Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sau khi rà soát 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg, Khu BTTN Pù Huống đã được điều chỉnh từ 49.806 ha (Quyết định 2452/QĐ-UB ngày 11/7/2002) xuống còn 40.127,7 ha.

Vùng lõi Khu BTTN Pù Huống thuộc phạm vi 8 xã: 1-Xã Quang Phong (H. Quế Phong); 2- Xã Châu Hoàn, 3- xã Diên Lãm (H. Quỳ Châu); 4- Xã Châu Cường, 5- xã Nam Sơn (H. Quỳ Hợp); 6- Xã Bình Chuẩn (H. Con Cuông); 7- Xã Nga My, 8- xã Xiêng My (H. Tương Dương).

Ngoài 8 xã trên còn có các xã Cắm Muộn (Quế Phong), Châu Thái, Châu Thành (Quỳ Hợp), Yên Tĩnh (Tương Dương) tiếp giáp vùng lõi, nằm trong vùng đệm Khu BTTN Pù Huống.

Theo số liệu điều tra mới nhất (Năm 2011) tình hình kinh tế - xã hội liên quan của các xã trong vùng được thể hiện ở bảng 3.3:

29

Bảng 3.3: Hiện trạng dân số và dân tộc các bản ở xung quanh khu bảo tồn

Stt Địa Phương

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Đất lâm nghiệp

(ha)

Đất nông nghiệp

(ha)

Số thôn

bản

S.bản trong vùng lõi

Tổng số hộ

Số khẩu Tổng

hộ

Hộ nghèo

Hộ trong

vùng lõi H.Quế

Phong 1 Xã Quang

Phong 16.844 1.6138,86 354,4 13 0 907 494 63 5.352 2 Xã Cắm

Muộn

11.148,3

10.108 400,0 12 0 866 480 5.554

Huyện Quỳ Châu 3 Xã Châu

Hoàn

7.635,8

7.168,3 192,9 8 0 406 253 0 2.087 4 Xã Diễn

Lãm 13.876,6 11.907,23 475,5 12 0 467 226 2.186

Huyện Quỳ Hợp 5 Xã Châu

Cường 8.429 8.067 362,2 11 0 1004 462 4.818

6 Xã Châu

Thành 7.529,07 6.174,32 136,8 9 0 731 412 3.705

7 Xã Châu Thái

7.663,32

6.532,7 538,9 18 0 1387 646 6.829 8 Xã Nam

Sơn 6.153,29 5.178,93 100,0 6 0 265 120 1.436

H.Con Cuông 9 Xã Bình

Chuẩn

18.220,9

17.481,24 427,2 8 0 739 587 4.086

H.Tương Dương 10 Xã Nga

My

30.819,6

24.473,2 618,0 15 2 1179 926 235 6.197 11 Xã Yên

Tĩnh

15.685,2

5.345,59 489,8 8 0 732 309 3.710

Cộng toàn

vùng 143.999,2 118.575,37 4095,7 120 2 8.638 4.915 298 46.023

- Tổng diện tích tự nhiên (Vùng lõi và vùng đệm): 143.999,29 ha.

- Đất lâm nghiệp: 118.575,37 ha.

30

- Đất nông nghiệp và đất khác: 25.423,92 ha.

- Số thôn bản trong vùng lõi Khu BTTN: 2 thôn bản và một số hộ du cư (làm trại).

- Tổng số hộ trong Khu BTTN: 322 hộ. Trong đó:

+ Hộ định cư: 236 hộ.

+ Hộ du cư (làm trại): 86 hộ.

- Số khẩu định cư trong Khu BTTN: 1.357 người.

- Dân tộc (Hộ): 100% là người dân tộc Thái

Khả năng về di dân tái định cư các bản, các hộ trong Khu BTTN:

+ Tại xã Nga My huyện Tương Dương có 2 bản Na Ngân 95 hộ (595 khẩu), bản Na Kho 141 hộ (762 khẩu) nằm sâu trong vùng lõi. Trong điều kiện kinh tế hiện tại không thể di dời mà phải bóc tách để tạo thành "vùng dân sinh, đất dân sinh trong vùng lõi".

