Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
2.5.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn và kế thừa số liệu, từ đó tính toán hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại ròng NPV:
1
0 1
n
i
i i i
r C NPV B
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được trong chu kỳ đầu tư (tức là lợi nhuận đã qua chiết khấu).
Bi: Giá trị thu nhập ở năm thứ i Ci: Chi phí năm thứ i
r: Tỷ lệ lãi suất
n: Tổng số năm của chu kỳ đầu tư
NPV là chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi nhuận trong cả chu kỳ của một loài cây, con hay mô hình sử dụng đất cụ thể.
NPV > 0: Dự án trồng rừng có hiệu quả
NPV = 0: Dự án trồng rừng hoà vốn
NPV < 0: Dự án trồng rừng không có hiệu quả
+ Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ IRR:
) )(
( r IRR
2 1
1 1
2
1 NPV NPV
r NPV
r
Trong đó:
r1: Lãi suất ở mức thấp r2: Lãi suất ở mức cao
NPV1, NPV2: Là NPV ở mức thấp và mức cao.
Về nguyên tắc, IRR phải lớn hơn tỷ lệ lãi suất (r) thì việc đầu tư mới có hiệu quả; IRR = r: dự án hoà vốn; IRR <r: dự án không có hiệu quả. Loài cây hay mô hình sử dụng đất nào đó có IRR càng cao thì hiệu quả càng lớn.
+ Chỉ tiêu tỷ suất thu nhập, chi phí BCR:
1
0 1
0
1 1
n
i
i i n
i
i i
r C
r B BCR
Trong đó:
Bi: Giá trị thu nhập ở năm thứ i Ci: Chi phí năm thứ i
r: Tỷ lệ lãi suất
n: tổng số năm của chu kỳ đầu tư
BCR là chỉ tiêu biểu thị hiệu quả đầu tư của một đồng vốn. Nghĩa là khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư thì sẽ thu lại được bao nhiêu trong một chu kỳ sản xuất.
BCR > 1: đầu t- có chất l-ợng (có lãi) BCR = 1: đầu t- hoà vốn
BCR < 1: đầu t- không có chất l-ợng (lỗ vốn)
Tất cả các chỉ tiêu được xác định dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
2.5.2.2. Đánh giá hiệu quả môi trường.
Hiệu quả môi trường của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn được thể hiện thông qua khả năng bảo vệ đất chống xói mòn. Thường những mô hình có khả năng bảo vệ đất tốt đồng thời có khả năng điều tiết nước tốt vì khi đó dòng chảy mặt được giảm thiểu, tính thấm tăng lên, kết quả là sự gia tăng của dòng chảy nền đất và dòng chảy ngầm. Vì vậy nguy cơ lũ lụt và hạn hán được hạn chế, đất được bảo vệ và ít xói mòn.
Để đánh giá lượng đất xói mòn trong các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn, chúng tôi sử dụng đồng thời 2 phương pháp là (1) phương pháp dùng mô hình dự báo nhằm xác định lượng xói mòn trong khoảng thời gian
dài (bằng hoặc lớn hơn 1 năm) và xói mòn trong thời gian ngắn (theo các trận mưa, tháng- hay mùa mưa) bằng phương pháp đo bề dày lớp đất mất đi. Các phương pháp xác định cụ thể được mô tả như sau:
* Đánh giá lượng đất mất đi thông qua độ cao của bệ đỡ đất bằng thước kẻ.
- Phương pháp đánh giá bằng phương pháp điểm:
Trong ô tiêu chuẩn 1000 m2 (25x40m), lập hệ thống 100 điểm theo hình nanh sấu (hàng cách hàng 2,5m, ô cách ô 4,0m), tại mỗi điểm lập ODB với 0.5 x 0.5m. Quan sát và đo lượng đất mất đi trong ODB đó (Biểu 2.5.2.2) bằng thước kẻ có độ chính xác tới mm. Lượng đất mất đi trong ô tiêu chuẩn được tính trung bình cho ODB trong toàn bộ hệ thống 100 điểm điều tra.
