Tình hình phân bổ và sử dụng vốn cho Chương trình NTM ở các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 89 - 118)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng huy động và sử dụng vốn cho chuơng trình xây dựng nông thôn mới qua 5 năm 2011- 2015 tại các xã nghiên cứu

3.3.4. Tình hình phân bổ và sử dụng vốn cho Chương trình NTM ở các điểm nghiên cứu

3.3.4.1. Phân bổ sử dụng vốn huy động

Phân bổ và sử dụng vốn cho Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã nghiên cứu cho thấy, xã Tú Sơn có tổng vốn đầu tƣ là 9.126,5 triệu đồng, trong đó vốn doanh nghiệp đóng góp có giá trị cao nhất 3.610 triệu đồng.

Về tổng vốn đầu tƣ 3 xã cho thấy xã Hạ Bì có tổng vốn đầu tƣ là nhiều nhất là 9.612,5 triệu đồng, sau đó đến xã Tú Sơn là 9.126,5 triệu đồng và thấp nhất là xã Nuông Dăm là 8.145 triệu đồng, trong đó vốn lồng ghép từ các chương trình dự án trên địa bàn nhiều nhất là xã Nuông Dăm chiếm 1.265 triệu đồng, sau đó đến xã Hạ Bì chiếm 950 triệu đồng và thấp nhất là xã Tú Sơn là 611,5 triệu đồng.

Về Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước nhiều nhất là xã Tú Sơn 2.035 triệu đồng, xã Hạ Bì 1.632,5 triệu đồng và thấp nhất là xã Nuông Dăm là 1.205 triệu đồng. Về dân đóng góp xã Hạ Bì có giá trị cao nhất là 2.450 triệu đồng, xã Tú Sơn là 2.315 triệu đồng và thấp nhất là xã Nuông Dăm là 2.005 triệu đồng.

Về vốn tín dụng, xã Hạ Bì có số vốn cao nhất là 605 triệu đồng, xã Tú Sơn 555 triệu đồng và thấp nhất là xã Nuông Dăm 505 triệu đồng.

Nguồn vốn từ doanh nghiệp đóng góp cao nhất là xã Hạ Bì đạt 3.975 triệu đồng, xã Tú Sơn là 3.610 triệu đồng và thấp nhất là xã Nuông Dăm đạt 3.165 triệu đồng.

Bảng 3.19: Phân bổ nguồn vốn cho chương trình XD NTM của xã Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng vốn

Chia theo nguồn Vốn ồng

ghép từ các CT khác

Ngân sách

nhà nước

Tín dụng

DN đóng

góp

Dân góp 1. Xã Tú Sơn 9.126,5 611,5 2.035,0 555,0 3.610,0 2.315,0 - Vốn ĐT XDCB 7.786,5 411,5 1.650,0 500,0 3.220,0 2.005,0

- Vốn PT SX 990,0 - 235,0 55,0 390,0 310,0

- Vốn HĐ khác 350,0 200,0 150,0 - - -

2. Xã Nuông Dăm 8.145,0 1.265,0 1.205,0 505,0 3.165,0 2.005,0 - Vốn ĐT XDCB 7.330,0 1.015,0 950,0 475,0 2.985,0 1.905,0

- Vốn PT SX 415,0 - 105,0 30,0 180,0 100,0

- Vốn HĐ khác 400,0 250,0 150,0 - - -

3. Xã Hạ Bì 9.612,5 950,0 1.632,5 605,0 3.975,0 2.450,0 - Vốn ĐT XDCB 8.262,5 850,0 1.257,5 535,0 3.470,0 2.150,0

- Vốn PT SX 1.100,0 225,0 70,0 505,0 300,0

- Vốn HĐ khác 250,0 100,0 150,0

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.3.4.2. Cơ cấu sử dụng vốn của các xã nghiên cứu

Phân bổ nguồn vốn cho các xã điều tra thể hiện qua bảng 3.20 cho thấy vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác cho xây dựng nông thôn mới, xã có tỷ lệ cao nhất là xã Nuông Dăm chiếm 15,5%, xã Hạ Bì chiếm 9,9% và thấp nhất là xã Tú Sơn chiếm 6,7%.

