Dẻ tùng Vân Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng tái sinh và hiện trạng của các loài thuộc ngành Thông (Pinophyta) điều tra tại

4.3.2. Dẻ tùng Vân Nam

- Tên Việt Nam: Dẻ Tùng Vân Nam

- Tên khoa học: Amentotaxus yunnanensis H.L.Li

- Tên khác: Thông tre Vân Nam, Dẻ tùng sọc trắng rộng - Họ thực vật: Thông đỏ (Taxaceae)

a. Mô tả: Cây gỗ nhỡ, cao 15 - 20m, đường kính 25 - 40cm. Vỏ ngoài sần sùi màu trắng xám, vỏ trong phía hơi vàng, không mủ, dày 0,6 - 0,8cm. Tán lá hình trứng rộng, cành xòe rộng và chếch về phía trên, cành nhỏ mọc đối.

Cành non màu lục, cành già màu vàng hoặc xám. Lá mọc đối chéo hình chữ thập, xếp thành hai dảy, hình dải hoặc hình mủi mác, dài 6 - 12cm, rộng 1 - 1,5cm, thẳng hoặc phần trên hơi cong hình chữ S. Dải lỗ khí thường rộng gấp 1 - 2 lần so với dải màu lục ở mép lá. Cây khác gốc, nón đực tập hợp thành bông, đơn độc hay chụm từ 4 - 6 bông ở nách là gần đầu cành dài 2 - 5cm, nhị có 4 - 8 túi phấn, nón cái có cuống dài 1,5 - 2,5cm, mọc đơn độc

47

hay 4 - 6 nón ở nách lá đầu cành mới, trên đầu có một cuống ngắn hơi mập, ở gốc có 1 - 3 đôi lá bắc mọc đối chéo hình chữ thập. Hạt mọc rủ xuống, hình trứng dài, dài 2 - 2,8cm, đường kính 1,2 - 1,5cm, có 4 vảy tồn tại ở gốc, khi chín vỏ hạt màu đỏ.

a b c

Hình 4.4. Hình thái nón cái còn non (a), nón đực (b) và thân cây (c) Dẻ tùng Vân Nam

b. Sinh học và sinh thái

Ra hoa bắt đầu từ tháng 3 - 4, nón chín vào khoảng tháng 6 - 8. Mọc rải rác trên sườn núi đá vôi, độ cao từ trên 650m, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 20 - 250C, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng trên 2000, độ ẩm tương đối 80%

c. Đặc điểm phân bố và diện tích phân bố

* Phân bố

Ở Việt Nam, loài có phân bố tương đối rộng, gặp ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình.

Trên thế giới còn gặp ở Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông) [11]

48

* Đặc điểm phân bố tại Khu BTTN Pù Huống

Tại Khu BTTN Pù Huống, loài này phân bố hẹp, chỉ gặp 4 cây trưởng thành trên một tuyến điều tra tại khu vực Khe Ton – Giông Pù Huống, thuộc tiểu khu 150, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại vị trí tọa độ

UTM là 0482227; 2148527 được thể hiện ở hình sau:

d. Tổ thành loài cây mọc cùng

Kết quả nghiên cứu tổ thành các loài cây mọc cùng Dẻ tùng Vân Nam tại 4 ô tiêu chuẩn 4 cây thể hiện ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Loài cây ưu thế mọc cùng Dẻ tùng Vân Nam

TT Tên loài Số cây Tỷ lệ tổ

thành (%)

I Loài ưu thế 23 54,8

1 Táu núi đá (Hopea siamensis) 8 19,0

2 Sến Mật (Madhuca pasquieri) 5 11,9

3 Bứa (Gardinia sp.) 3 7,1

4 Dẻ (Castanopsis sp) 3 7,1

5 Thị (Diospyros sp) 3 7,1

II Loài khác (15) 19 45,2

Tổng: 42 100

Từ bảng 4.6 ta thấy có 20 loài cây mọc cùng với Dẻ tùng Vân Nam, trong đó có 5 loài ưu thế có số lần xuất hiện nhiều gồm 23 cây, tỷ lệ 54,8%

