Phương pháp ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 21 - 26)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp

2.4.2.1. Điều tra thu thập số liệu theo tuyến.

Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến điều tra được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.

Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn, phấn hoặc dây có màu dễ nhận biết.

Căn cứ vào điều kiện địa hình, lập địa của Khu BTTN Pù Huống và tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệm thực địa của Khu bảo tồn như kinh nghiệm công tác thực địa của bản thân. Nhằm đảm bảo các tuyến được thiết lập đi qua các dạng địa hình khác nhau đại diện cho khu vực nghiên cứu củng như có khẳ năng bắt gặp các loài quan tâm cao nhất.

Đợt khảo sát thứ nhất xuất phát từ bản Khì (xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp). Ngoài tuyến chính có 4 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Cô.

Đợt khảo sát thứ hai xuất phát từ bản Siềng (xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông). Ngoài tuyến chính có 4 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Mét.

15

Đợt khảo sát thứ ba xuất phát từ bản Cướm (xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu) đến bản Na Kho (xã Nga My, huyện Tương Dương). Ngoài 2 tuyến chính có 6 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Trảng Tanh, giông chính Pù Huống và Khe Khó.

Đợt khảo sát thứ tư xuất phát từ bản Na Ngân (xã Nga My, huyện Tương Dương) đến bản Tạ (xã Quang Phong, huyện Quế Phong) bản Khuổi Phừng (xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong). Ngoài 4 tuyến chính có 11 tuyến cắt ngang đi qua các dạng sinh cảnh của khu vực Khe Pông, Khe Ngàn, đỉnh Pù Lon, khe Huổi Khoỏng và khe Ton.

Các tuyến khảo sát được mô tả ở phụ lục luận văn

Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin về các loài thực vật quan tâm. Các thông tin bao gồm tên loài, xác định tọa độ và độ cao phân bố bằng máy định vị GPS map 78, xác định sơ bộ diện tích đám phân bố, hiện trạng quần thể, thu tiêu bản, chụp ảnh...Các thông tin được ghi chép và phiếu điều tra như sau.

Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các cây theo tuyến

Tuyến số:………

Kiểu rừng chính:………

Độ cao:……….Độ dốc:……….Hướng dốc:………….……

Ngày điều tra:………..Người điều tra:………..………

TT Tên loài D1.3

(cm)

Hvn (m)

Ht

(m) Độ cao Sinh trưởng Ghi chú 1

2 3

2.4.2.2. Điều tra thu thập số liệu theo Ô tiêu chuẩn a) Điều tra cá thể tầng cây cao.

16

Điều tra, thu thập tiêu bản, đo tính tất cả các cá thể loài Thông được tìm thấy có đường kính ngang ngực (D1.3) lớn hơn hoặc bằng 6cm

Đo D1.3 bằng thước kẹp kính

Đo chiều cao vút ngọc (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước đo cao Blummleiss.

Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo hai chiều Đông Tây - Nam Bắc.

Đối với những cây khó tới gần (do địa hình hiểm trở) sử dụng phương pháp mục trắc theo kinh nghiệm từ những cây đã đo.

Số liệu điều tra cây tầng cao được ghi vào biểu như sau:

Mẫu biểu 02: Biểu điều tra theo ô tiêu chuẩn

- Ngày điều tra: ... - Nhóm điều tra:... - Khu vực điều tra:...

- Số ô tiêu chuẩn: ...- Vị trí...- Tọa độ... - độ dốc...- Hướng phơi....

TT Tên

VN

Tên khoa

học

D1.3(cM)

DTán (m) H (m)

Sinh trưởng

B-N Đ-T VN DC

1 2 ...

b) Điều tra, đo đếm cây tái sinh.

Điều tra các loài Thông tái sinh tự nhiên theo tuyến.

Số liệu điều tra cây tái sinh được ghi vào biểu như sau:

Mẫu biểu 03: Biểu điều tra cây tái sinh tự nhiên theo tuyến

Tuyến số:………

Trạng thái rừng:……….

Người đo đếm:……….Ngày đo đếm:………

TT Loài cây Cấp chiều cao (cm) Nguồn gốc

tái sinh Sinh trưởng

17

<50 50-100 >100 Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1

2

- Điều tra các loài Thông tái sinh tự nhiên quanh gốc cây mẹ.

