Vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 66 - 79)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình huy động nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Bôi giai đoạn 2011- 2015

3.2.3. Vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác

Xây dựng NTM nhằm phát triển toàn diện và mọi mặt của nông thôn, trong đó chính các DN, HTX, tổ chức kinh tế cũng là những đối tƣợng đƣợc hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, nên việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa – xã hội – môi trường là hoàn toàn cần thiết. Nếu được đầu tư đúng mức và thực hiện đúng tiến độ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX, tổ chức kinh tế hoạt động.

3.2.3.1. Đầu tư xây dựng các công trình công cộng có thu phí để thu hồi vốn Để có đƣợc nguồn vốn này không nhất thiết phải huy động bằng tiền mặt mà huy động bằng nguồn lực sẵn có của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia đầu tƣ xây dựng các hạng mục công trình. Đây chính là một cách huy động vốn có lợi cho cả xã và doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế bởi không cần tập trung một lƣợng tiền lớn ngay một lúc mà có thể huy động dần dần. Với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng chú trọng tập trung đầu tƣ trực tiếp vào các hạng mục cơ sở hạ tầng, với các HTX quan tâm đến các công trình nông nghiệp, thủy lợi nhiều hơn.

Đầu tƣ các công trình công cộng có thu phí bao gồm các hạng mục nhƣ: Xây dựng chợ, xây dựng cầu nhỏ, xây dựng bến đò, bến phà…và xây dựng khu thu dọn, chôn lấp rác thải.

Việc huy động vốn đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng từ các Doanh nghiệp, HTX và các loại hình kinh tế khác cho thấy qua bảng 3.4, việc huy động vốn xây dựng chợ thường chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2011 mức huy động là 2.690 triệu đồng (chiếm 46,0%), năm 2012 là 6.080 triệu đồng (chiếm 47,3%) và đến năm 2015 là 7.150 triệu đồng (Chiếm 37,6%). Sau đó đến vốn đầu tƣ huy động cho xây dựng cầu nhỏ chiếm từ 21,32% năm 2011 lên 35,5% năm 2015, với số vốn từ 1.246 triệu đồng năm 2011 lên 6.750 triệu đồng năm 2015.

Vốn đầu tƣ cho thu rọn và chôn lấp rác cũng đƣợc đầu tƣ đáng kể chiếm tỷ trọng từ 15,0% năm 2014 đến 18,67% năm 2011. Vốn đầu tƣ cho lĩnh vực này đã tăng đáng kể, thể hiện sự quan tâm về bảo vệ môi trường của các xã trong huyện, thể hiện qua mức đầu tƣ, lƣợng vốn tăng lên hàng năm, năm 2011 là 1.090 triệu đồng đến năm 2015 là 3.370 triệu đồng (tăng 2.280 triệu đồng so với năm 2011).

Bảng 3.4: Huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 5.844 100 12.841 100 15.120 100 18.341 100 18.995 100 1. Xây dựng

Chợ 2.690 46,0 6.080 47,3 7.050 46,6 6.580 35,9 7.150 37,6 2. Thu dọn,

CL rác thải 1.090 18,7 2.150 16,7 2.370 15,7 2.750 15,0 3.370 17,7 3. Xây dựng

Cầu nhỏ 1.246 21,3 3.775 29,5 4.750 31,4 7.775 42,4 6.750 35,5 4. Bến đò,

bến phà… 818 14,0 836 6,5 950 6,3 1.236 6,7 1.725 9,1 (Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi)

Về đầu tƣ cho bến đò, bến phà cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng chƣa đƣợc nhiều, năm 2011 đã huy động đƣợc 818 triệu đồng và đến năm 2015 huy động đƣợc 1.725 triệu đồng.

Về huy động vốn đầu tƣ cho các công trình công cộng ở huyện Kim Bôi giai đoạn năm 2011-2015 chủ yếu phục vụ cho xây dựng chợ, đầu tƣ cho xây dựng cầu nhỏ và xây dựng thu rọn, chôn lấp rác thải là chủ yếu, thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân trong công tác xây dựng các công trình công cộng đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày và có ý thức bảo vệ môi trường.