Trong vốn lồng ghép, đầu tƣ cho hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao ở xã Tú Sơn là 57,1%, xã Nuông Dăm là 62,5% và xã Hạ Bì là 40,0%. Đầu tƣ vốn để xây dựng cơ bản cao nhất là xã Nuông Dăm chiếm 13,8%, thứ hai là xã Hạ Bì chiếm 10,3% và thấp nhất là xã Tú Sơn chiếm 5,3%.

Vốn ngân sách nhà nước ở xã Tú Sơn chiếm tỷ trọng cao nhất là 22,3%, xã Hạ Bì là 17% và xã Nuông Dăm chiếm 14,8%. Trong đó hoạt động cho lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng cao. Xã Hạ Bì chiếm 60,0%, xã Tú Sơn chiếm 42,9% và xã Nuông Dăm là 37,5%.

Vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp đóng góp và vốn dân góp chủ yếu đầu tƣ vào xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất.

Vốn tín dụng ở xã Hạ Bì là 6,3%, xã Nuông Dăm chiếm 6,2% và xã Tú Sơn chiếm 6,1%.

Vốn Doanh nghiệp đóng góp chiếm tỷ trọng cao trong các xã, cao nhất là xã Hạ Bì chiếm 41,4% nguồn vốn huy động của xã. Thứ 2 là xã Tú Sơn chiếm 39,6% và thấp nhất là xã Nuông Dăm cũng đạt 38,9%. Trong đó, hoạt động cho lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản xã Hạ Bì chiếm 42,0%, xã Tú Sơn là 41,4% và xã thấp nhất là xã Nuông Dăm cũng đạt 40,7%.

Đầu tƣ cho phát triển sản xuất thông qua doanh nghiệp đóng góp cao nhất là xã Hạ Bì với 45,9%, xã Nuông Dăm 43,4% và thấp nhất là xã Tú Sơn với 39,4%.

Bảng 3.20: Cơ cấu sử dụng nguồn vốn cho chương trình XDNTM của xã điều tra

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu Tổng vốn

Chia theo nguồn Vốn

ồng ghép từ

các CT khác

Ngân sách

nhà nước

Tín dụng

DN đóng

góp

Dân góp

1. Xã Tú Sơn 100,0 6,7 22,3 6,1 39,6 25,4

- Vốn đầu tƣ XDCB 100,0 5,3 21,2 6,4 41,4 25,7 - Vốn phát triển SX 100,0 0,0 23,7 5,6 39,4 31,3 - Vốn cho HĐ khác 100,0 57,1 42,9 0,0 0,0 0,0 2. Xã Nuông Dăm 100,0 15,5 14,8 6,2 38,9 24,6 - Vốn đầu tƣ XDCB 100,0 13,8 13,0 6,5 40,7 26,0 - Vốn phát triển SX 100,0 0,0 25,3 7,2 43,4 24,1 - Vốn cho HĐ khác 100,0 62,5 37,5 0,0 0,0 0,0

3. Xã Hạ Bì 100,0 9,9 17,0 6,3 41,4 25,5

- Vốn đầu tƣ XDCB 100,0 10,3 15,2 6,5 42,0 26,0 - Vốn phát triển SX 100,0 0,0 20,5 6,4 45,9 27,3 - Vốn cho HĐ khác 100,0 40,0 60,0 0,0 0,0 0,0 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Về vốn do dân đóng góp cũng chiếm tỷ lệ cao từ 24,6% đến 25,5%.

Trong đó đầu tƣ vào xây dựng cơ bản chiếm từ 25,7% đến 26%. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất cao nhất là xã Tú Sơn chiếm 31,3%, xã Hạ Bì là 27,3% và thấp nhất là xã Nuông Dăm chiếm 24,1%.