- Bề mặt đất được bảo vệ bởi các chỏm có sức đề kháng cao (đá, rễ cây...) - Bệ đỡ đất bị ảnh hưởng bởi lượng mưa trong khoảng thời gian trước đó Từ bề dày lớp đất bị xói mòn ước tính ra được lượng đất bị mất sau trận mưa hoặc mùa mưa. Phương pháp xác định lượng đất mất đi được mô tả cụ thể qua biểu đồ 2.5.2.2.
Mô hình được lâp như sau:
Bệ đỡ đất
Chỏm đá
Độ cao đất mất đi
Bề mặt đất mới
Bề mặt đất cũ
Bức vẽ phác họa bệ đỡ đất được giữ bởi đá
…...o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..
..o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..….
…...o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..
..o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..….
…...o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..
..o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..….
…...o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..
..o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…..o…...o..….
…...o…...o…...o.…..o…...o.…..o. …..o…...o.…..o…...o..
..o…...o…...o.…..o…...o.…..o.…..o…...o.…...o…...o..….
Biểu 2.5.2.2 Phương pháp xác định bề dày lớp đất mất đi
* Đánh giá lượng đất xói mòn thông qua công thức dự báo.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp, tác giả áp dụng công thức dự báo xói mòn đất dưới rừng của Vương Văn Quỳnh và cộng sự (1997) để đánh giá khả năng bảo vệ đất, chống xói mòn cho một số trạng thái rừng trồng.
C =[(TC/H)+CP+TM]
Trong đó:
TC là độ tàn che tầng cây cao, được điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, có giá trị lớn nhất là 1.0,
H là chiều cao tầng cây cao, tính bằng m,
CP là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm tươi cây bụi, được điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, có giá trị lớn nhất là 1.0.
TM là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm khô, được điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, có giá trị lớn nhất là 1.0,
Liên hệ giữa chỉ số C và cường độ xói mòn được thể hiện trong công thức sau.
d= {2.31x10-6 K 2} / {[(TC/H)+CP+TM]2X},
Trong đó: d là cường độ xói mòn, tính bằng mm/năm, nếu xem dung trọng lớp đất mặt xấp xỉ 1.2 gam/cm3 thì có thể quy đổi tương đương: 0.8 mm/năm =10 tấn/ha/năm,
là độ dốc mặt đất, tính bằng độ,
X là độ xốp lớp đất mặt, trên các địa hình dốc độ xốp X thường không vượt quá 0.75,
K là chỉ số xói mòn của mưa, hay đại lượng phản ảnh năng lực gây xói mòn đất của mưa, được xác định theo lượng mưa các tháng ở khu vực nghiên cứu theo công thức sau.
K =
12
1
i (Ri /25.4){916+331lg[(-5.8263+2.481ln(Ri))/25.4]}/100 Ri là lượng mưa tháng thứ i trong năm, tính bằng mm.
- Số liệu cho mô hình dự báo gồm Độ dốc, độ tàn che của tầng cây cao (TC), chiều cao của tầng cây cao (H), độ che phủ của cây bụi thảm tươi (CP), độ che phủ của thảm mục (TM), độ xốp lớp mặt đất (X).
- Tại mỗi điểm điều tra độ tàn che, dùng thước ngắm lên theo phương thẳng đứng. Nếu gặp tán cây thì giá trị tàn che được ghi là 1, nếu không gặp tán cây thì giá trị tàn che ghi là 0, nếu ở vị trí mép tán lá thì giá trị sẽ là 0,5.
Độ tàn che tầng cây cao chính là tỷ lệ số điểm mà giá trị tàn che là 1 trên tổng số điểm điều tra. Tương tự nhìn xuống dưới nếu chạm cây bụi thảm tươi (Thảm khô) thì lấy giá trị che phủ (thảm khô) bằng 1, không chạm cây bụi thảm tươi (thảm khô) thì lấy bằng 0 ghi vào bảng 2.5.2.2.
Bảng 2.5.2.2. Bảng điều tra: Tàn che (TC), Thảm mục (TM), che phủ thảm tươi và cây bụi (CP), lượng đát bị xói mòn L(mm).
Địa điểm điều tra:………. Trạng thái rừng:………..