3.2.3.2. Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ

Đầu tƣ kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ ở huyện Kim Bôi đƣợc thực hiện qua các công trình nhƣ:

Đầu tư xây dựng kho hàng, Trang trại chăn nuôi tập chung và Xưởng sấy nông sản là chủ yếu.

Qua Bảng 3.5 cho thấy huy động vốn cho xây dựng trang trại chăn nuôi tập chung là chủ yếu, chiếm tỷ trọng từ 54,9% (năm 2015) đến 65,4%

(năm 2011) với mức đầu tƣ đƣợc nâng dần qua các năm, năm 2011 là 3.575 triệu đồng và đến năm 2015 là 11.090 triệu đồng (tăng 7.515 triệu đồng so với năm 2011).

Bảng 3.5: Đầu tư kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 5.470 100 10.385 100 11.005 100 15.455 100 20.205 100 1. Kho

hàng 1.240 22,7 2.265 21,8 1.870 16,9 2.335 15,1 4.870 24,1 2. Trang

trại CN tập trung

3.575 65,4 6.085 58,6 6.890 62,6 9.085 58,8 11.090 54,9

3. Xưởng sấy nông lâm sản,

655 11,9 2.035 19,6 2.245 20,5 4.035 26,1 4.245 21,0

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi) Thấp nhất là vốn đầu tư cho Xưởng sấy nông lâm sản, mức đầu tư từ 655 triệu đồng năm 2011 lên 4.245 triệu đồng năm 2015, với tỷ trọng từ 11,97% năm 2011 lên 26,1% năm 2014. Nhƣ vậy, cho thấy mức đầu tƣ của các Doanh nghiệp chủ yếu cho phát triển chăn nuôi và cơ sở chế biến nông lâm sản.

3.2.3.3. Đầu tư trong lĩnh vực SX- KH – CN

Đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất, khoa học công nghệ huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015 chủ yếu là đầu tƣ chuyển giao công nghệ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến cho người dân, đồng thời tổ chức các hoạt động dịch vụ khuyến nông, khuyến công phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Về lĩnh vực đầu tƣ này qua Bảng 3.6 cho thấy chủ yếu là đầu tƣ trong lĩnh vực đầu tƣ chuyển giao công nghệ từ 290 triệu đồng năm 2011 lên 2.250 triệu đồng năm 2015 (tăng gấp 7,76 lần so với năm 2011).

Bảng 3.6: Đầu tư trong lĩnh vực SX- KH – CN ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số

1.075 100 2.136 100 2.285 100 4.136 100 5.785 100 1. Đầu tƣ

chuyển giao công nghệ

290 27,0 625 29,3 650 28,5 1.625 39,3 2.250 38,9

2. Tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiến tiến

505 47,0 475 22,2 580 25,4 975 23,6 1.580 27,3

3. Dịch vụ khuyến nông, khuyến công…

280 26,0 1.036 48,5 1.055 46,1 1.536 37,1 1.955 33,8

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi) Sau đó đến khuyến nông, khuyến công, năm 2011 mức đầu tƣ cho khuyên nông, khuyến công là 280 triệu, đến năm 2015 mức đầu tƣ là 1.955 triệu đồng (tăng 1.675 triệu đồng so với năm 2011).

Việc đầu tư cho tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến cho người dân còn ở mức thấp năm 2011 là 505 triệu đồng đến năm 2015 là 1.580 triệu đồng. Nhìn về tổng thể trong lĩnh vực sản xuất và khoa học công nghệ cho thấy huyện đã chú ý đến đầu tƣ chuyển giao công nghệ từ 27,0% đến 38,9% năm, sau đó đến dịch vụ khuyến nông, khuyến công thường chiếm từ 26,0% đến 48,50% hàng năm và Tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật tiên tiến chỉ chiếm từ 22,2% đến 47,0% năm.