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tác động riêng rẽ nhƣng không hề độc lập với nhau, giữa chúng luôn có mối liên hệ tác động qua lại nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, mỗi làng - thôn, bản để có thể trở thành một mô hình nông thôn mới thì cần phải có các điều kiện như: chủ trương của nhà nước, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của người dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế, nguồn vốn…

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại ba xã điểm của huyện, chúng tôi nhận định và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả huy động vốn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kim Bôi nhƣ sau:

* Ảnh hưởng của nhân tố môi trường chính trị - pháp lý

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chương trình mục tiêu quôc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 là một chương trình tổng thể với mục tiêu:"Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; giữ vững an ninh- trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Như vậy, chủ trương xây dựng nông thôn mới mang tính nhân văn sâu sắc, vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành đúng quy trình, đồng bộ chắc chắn.

Tại Kim Bôi, chủ trương xây dựng NTM được quán triệt chỉ đạo từ Trung ƣơng, đến tỉnh, huyện và xã. Đây cũng là một trong những nhân tố khiến cho chính quyền cấp xã chủ động, tích cực hơn trong quá trình triển khai thực hiện NTM trên địa bàn.

* Sự chỉ đạo của Chính quyền địa phương

Phát triển và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của nhà nước, để thực hiện tốt các nội dung cần có sự chỉ đạo, tham gia của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Vai trò chỉ đạo của chính quyền địa phương là rất quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

* Ảnh hưởng của nhân tố ý thức và lòng tin của của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới

Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng vai trò quan trọng để xây dựng mô hình nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm; giải quyết tốt những khó khăn bức xúc của người dân trong phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của họ.

Trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay, người dân giữ vị trí là chủ thể. Vì thế cần phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người dân đồng thời đảm bảo những quyền lợi chính đáng của họ.

Ngoài việc tự nguyện đóng góp tiền mặt cho xây dựng các công trình, người dân còn tích cực trong việc góp ngày công lao động và các loại vật liệu.

Việc đóng góp ngày công lao động và vật tƣ cho các hoạt động xây dựng công trình của người dân tại thôn, đã góp phần giảm thiểu sự đóng góp về mặt tài chính của người dân tham gia.

Điều này đã giúp cho người dân giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho gia đình. Để tăng trách nhiệm của người dân trong từng công việc, BCĐ sẽ xác nhận với người dân về những công việc mà họ tham gia để từ đó giảm việc đóng góp về tài chính cho người dân.

* Sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, HTX, cá nhân, tổ chức Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, doanh nghiệp góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất, tạo nền tảng phát triển kinh tế tại nông thôn. Các doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn sẽ tạo cơ hội và môi trường tốt để nông thôn dần thích nghi với lối tư duy công nghiệp. Có nhƣ vậy, kinh tế nông nghiệp mới phát triển, đời sống nông dân đƣợc cải thiện và lộ trình xây dựng nông thôn mới, mới rộng mở theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Trên địa bàn huyện Kim Bôi, hiện tại có rất ít doanh nghiệp đóng chân, do đó việc kêu gọi đầu tƣ cho xây dựng cơ sở hạ tầng hết sức khó khăn.

* Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai xây dựng NTM Công tác triển khai Quyết định 74 và Kế hoạch 97 về xây dựng nông thôn mới đã đƣợc quán triệt trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, nhƣng sự phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chƣa thật đồng bộ, nên chƣa phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp và huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc sâu rộng, một số xã chƣa triển khai đầy đủ nên nhận thức của nhân dân vùng nông thôn về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ còn mang tính thụ động, chƣa thực sự tham gia xây dựng nông thôn mới.

Việc chỉ đạo, lãnh đạo của Cấp ủy, chính quyền các cấp có quan tâm chỉ đạo nhƣng chƣa thực sự đi vào chiều sâu; một số Ban Chỉ đạo tại các địa

phương hoạt động chưa đều tay, các thành viên trong Ban Chỉ đạo chưa thực hiện tốt trong công tác phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, mạnh ai nấy làm (cấp huyện); một số xã gần nhƣ khoán trắng cho chính quyền, thiếu sự phối hợp của các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

* Ảnh hưởng của nhân tố hình thức huy động vốn

Các hình thức huy động vốn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả huy động vốn. Tuy nhiên, tại các xã điểm qua điều tra khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các xã đều chƣa có sự đa dạng trong các hình thức huy động vốn, chủ yếu là nguồn ngân sách từ cấp trên trực tiếp cho chương trình. Vì vậy, việc huy động vốn tại các xã này đều chƣa đạt hiệu quả cao.