Hình 4.5. Bản đồ phân bố của Dẻ tùng Vân Nam tại Khu BTTN Pù Huống

49

còn lại là 15 loài khác với 19 cây, tỷ lệ 45,2%. Như vậy có thể khẳng định có 5 loài cây bạn mọc cùng với Dẻ tùng Vân Nam gồm Táu núi đá (Hopea siamensis), Dẻ (Castanopsis sp.), Bứa (Gardinia sp.), Sến mật (Madhuca pasquieri) và Thị (Diospyros sp).

e. Đặc điểm tái sinh

Kết quả nghiên cứu cây tái sinh tại 32 ô dạng bản (trong tán và ngoài tán) xung quanh 4 cây Dẻ tùng Vân Nam trưởng thành được thể hiện ở bảng 4.7 và bảng 4.8.

* Khả năng tái sinh

Bảng 4.7 Khả năng tái sinh của Dẻ tùng Vân Nam

Vị trí điều tra Số ô điều tra Ô có cây tái sinh Cây tái sinh Số ô Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ %

Trong tán 16 3 18,75 4 30,7

Ngoài tán 16 4 25 9 69,3

Tổng 32 7 43,75 13

Từ bảng 4.7 cho thấy, khả năng tái sinh tự nhiên của Dẻ tùng Vân Nam thấp, chỉ xuất hiện cây tái sinh 7/32 ô điều tra với tỷ lệ 43,75%. Số lượng cây tái sinh ít chỉ 13 cây trên 32 ô điều tra. Tỷ lệ cây tái sinh ở vị trí ngoài tán nhiều hơn vị trí trong tán.

* Cấp chiều cao cây tái sinh

Bảng 4.8: Cấp chiều cao cây tái sinh Dẻ tùng Vân Nam

Vị trí Số cây tái sinh

Cấp chiều cao cây tái sinh

<0,5m 0,5 - 1m >1m

N % N % N %

Trong tán 4 3 75 1 25 0 0

Ngoài tán 9 6 66,7 2 22,2 1 11,1

Tổng 13 9 69,2 3 23,1 1 8.7

50

Qua bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ cây tái sinh ở ba cấp nhiều cao là không đồng đều. Số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cấp chiều cao <0,5m chiếm 66,7% và giảm dần khi cấp chiều cao của cây tái sinh tăng lên > 1m chỉ có 1 cây chiếm tỷ lệ 8,7%. Từ thực tế quan sát và kết quả trên có thể rút ra nhận xét:

Dẻ tùng Vân Nam tái sinh kém và phát triển rất khó khăn tại các khu vực nghiên cứu, đây là áp lực lớn cho công tác bảo tồn và phát triển loài này.

f. Hiện trạng quần thể

Dẻ tùng Vân Nam có khu phân bố hẹp, mọc rải rác, số lượng cá thể ít chỉ có 4 cây với đường kính ngang ngực bình quân 26,3cm, chiều cao bình quân 14m.

g. Các đe dọa

Số lượng cá thể ít, phân bố rải rác; khả năng tái sinh và phát triển của cây tái sinh kém, khu cư trú bị thu hẹp.

h. Hiện trạng bảo tồn

Loài này không được đánh giá trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị Định 32/ NĐ-CP (2006). Theo Danh lục đỏ IUCN (2012) và Thông Việt Nam, Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn (2004). Ở mức quốc tế, Dẻ tùng Vân Nam được xếp ở mức Đang bị tuyệt chủng (EN A1c). Ở mức quốc gia loài được xếp bậc Đang bị tuyệt chủng EN B1ab (i-v) dựa trên phạm vi phân bố của loài nhiều khả năng ít hơn 20,000 km2, với các địa điểm bị chia cắt mạnh do việc phá rừng ở các khu vực giữa các quần thể mà có thể dẫn đến việc suy giảm liên tục về diện tích, phạm vi và chất lượng nơi sống của loài [11].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bảo tồn các loài cây thuộc ngành thông pinophyta tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống tỉnh nghệ an (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)