3.2.3.4. Tổng hợp vốn đầu tư huy động từ DN

Việc Huy động vốn từ các doanh nghiệp, HTX… ở huyện Kim Bôi cho thấy các nội dung đầu tƣ vào các lĩnh vực chủ yếu là: Đầu tƣ xây dựng các công trình công cộng; Đầu tƣ kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, dịch vụ công cộng và đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Bảng 3.7: Huy động vốn từ các doanh nghiệp ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011 -2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 12.389 100 25.362 100 28.410 100 35.762 100 46.910 100 1. Đầu tƣ

XD các CTCC có thu phí để thu hồi vốn

5.844 47,2 12.841 50,6 15.120 53,2 17.841 50,0 25.120 53,5

2. Đầu tƣ KD các CSSX, CBNS, TP, DVCC

5.470 44,1 10.385 41,0 11.005 38,7 15.385 43,0 19.005 40,5

3. Đầu tƣ trong lĩnh vực SX- KH – CN

1.075 8,7 2.136 8,4 2.285 8,1 2.536 7,1 2.785 5,9 (Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi)

Qua Bảng 3.7 cho thấy đầu tƣ trong lĩnh vực xây dựng các công trình công cộng có thu phí là chủ yếu với mức đầu tƣ chiếm tỷ trọng 47,2% năm 2011 lên 53,5% năm 2015, với số vốn đầu tƣ năm 2011 là 5.844 triệu đồng và năm 2015 là 25.120 triệu đồng (tăng gấp 4,3 lần so với năm 2011).

Sau đó đến huy động vốn cho đầu tƣ kinh doanh các cơ sở sản xuất, chế biên nông sản, thực phẩm DVCC có mức tăng đáng kể từ 5.470 triệu đồng năm 2011 lên 19.005 triệu đồng năm 2015 (tăng 13.535 triệu đồng so với năm 2011) và cũng chiếm tỷ trọng cao đứng thứ 2 sau Xây dựng các công trình công cộng, chiếm từ 38,7% đến 44,1%.

Thấp nhất là đầu tư trong lĩnh vực sản xuất khoa học và công nghệ thường chiếm từ 5,9% đến 8,7% với mức đầu từ 1.075 triệu đồng năm 2011 lên 2.785 triệu đồng năm 2015. Có thể thấy việc huy động vốn chủ yếu cho lĩnh vực đầu tƣ công, đầu tƣ cho Kinh doanh, cơ sở chế biến nông sản là chủ yếu.

Tóm lại, để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển kinh tế và các hình thức TCSX, văn hóa – xã hội – môi trường khả năng hỗ trợ tương đương nhau và mức độ để huy động. Trong đó để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội là dễ huy động nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các DN, HTX, tổ chức kinh tế trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trong công tác xây dựng đường nội đồng, điện – thủy lợi.

3.2.4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác 3.2.4.1. Huy động tự làm của cộng đồng dân cư

Về huy động vốn tự làm của cộng đồng dân cƣ đƣợc thể hiện ở các nội dung cải tạo nhà ở, xây mới và nâng cấp các công trình vệ sinh theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới; cải tạo ao, vườn tăng thêm thu nhập của người dân cải tạo cổng ngõ, tường rào và đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình nhằm nâng cao mức sống của người dân.

Bảng 3.8: Tự làm của cộng đồng dân cư ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 2.578 100 9.484 100 9.995 100 11.754 100 13.395 100 1. Cải tạo