3.5. Định hướng và các giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình

3.5.1. Thành tựu trong công tác huy động vốn cho XDNTM tại huyện Kim Bôi.

- Thành lập Ban chỉ đạo các cấp để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Chương trình xây dựng nông thôn mới bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2010, đến đầu năm 2011 thì huyện Kim Bôi đã thành lập đƣợc Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã (27/27 xã) và Ban phát triển thôn (195/195 thôn) để tổ chức triển khai Chương trình.

- Công tác chỉ đạo có sự thống nhất cao từ các cấp huyện, xã và thôn xóm.

- Công tác tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh, có sự tham gia của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và người dân của địa phương trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đã huy động đƣợc các nguồn vốn từ nhiều thành phần vốn khác nhau như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn Doanh nghiệp, HTX và các tổ chức kinh tế khác, vốn góp của người dân và vốn tín dụng.

3.5.2. Những tồn tại trong công tác huy động vốn.

- Số vốn huy động cho Chương trình xây dựng nông thôn mới so với tổng nhu cầu còn quá khiêm tốn, mới chỉ đạt gần 7% so với tổng nhu cầu.

- Chưa huy động được tối đa nguồn ngân sách nhà nước cho Chương trình xây dựng nông thôn mới do chƣa có cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn huyện. Công tác lập Chương trình, dự án còn yếu, nên không xin đƣợc kinh phí đầu tƣ từ các cấp có thẩm quyền.

- Công tác tuyên truyền còn chƣa hiệu quả nên việc huy động vốn trong nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn bởi người dân chưa nhận ra được lợi ích của việc đầu tƣ xây dựng nông thôn mới. Nhiều hộ cho rằng việc họ bỏ tiền ra có thể sẽ không đƣợc đầu tƣ đúng chỗ.

- Chƣa có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện nên khó thu hút vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp…

3.5.3. Định hướng

Căn cứ nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM, nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ đƣợc phân bổ hàng năm.

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn.

Huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, sau đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;

Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng như: vốn chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ

tầng nông thôn ... theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 /9/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác: Huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đóng góp bằng tiền mỗi quỹ một ngày lương để ủng hộ xây dựng nông thôn mới. Huy động nhân dân hiến đất và công lao động.

3.5.4. Giải pháp huy động vốn xây dựng nông thôn mới huyện Kim Bôi Xây dựng nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã… Do khối lƣợng kinh phí lớn, huy động tập trung trong thời gian ngắn, với các nguồn lực của địa phương là chính. Bởi vậy cần có các giải pháp huy động vốn một cách có hiệu quả. Trên khía cạnh tổng thể, những giải pháp sau đây cần đƣợc xem xét, thực hiện trong việc huy động vốn thực hiện trong đề án nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

3.5.4.1. Giải pháp thu hút và giải ngân vốn từ ngân sách (trung ương, tỉnh) Nhìn chung để huy động vốn từ các nguồn ngân sách của trung ƣơng, tỉnh ngoài giải pháp gửi công văn để xin hỗ trợ vốn cho các công trình thì huyện cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm, từng giai đoạn cụ thể cho các xã phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới. Lập các dự án chi tiết mang tính thuyết phục và tính khả thi cao, nêu lên đƣợc tầm quan trọng của dự án đó ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Như vậy mới có thể huy động vốn từ các nguồn này một cách nhanh nhất. Để đạt đƣợc điều đó huyện cần có những biện pháp cụ thể sau:

Thành lập ban dự án chuyên nghiên cứu và xây dựng dự án khả thi, phù hợp với sự phát triển của xã và lộ trình cấp vốn hợp lý. Yếu tố trung tâm ở

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 89 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)