Thiết lập các ô dạng bản kích thước 4m2 (2m x 2m) quanh gốc cây mẹ theo bốn hướng, 04 ô trong tán, 04 ô ngoài tán.

Xác định mật độ cây tái sinh: Mật độ cây (N) được tính theo công thức:

N =(N/S)×10.000 (cây/ha) Trong đó:

N: số cây đếm được trong diện tích S (cây) S: diện tích đo đếm (ha)

c) Xác định sự phân bố theo đai cao.

Sử dụng định vị toàn cầu (GPS) để xác định độ cao phân bố của từng cá thể các Thông. Căn cứ vào kết quả điều tra sự phân bố của các loài và bản đồ địa hình đã được số hoá theo các độ cao khác nhau để phân chia theo các đai cao phù hợp và chính xác.

d) Xác định loài cạnh tranh: Trên tuyến điều tra, gặp cây Thông nào lấy làm cây trung tâm. Lấy6 cây xung quanh để tính chỉ số cạnh tranh

Sử dụng công thức của Hegyi (1974) áp dụng để tính chỉ số cạnh trạnh cho cây trung tâm:

Trong đó:

CI là chỉ số cạnh tranh của loài cây j đối với cây trung tâm, CI càng lớn cạnh tranh với cây trung tâm càng mạnh

Dj là các đường kính ngang ngực của cây cạnh tranh j Di là đường kính ngang ngực của cây trung tâm

Lij là khoảng cách từ cây trung tâm đến cây cạnh tranh j

Bán kính của ô = đường kính tán lớn nhất có thể của cây trung tâm

18

2.4.2.3. Phần phỏng vấn

a) Phỏng vấn chuyên gia, mô tả, định loại

- Làm việc với các chuyên gia lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường ở địa phương, đặc biệt là các cán bộ chuyên môn của Khu BTTN Pù Huống để thảo luận về:

+ Thành phần loài có mặt trong Khu BTTN Pù Huống từ đó sơ bộ xác định phân bố các loài trên bản đồ (bản đồ phân bố lý thuyết).

+ Phân bố của một số loài trong Khu BTTN Pù Huống và những điểm quan trọng khác.

- Tiến hành phỏng vấn người dân để thu thập thông tin về phân bố quần thể của các loài cây cần nghiên cứu.

- Tham vấn các nhà lãnh đạo địa phương, các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học chuyên môn liên quan đến các vấn đề nghiên cứu ....

- Căn cứ các dẫn liệu thu thập được từ nghiên cứu thực địa, sử dụng các tài liệu chuyên khảo về Thông, Tuế Việt Nam và thế giới, Sách đỏ Việt Nam 2007(phần thực vật), các công bố liên quan trong Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam; Thực vật chí Trung Quốc, Thái Lan, cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999)….và tham vấn các chuyên gia đầu nghành về thực vật của Trung tâm Bảo tồn Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm đa dạng sinh học (ĐH Lâm nghiệp) để định tên và mô tả chính xác các loài

b) Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng và đánh giá nhanh nông thôn thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương.

PRA (Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân), sử dụng nhiều công cụ (cách) tiếp cận cho phép người dân cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập

19

kế hoạch và hành động. Cần phải kết hợp cả phương pháp này để phát huy tối đa năng lực của cộng đồng thông qua sự tham gia tích cực của họ vào hoạt động điều tra trên thực địa, đồng thời phân tích những áp lực lên tài nguyên rừng và tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển.

RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương. Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) với công cụ chính là bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc để phỏng vấn các đối tượng sau: nông dân, dân sống sát rừng;

cán bộ quản lý, bảo vệ rừng; cán bộ, lãnh đạo chính quyền địa phương; cán bộ quản lý Khu BTTN Pù Huống; kiểm lâm; cán bộ khoa học kỹ thuật.

- Kết quả điều tra phỏng vấn được xử lý theo phương pháp thống kê, tên các loài được hiệu đính theo các tài liệu: Danh mục các loài thực vâ ̣t Viê ̣t Nam 2001, tập I và Tên cây rừng Việt Nam 2000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)