nhà ở, xây mới và nâng cấp các CT vệ sinh

1.148 44,5 8.035 84,7 8.645 86,5 8.735 74,3 9.945 74,2

2. Cải tạo

ao, vườn 565 21,9 580 6,2 550 5,5 1580 13,4 1.550 11,6 3. Cải tạo

cổng ngõ, tường rào

520 20,2 505 5,3 450 4,5 575 4,9 550 4,1 4. Đầu tƣ

cho hoạt động

SX,KD của hộ gia đình

345 13,4 364 3,8 350 3,5 864 7,4 1.350 10,1

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi) Qua Bảng 3.8 xét về vốn tự làm của người dân cho thấy, mức đầu tư cho cải tạo nhà ở và xây mới các công trình vệ sinh là chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất là năm 2013 chiếm 86,5 % và thấp nhất là năm 2011 năm triển khai Chương trình nông thôn mới đạt 44,5%, với mức kinh phí được tăng nhanh từ năm 2012 và năm 2013, năm 2011 đạt mức huy động là 1.148 triệu đồng, thì đến năm 2015 đạt 9.945 triệu đồng (tăng 8.797 triệu đồng so với năm 2011).

Về cải tạo ao vườn và cải tạo cổng ngõ, tường rào thường ở mức tương đương nhau từ 450 triệu đồng đến 575 triệu đồng. Việc huy động cho sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình còn đang hạn chế, chƣa phát triển nhiều với mức đầu từ 345 đến 1.350 triệu đồng hàng năm.

Từ đó cho thấy việc đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình còn rất yếu, chƣa có sự chuẩn bị đầu tƣ để phát triển kinh tế gia đình.

Như vậy, khả năng nâng cao thu nhập của người dân khó đạt được tiêu chí về lĩnh vực này.

3.2.4.2. Huy động đóng góp của dân xây dựng công trình công cộng của làng, xã Về đóng góp xây dựng công trình công cộng ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015 đƣợc thể hiện qua công lao động, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị và hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn.

Qua 5 năm thực hiện cho thấy kinh phí huy động trong lĩnh vực đóng góp của dân chƣa đƣợc nhiều mà chủ yếu là công lao động và vật liệu là chính, năm 2011 công lao động chiếm 45,1% và đến năm 2015 công lao động chiếm 29,6%.

Ủng hộ vật liệu là 37,1%, máy móc thiết bị chiếm 10,4% và Hiến đất chiếm 22,8%.

Bảng 3.9: Đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 2.570 100 4.553 100 5.417 100 5.027 100 5.699 100 1. Công lao

động 1.160 45,1 1.555 34,2 1.732 32,0 1.725 34,3 1.689 29,6 2. Vật liệu 968 37,7 1.626 35,7 1.745 32,2 2.012 40,0 2.115 37,1 3. Máy móc

thiết bị 185 7,2 848 18,6 935 17,3 565 11,2 595 10,4 4. Hiến đất… 257 10,0 524 11,5 1.005 18,5 725 14,4 1.300 22,8 (Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi)

Như vậy, việc huy động đóng góp của người dân trong xây dựng các công trình công cộng tăng đáng kể từ năm 2011 là 2.570 triệu đồng đến năm 2015 là 5.699 triệu đồng tăng 2,22 lần so với năm 2011.

Qua đó cho thấy người dân đã tự giác trong việc đóng góp xây dựng công trình công cộng của làng, xã thể hiện sự đồng thuận của người dân ủng hộ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Kim Bôi.

3.2.4.3. Tổng hợp Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác

Đánh giá mức độ đóng góp của cộng đồng dân cƣ và các nguồn hợp pháp khác ở huyện Kim Bôi giai đoan 2011-2015 cho Chương trình Xây dựng nông thôn mới cho thấy nguồn vốn đóng góp của cộng đồng dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn, còn các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không cao.

Bảng 3.10: Đóng góp của cộng đồng dân cư và các nguồn hợp pháp khác ở huyện Kim Bôi giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 6.398 100 16.602 100 17.862 100 19.503 100 21.744 100 1. Các công trình tự

làm trong cộng đồng dân cƣ

2.578 40,3 9.484 57,1 9.995 56,0 11.754 60,3 13.395 61,6 2. Đóng góp xây dựng

công trình công cộng của làng, xã

2.570 40,2 4.553 27,4 5.417 30,3 5.027 25,8 5.699 26,2 3. Các khoản viện trợ

không hoàn lại của các DN, TC, CN

1.250 19,5 2.565 15,4 2.450 13,7 2.722 14,0 2.650 12,2

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi)

Trong các khoản đóng góp của cộng đồng dân cƣ thì các công trình tự làm có xu hướng tăng lên từ 40,3% năm 2011 lên 61,6% năm 2015 (tăng 21,3% so với năm 2011) và mức đóng góp xây dựng các công trình công cộng của làng xã có xu hướng giảm từ 40,2% năm 2011 xuống còn 26,2% năm 2015 (giảm 14,0% so với năm 2011).