+ Tại xã Bình Chuẩn huyện con Cuông và xã Quang Phong huyện Quế phong hiện có 86 hộ dân sống rải rác trong rừng hàng chục năm nay tại các tiểu khu 150, 148, 149, 728, 726, 729. Các hộ này có nhà chính tại bản cũ ở ngoài Khu BTTN và có nhà phụ, rẫy ruộng ao cá trong vùng lõi.

3.2.2. Lao động và tập quán

Tổng số người đến độ tuổi lao động trong khu vực chiếm 51,9% tổng số nhân khẩu.

Các dân tộc vùng cao có tập quán làm ăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với loại hình lúa nước trên các ruộng bậc thang hẹp và canh tác nương rẫy. Công cụ lao động đơn giản như cày cuốc dao phát… Trong diện tích đất nông nghiệp khu bảo tồn Pù Huống trồng lúa nước chiếm 21%, đất trồng lúa nương chiếm 7,6%.

Về cơ bản, hiện tại đa phần dân trong vùng đã định canh định cư, nhưng vẫn còn một số ít sống du canh du cư. Tập quán canh tác nương rẫy,

31

sản xuất chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên sẵn có của đất, không sử dụng phân bón, kể cả phân hữu cơ là nguồn tại chỗ. Giống mới đã được đưa vào nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, vì thế năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.

Hiện tượng du canh, phát nương làm rẫy đã làm giảm diện tích rừng một cách nhanh chóng. Cùng với các hoạt động khác như khai thác gỗ, củi, lâm sản, dược liệu,… nên trở thành các mối đe dọa cho nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và mất rừng.

3.2.3. Văn hoá xã hội

Văn hoá: cộng đồng dân cư sống trong và giáp ranh với Khu BTTN Pù Huống gồm nhiều dân tộc khác nhau như Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, Mông…., vì vậy các hoạt động văn hoá cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng.

Tuy nhiên, do điều kiện giao thông khó khăn, kinh tế còn nghèo nàn, phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu thốn nên công việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ các hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục còn hạn chế.

Giáo dục: nạn thất học, mù chữ đã giảm đáng kể, công tác xoá mù thực hiện có hiệu quả. Cơ sở vật chất, trường lớp ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh sống tại đây. Đội ngũ giáo viên ít lại không được quan tâm đúng mức nên số lượng học sinh và chất lượng giáo dục không được nâng cao đáng kể.

Y tế: cũng như giáo dục, tình hình y tế cũng xuống cấp nghiêm trọng.

Cơ sở y tế nghèo nàn, thuốc men thiếu thốn, đội ngũ mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Công tác vệ sinh, phòng bệnh chưa được chú ý đúng mức các loại bệnh như bướu cổ, sốt rét…

còn phát triển.

Xã hội: các tệ nạn xã hội còn phổ biến như nghiện hút, cờ bạc, mê tín dị đoan trước đây đã bị xoá bỏ cơ bản nay lại tái diễn và có xu thế phát triển.

32

Những vấn đề trên gây trở ngại nghiêm trọng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của vùng.

3.2.4. Tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng

Quanh khu bảo tồn có hệ thống đường quốc lộ 7C nối đường 7A với đường 48, qua Nga My Bình Chuẩn về Quỳ Hợp, đường miền Tây nối Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang phong (Quế Phong) qua Châu Hoàn, Diễn Lãm (Quỳ Châu) về Châu Thành, Châu Cường (Quỳ Hợp) đang khảo sát thiết kế;

đường từ Châu Phong vào Diên Lãm (Quỳ Châu), từ Mậu Đức, Đôn Phục vào Bình Chuẩn (Con Cuông) đang khảo sát mở mang thi công.

Với điều kiện giao thông ngày một phát triển xung quanh Khu bảo tồn như thế này cũng là một áp lực đáng kể lên suy giảm đa dạng sinh học Khu bảo tồn.

33

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)