Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 55 - 60)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN KIM BÔI

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Kim Bôi là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình, Tây Bắc Việt Nam. Toàn huyện có 27 xã và 1 thị trấn.

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu điều tra, khảo sát tìm hiểu các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và phỏng vấn các cán bộ ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện, xã, thôn và các cán bộ có liên quan đến xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hòa Bình.

Bảng 2.3: Phân bố mẫu điều tra trên các điểm điều tra

TT Số mẫu C cấu (%)

I Người dân (chủ hộ) 90 81,81

1 Xã Tú Sơn 30 27,27

2 Xã Hạ Bì 30 27,27

3 Xã Nuông Dăm 30 27,27

II Cán bộ (người) 20 18,18

Tổng cộng 110 100

(Nguồn: Tổng hợp điều tra người dân Huyện Kim Bôi,2015)

Căn cứ vào địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế văn hóa xã hội và số tiêu chí nông thôn mới đã đạt đƣợc của các xã trong huyện, đề tài tập trung điều tra, khảo sát nghiên cứu 3 xã với tiêu chí là xã Hạ Bì (đại diện cho nhóm

xã đạt trên 15 tiêu chí); xã Tú Sơn (đại diện cho nhóm xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí) và Nuông Dăm (đại diện cho nhóm xã đạt dưới 10 tiêu chí).

Với 110 phiếu điều tra của các xã trên đã đại diện cho các tầng lớp xã hội thông qua các ngành nghề khác nhau đảm bảo tính khách quan của việc chọn mẫu điều tra.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp được áp dụng để tiến hành thu thập các tài liệu như:

Thực hiện kế thừa những nội dung qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Bôi, kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố.

Số liệu của huyện đƣợc thu thập tại Chi cục thống kê, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến Nông - khuyến lâm, UBND các xã thuộc huyện Kim Bôi.

Các báo cáo phát triển tình hình kinh tế xã hội huyện Kim Bôi, nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Kim Bôi. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Các số liệu thống kê có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài nhƣ: báo cáo về vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội phân theo hình thức quản lý, nguồn vốn và cấu thành, vốn đầu tư xây dựng cơ bản do địa phương quản lý phân theo ngành kinh tế, một số mục tiêu chủ yếu nhiệm kỳ đại hội đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XXI, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu huyện Kim Bôi thời kỳ 2011-2015 về nông, lâm nghiệp và thủy sản...

Các bài báo, bản tin trên các phương tiện truyền thông như: báo nông nghiệp Việt Nam, tìm hiểu kiến thức pháp luật nông nghiệp, chương trình bạn của nhà nông, nhà nông cần biết, các trang web nhƣ: nông nghiệp@vtv.vn, kinhtenongthon.com.vn, ppd.gov.vn…

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài tiến hành các đợt khảo sát thực tiễn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Kế hoạch đầu tƣ tỉnh Hòa Bình, phòng Nông nghiệp huyện Kim Bôi để thu thập thông tin về kết quả đầu tƣ phát triển nông nghiệp.

Số liệu sơ cấp thu thập thông qua các phỏng vấn đối với cán bộ ngành huyện có liên quan đến chính sách đầu tƣ phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Kim Bôi.

Phiếu câu hỏi, phiếu lấy ý kiến từ các nhà quản lý nhằm đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong đầu tƣ vào lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp.

Các phiếu điều tra từ các thành phần kinh tế: Kinh tế hộ, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn nghiên cứu.

Các bước tiến hành trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp như sau:

Thiết kế bảng hỏi: Các thông tin cơ bản trong bản hỏi bao gồm: thông tin cơ bản về người được phỏng vấn, ý kiến của họ về việc đóng góp vốn xây dựng nông thôn mới.

Phỏng vấn người dân: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để tiến hành phỏng vấn đối với người được điều tra để xác định các thông tin phục vụ cho nghiên cứu.

Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu tôi thường xuyên tham khảo ý kiến của các cô giáo, cán bộ xã và các chuyên gia khác về vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi đƣợc tiến hành phỏng vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chƣa chính xác.

Xử lý số liệu: Các số liệu thu thập đƣợc tổng hợp và xử lý trên phần mềm Word và Excel.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tƣợng nghiên cứu) đƣợc chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê đƣợc chia thành 2 loại: Tiêu thức số lƣợng và tiêu thức thuộc tính.

- Tiêu thức số lƣợng là tiêu thức có thể biểu diễn đƣợc bằng con số, ví dụ độ tuổi, thu nhập bình quân của hộ gia đình, trình độ văn hóa, mức năng suất lao động, tiền lương bình quân…

- Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể biểu diễn bằng con số, ví dụ:

giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, hộ giàu, hộ nghèo…

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu như so sánh tỷ lệ hộ nghèo, tốc độ phát triển kinh tế qua các năm, sự chênh lệch về thu nhập của người dân trước và sau khi có sự tác động của các chương trình nông thôn mới. Từ đó thấy được kết quả rõ rệt của chương trình này.

2.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để phân tích kết quả thực hiện của chương trình nông thôn mới tới công tác phát triển kinh tế xã hội, tình hình thu nhập của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Bên cạnh các phương pháp phân tích số liệu trên, tôi tiến hành phân tích, đánh giá và phân tích thực trạng, kết quả, hiệu quả của việc huy động vốn ở huyện Kim Bôi qua các hệ thống chỉ tiêu sau:

- Tổng số vốn đầu tƣ theo nhu cầu.

- Vốn đầu tƣ theo các hạng mục của từng tiêu chí.

- Tổng số vốn huy động.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân.

- Số các doanh nghiệp đầu tƣ, tài trợ.

- Tổng số vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân…

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm - Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động:

Số d- từng khoản huy động Cơ cấu các khoản huy động =

Tổng vốn huy động Để đánh giá mức độ huy động đƣợc từ dân cƣ, ta xét hệ số:

Tổng số tiền huy động của địa bàn/Tổng số dân c- của địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)