Thông tre lá dài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 61 - 65)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh và hiện trạng của các loài thuộc ngành Thông (Pinophyta) điều tra tại

4.3.4. Thông tre lá dài

- Tên phổ thông: Thông tre lá dài

- Tên khoa học:Podocarpus neriifolius D. Don - Tên khác: Thông tre, Hóp (Quảng Bình).

- Họ: Kim giao (Podocarpaceae).

a. Mô tả

Cây gỗ đơn trục, tán trải rộng, cao 20 - 25m, có khi đến 35m, đường kính 0,5 - 0,7m , có khi đến 1m; thân tròn, thẳng, vỏ màu nâu đến nâu đỏ; lá mọc cách gần chụm đầu cành, hình mũi mác dài, thuôn nhọn dần về hai phía, chóp nhọn, dài 7 - 15 cm, rộng 1 - 1,5 cm, (lá non có khi dài đến tới 20 cm, rộng 2 cm) có gân giữa nỗi rõ ở cả hai mặt. Nón đơn tính khác gốc. Nón đực hình trứng hoặc hình trụ, dài 2-5 cm, không có cuống, mọc chum 3-4 nón tại nách lá. Nón cái đơn độc, cuống dài 1-2 cm. Hạt hình trứng lệch, dài 0,8- 1,5 cm, đầu nhọn hay tròn, đế hạt nạc, dẹt, dài 0,2- 0,8 cm, có 2 lá bắc nhỏ ở gốc, màu tím đỏ khi chín, vỏ hạt màu đỏ hồng khi chín.

b. Sinh học và sinh thái

Ra nón từ tháng 1 - 4, nón chín vào khoảng tháng 5-7. Loài này thường mọc trong rừng ẩm thường xanh cây lá rộng hoặc rừng hỗn giao cây lá kim trên núi đất hoặc núi đá vôi ở độ cao từ 650 tới 1500 mét [11].

55

a b c

Hình 4.8. Hình thái hạt non (a), hạt chín (b) và tán lá (c) của Thông tre lá dài c. Đặc điểm phân bố va diện tích phân bố

* Phân bố

Ở Việt Nam Thông tre lá dài là loài Thông phân bố rộng nhất, gặp ở phần lớn các đồi và núi còn rừng ở Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Trên thế giới loài này gặp từ Nêpan

qua Đông Nam Á đến tận Fiji [11].

* Đặc điểm phân bố tại Khu BTTN Pù Huống

Kết quả điều tra cho thấy, Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) là loài phân bố rộng nhất trong các loài Thông hiện

có tại Khu BTTN Pù Huống, gặp Hình 4.9: Bản đồ phân bố Thông tre lá dài tại Khu BTTN Pù Huống

56

hầu hết tất cả trên các tuyến. Mọc rải rác hay thành từng khóm nhỏ từ 2 - 5 cây, hỗn giao với cây lá rộng trên cả núi đất và núi đá vôi, từ chân núi đến đỉnh núi, gặp nhiều ở hai bên sườn và dông núi, độ cao phân bố từ 600m trở lên, độ dốc bình quân 35 - 400. Tại các khu vực núi đất như giông Pù Huống giáp với Trảng Tanh thuộc tiểu khu 232, phân khu BVNN và khu vực ngã 3 Pù Lon có mật độ phân bố nhiều hơn và cây lớn hơn, nhiều cây đường kính trên 50cm cao trên 20m. Các khu vực còn lại, địa hình núi đá thì mật độ phân bố ít hơn, mọc rải rác và cây có đường kính nhỏ hơn.

d. Tổ thành loài cây mọc cùng

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổ thành các loài cây mọc cùng với Thông tre lá dài trên 12 ô tiêu chuẩn 7 cây tại 4 địa điểm Ngã 3 Pù Lon và giông núi Pù Huống có kết quả như bảng 4.10.

Bảng 4.10: Tổ thành loài cây mọc cùng Thông tre lá dài

TT Tên loài Số cây Tỷ lệ tổ

thành (%)

I Loài ưu thế 44 61,1

1 Bứa (Garcinia sp.) 8 11,1

2 Táu xanh (Hopea sp) 7 9,7

3 Táu mặt quỷ (Hopea mollissima) 7 9,7

4 Dẻ (Fagaceae) 6 8,3

5 Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) 6 8,3

6 Chéo tía (Engelhardtia spicata) 5 6,9

7 Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus) 5 6,9

II Loài khác (21) 28 38,9

Tổng: 72 100

Từ bảng 4.10 cho thấy, có 28 loài cây mọc cùng với Thông tre lá dài, trong đó có 7 loài ưu thế với số lần xuất hiện nhiều, gồm 44 cây, tỷ lệ 61,1%.

