nghiêng chung theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tại Kim Bôi có một số vùng núi đá vôi, vách dốc thẳng đứng, núi đá xanh, với nhiều ngọn núi cao có khi tới hàng nghìn mét. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Cốt Ca cao 1.800m. Tại các vùng núi đá vôi, do kết quả của hiện tƣợng caxtơ hóa nên có những hang động cổ xƣa nối dài từ quả núi này sang quả núi khác.
Huyện Kim Bôi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang nhiều nét đặc trƣng của khí hậu miền Tây Bắc.
Rừng Kim Bôi có các loại gỗ quý hiếm nhƣ: Lim, Đinh, Táu, Sến,Vàng tâm...
Trong rừng còn nhiều loài thú: Báo, Hổ, Hươu, Vượn, Nai, Khỉ, Tê tê, Trăn,...
Khoáng sản ở Kim Bôi khá phong phú nhƣ: Vàng, chì, đồng, than, nguồn nước khoáng tự nhiên. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 77.796,07 ha.
Đất nông nghiệp: 3.537,34 ha chiếm 4.55% tổng diện tích. Lúa nước:
816,34 ha chiếm 1,049% tổng diện tích. Vì vậy việc thực hiện ổn định và an toàn lương thực tại chỗ gặp không ít khó khăn.
Đất Lâm nghiêp : 50.662,96 ha. Trong đó 24.774,5 ha rừng tự nhiên và 25.888,46 ha rừng trồng .
Bảng 2.1: Đất đai của huyện Kim Bôi
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ ệ (%)
Tổng diên tích đất tự nhiên 77.796,07 100.000
1 Đất nông, lâm nghiệp 54.300,53 69,80
+ Đất nông nghiệp 3.537,34 4,55
+ Đất lâm nghiệp 50.662,96 65,12
+ Đất nuôi trồng thủy sản 75,10 0,10
+ Đất nông nghiệp khác 25,13 0,03
2 Đất phi nông nghiệp 8.556,39 11,00
3 Đất chƣa sử dụng 14.939,15 19,20
+ Đất bằng chƣa sử dụng 94,46 0,12
+ Đất đồi núi chƣa sử dụng 14.081,95 18,10
+ Núi đá không có rừng, cây 762,74 0,98
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Bôi năm 2015) Diện tích đất chƣa sử dụng : 14.939,15 ha (19,20% tổng diện tích).
Trong đó đất bằng, đồi núi trọc trống, có khả năng trồng rừng chiếm 18,22%
tổng diện tích. Nên khả năng phát triển và thu nhập từ nghề rừng là rất lớn.
2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Huyện Kim Bôi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Vào mùa mưa thường xảy ra những trận lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước.
Mƣa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.800 - 2.200 mm. Các hiện tƣợng gió lốc, mƣa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,7oC; cao nhất 41,2oC; thấp nhất 1,9oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 37-39oC; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,5oC. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm.
2.1.1.4. Nguồn nước
Tài nguyên nước của huyện Kim Bôi tương đối dồi dào do có dòng Sông Bôi chảy qua, là điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái động, thực vật phát triển. Đặc biệt tại Kim Bôi có điểm nước khoáng thiên nhiên, được đánh giá là nguồn nước khoáng chất lượng cao, đây là một trong những thế mạnh để khai thác nguồn nước và du lịch của địa phương.
2.1.1.5. Nguồn tài nguyên rừng và khoáng sản
Cho đến nay có sự suy giảm, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lƣợng gỗ còn ít và trên 36 nghìn ha chƣa có rừng. Diện tích có rừng là 29.468,1ha, trong đó rừng tự nhiên 24.774,5ha, rừng trồng 4.693,6ha. Sản lƣợng gỗ cây đứng 0,54 triệu m3. Động vật rừng nghèo về số loại và số lƣợng, bởi vì do phá rừng làm nương rẫy, nên môi trường sống của động vật rừng bị thu hẹp.
Các khu bảo tồn thiên nhiên của huyện gồm có 1 khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích là 8.435 ha, trong đó có rừng là 5.565 ha, đất trống có khả năng nông, lâm nghiệp là 2.870 ha.
Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ: Ðất sét, Đá vôi, đá Granít ...; khoáng sản kim loại nhƣ: Quặng sắt mỏ nhỏ trữ lƣợng ít chƣa xác định, sắt, quặng đa kim loại (Đồng, Chì, Kẽm, Thuỷ ngân, Antimoan), Vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại nhƣ Pirít, Photphorít, Cao lanh...