3.2.5. Đánh giá chung về huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở huyện Kim Bôi

3.2.5.1. Cơ cấu huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở huyện Kim Bôi

Đánh giá cơ cấu huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bôi qua Bảng 3.11 ta thấy, năm 2011 tỷ trọng huy động vốn đầu tƣ từ các Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,8%, sau đó đến Vốn ngân sách chiếm 31,5%. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ chiếm 20,0%, thấp nhất là vốn tín dụng chiếm 9,7%.

Năm 2011 vốn huy động từ các Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 38,8%; Huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ chiếm 20,0%; Vốn ngân sách chiếm 31,5% và thấp nhất vốn tín dụng là 9,7%.

Đến năm 2015 chiếm tỷ trọng cao nhất là vốn từ Ngân sách nhà nước đạt 41,6%, Doanh ngiệp chiếm 36,8% và thấp nhất là vốn tín dụng chiếm 4,5%.

Bảng 3.11: Cơ cấu huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở huyện Kim Bôi.

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL

(%) SL TL (%) Tổng số 31.927 100 67.374 100 79.232 100 107.000 100 127.474 100 1. Vốn ngân

sách (TƢ và địa phương),

10.050 31,5 21.810 32,4 28.570 36,1 46.810 43,7 53.030 41,6 2. Vốn tín

dụng 3.090 9,7 3.600 5,3 4.390 5,5 4.925 4,6 5.790 4,5 3. Vốn từ

các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác

12.389 38,8 25.362 37,6 28.410 35,9 35.762 33,4 46.910 36,8 4. Huy động

đóng góp của cộng đồng dân cƣ

6.398 20,0 16.602 24,6 17.862 22,5 19.503 18,2 21.744 17,1

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi) Nhƣ vậy, có thể thấy nguồn vốn chủ yếu huy động xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp và nguồn vốn đầu tư từ các Doanh nghiệp. Các nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt là nguồn ngân sách nhà nước đã tăng từ 10.050 triệu đồng năm 2011 lên 53.030 triệu đồng năm 2015 (tăng 42.980 triệu đồng so với năm 2011). Huy động vốn chủ yếu là từ các Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng từ 36,8% đến 38,8% hàng năm, nhìn chung nguồn vốn đầu tƣ từ Doanh nghiệp khá ổn định đã góp phần không nhỏ vào Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, đây là nguồn đầu tƣ nhằm phát triển kinh tế tại địa phương

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 1. Vốn ngân sách (TƯ và địa phương),

2. Vốn tín dụng

3. Vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác 4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư

Hình 3.1: C cấu hu động vốn ở hu ện Kim Bôi giai đoạn 2011- 2015 3.2.5.2. Tốc độ huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở huyện Kim Bôi

Bảng 3.12: Tốc độ huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 ở huyện Kim Bôi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ BQC % Tổng số 31.927 67.374 79.232 107.000 127.474 145,7 1. Vốn ngân sách (TƢ

và địa phương), 10.050 21.810 28.570 46.810 53.030 156,3 2. Vốn tín dụng 3.090 3.600 4.390 4.925 5.790 117,0 3. Vốn từ các DN,

HTX và các loại hình kinh tế khác

12.389 25.362 28.410 35.762 46.910 143,4 4. Huy động đóng góp

của cộng đồng dân cƣ 6.398 16.602 17.862 19.503 21.744 146,9

(Nguồn: BCĐ XDNTM huyện Kim Bôi)

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim bôi tỉnh hòa bình (Trang 66 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)