57

Còn lại là 21 loài khác số lần xuất hiện ít, có 28 cây, tỷ lệ 38,9%. Vậy tổ thành các loài cây mọc cùng với Thông tre lá dài gồm 7 loài: Bứa (Garcinia sp.), Táu xanh (Hopea sp), Táu mặt quỷ (Hopea mollissima), Dẻ (Fagaceae), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Chẹo tía (Engelhardtia spicata), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus).

e. Đặc điểm tái sinh

Kết quả nghiên cứu cây tái sinh của Thông tre lá dài tại 48 ô dạng bản xung quanh gốc của 6 cây trưởng thành (trong tán và ngoài tán). Kết quả nghiên cứu tái sinh được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của Thông tre lá dài Ô nghiên cứu Tần số

xuất hiện Tỷ lệ (%) số cá thể theo chiều cao

Vị trí Số lượng

Số ô có Thông

tre

Tỷ lệ (%)

Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51-100cm Hvn > 100cm Số

cây Tỷ

lệ (%)

Số cây

Tỷ lệ (%)

Số cây

Tỷ lệ (%)

Số cây

Tỷ lệ (%) Trong tán 24 13 54,2 56 32,9 35 62,5 18 32,1 3 5,4 Ngoài tán 24 17 70,8 114 67,1 64 56,1 34 29,8 16 14,0 Tổng 48 30 62,5 170 100 99 58,2 52 30,6 19 11,2

* Khả năng tái sinh

Từ bảng 4.11 cho thấy khả năng tái sinh tự nhiên của Thông tre lá dài tại các khu vực nghiên cứu là tương đối tốt với 30/48 ô điều tra gặp cây tái sinh đạt tỷ lệ 62,5%. Có sự khác biệt giữa tỷ lệ gặp cây tái sinh trong tán và ngoài tán. Tỷ lệ cây tái sinh trong tán thấp hơn ngoài tán.

* Cấp chiều cao cây tái sinh

Qua bảng 4.11 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh ở các cấp chiều cao là không đồng đều. Cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <0,5m chiếm 58,2%

và giảm dần khi cấp chiều cao của cây tái sinh tăng lên. Tuy tỷ lệ cây tái sinh

58

ở cấp chiều cao >1m thấp nhất trong trong 3 cấp chiều cao theo kết qủa điều tra (11,2%). Nhưng với số lượng 19 cây tái sinh cấp chiều cao >1m xung quanh 6 cây trưởng thành thì đây thật sự là một con số không nhỏ. Điều này thể hiện loài Thông tre lá dài có khẳ năng tái sinh tự nhiên tốt và thích nghi tốt với môi trường sống tại các khu vực nghiên cứu.

f/ Tính cạnh tranh của loài khác đối với loài Thông tre lá dài

Loài cạnh tranh không gian dinh dưỡng, môi trường sống mạnh nhất đối với Thông tre lá dài ở Khu BTTN Pù Huống là loài Táu xanh vơi chỉ số CI = 1,570; sau đó đến Dẻ (CI=1,05), Thông tre lá dài (CI=0,76), Táu mặt quỷ (CI=0,5)... riêng các loài Chẹo, Chòi mòi gân lõm, Giổi có cạnh tranh về không gian dinh dưỡng nhưng mức độ cạnh tranh không đáng kể.

g. Hiện trạng quần thể

Thông tre lá dài phân bố rộng, khẳ năng gặp nhiều; tình hình sinh trưởng phát triển và tái sinh tốt. Nhiều cây lớn đường kính ngang ngực bình quân từ 40 - 50 cm, chiều cao 20 - 25m.

h. Các đe dọa

Thông tre lá dài đang suy giảm về nơi cư trú và số lượng cá thể do tình trạng khai thác của người dân địa phương.

i. Hiện trạng bảo tồn

Thông tre lá dài không được nêu trong Sách Đỏ và Danh lục đỏ Việt Nam (2007). Theo Danh lục đỏ IUCN (2012) và Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn (2004) loài được đánh giá ở bậc ít nguy cấp (LR/lc).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)