Số hiệu OTC:……… Ngày điều tra:………...
Diện tích OTC:………. Người điều tra:………...
ODB số:………
TT TC TK,TM CP L(mm) TT TC TK,TM CP L(mm)
1 1
2 2
. .
. .
Tổng 100
Phương pháp xác định độ xốp lớp mặt đất (X):
Để xác định độ xốp lớp đất mặt, chúng tôi tiến hành thu thập thông qua lấy mẫu phân tích. Mẫu được thu thập ngoài hiện trường qua ống dung trọng (thể tích 100 cm3) tại các OTC, tiến hành lập 04 ODB diện tích 1m2 ở bốn góc OTC và 1 ô ở tâm OTC...Trên mỗi ODB sẽ lấy một mẫu đất bằng ống dung trọng, như vậy mỗi OTC sẽ có 5 mẫu, lấy các mẫu chộn đều với nhau để tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường.
Tại các ODB, gạt một lớp đất mặt mỏng (0,5-1cm) ở trên lớp thảm khô mục. Ở độ sâu cần xác định dung trọng, cắt cho mặt đất phẳng rồi đóng ống dung trọng sao cho vuông góc với mặt đất, dùng xẻng lấy ống ra, bẩy nhẹ lau sạch đất bám xung quanh, sau đó dùng dao cắt đất ở hai đầu sao cho thật phẳng sau đó cho đất đóng được vào túi nilon rồi buộc kín.
Cân toàn bộ trọng lượng trong ống, ghi số liệu
Các mẫu trên được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định dung trọng và tỷ trọng, độ xốp đất.
Các mẫu đất đã được lấy để phân tích tại Trung tâm kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng đất và vật tư nông nghiệp. Sở nông nghiệp Vĩnh phúc.
- Xác định dung trọng (D) bằng ống dung trọng có thể tích 100 cm3 Công thức tính: D = M/V
Trong đó: D là dung trọng đất (g/cm3)
V là thể tích ống dung trọng (V=100cm3) M là trọng lượng đất khô kiệt (g)
- Xác định tỷ trọng (d) bằng phương pháp picnomet (Bình tỷ trọng) Công thức tính: d = M/Pn = M/M+P1-P2
Trong đó: d là tỷ trọng của đất (g/cm3)
Pn là khối lượng thể tích nước bị chiếm chỗ trong bình (g) P1 là khối lượng của bình và nước (g)
P2 là khối lượng bình chứa nước và đất (g) M là khối lượng đất khô kiệt (g)
Độ xốp được xác định thông qua dung trọng và tỷ trọng của đất.
Công thức tính:
Trong đó: X là độ xốp của đất (%)
D là dung trọng của đất (g/cm3) d là tỷ trọng của đất (g/cm3) 2.5.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua 4 tiêu chí như:
- Tăng thu nhập - Tạo việc làm
- Cải thiện chất lượng cuộc sống - Nâng cao hiểu biết và ý thức xã hội
Để có được những tiêu chí này, đề tài sử dụng công cụ phỏng vấn bán định hướng với bộ câu hỏi và mẫu phiếu phỏng vấn được chuẩn bị trước của
100 1
d
X D
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (phỏng vấn người dân và cán bộ BQL DA tại khu vực nghiên cứu):
- Công cụ RRA được thực hiện thông qua phỏng vấn cán bộ BQL DA và HGĐ bằng phương pháp phỏng vấn bán định hướng. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ BQL DA và 30 HGĐ tại xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nội dung phỏng vấn bao gồm các vấn đề:
+ Các vấn đề xã hội liên quan đến quá trình triển khai rừng trồng phòng hộ tại địa phương như chính sách, vốn đầu tư, sự tham gia của người dân và thu nhập.
+ Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trồng rừng
- Công cụ PRA: công cụ này được thực hiện để kiểm tra kết quả, xác định những yếu tố quan trọng đang thúc đẩy, cản trở, thách thức đối với quá trình phát triển ở cộng đồng. Lựa chọn những giải pháp ưu tiên, đề xuất những kiến nghị thực hiện và phát triển rừng trồng dự án tại địa phương.