Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 82)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội

Qua phỏng vấn 30 hộ gia đình tham gia DA trồng rừng phòng hộ và 06 cán bộ trong BQL DA kết quả cho thấy.

Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả xã hội người dân tham gia DA

TT Người được phỏng vấn

Số người phỏng vấn

Tạo việc làm Tăng thu nhập

Cải thiện chất lượng

cuộc sông

Nâng cao hiểu biết và ý thức

xã hội Có Không Có Không Có Không Có Không

1 Hộ gia đình 30 30 0 27 3 25 5 24 6

2 CB BQL DA 6 6 0 5 1 5 1 6 0

Tổng 36 36 0 32 4 30 6 30 6

0 5 10 15 20 25 30 35 40

1 2 3 4 5 6 7 8

Số ngưi đưc phng vấn

Người

Tạo việc làm Tăng thu nhập Cải thiện CL CS Hiểu biết và ý thức

100% 88%

12%

83%

83%

17% 17%

Đồng ý

Không đồng ý

Hình 4.15. Hiệu quả xã hội của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn

Như vậy, từ hình 4.15 kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ BQL DA trồng rừng phòng hộ huyện Lập Thạch cho thấy:

Tạo việc làm: 100% người được phỏng vấn cho rằng DA đã góp phần tạo việc làm nhàn rỗi trong khu vực, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm việc làm, giảm quỹ thời gian rảnh rỗi, dư thừa cho nhiều lao động địa phương. Ví

dụ như xã Ngọc Mỹ DA góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 130 HGĐ, …do đó giảm tình trạng lao động nhàn rỗi, lao động đi nơi khác tìm kiếm việc làm, giảm nguy cơ và các tệ nạn,…góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội.

Tăng thu nhập: 88 % người phỏng vấn cho rằng từ việc tham gia trồng rừng Dự án và các chính sách hưởng lợi, hỗ trợ của Nhà nước đã giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng trồng và thu nhập từ các sản phẩm tận thu, trồng xen theo quy định của Nhà nước, được hưởng tiền công bảo vệ rừng là:

200.000 đồng/ha, được tận thu các sản phẩm từ rừng phòng hộ theo quy định của Nhà nước bao gồm các sản phẩm phụ, sản phẩm từ cây không phải là cây trồng chính như Giang, Nứa, cây mọc tự nhiên trong rừng,.. được phép trồng và thu nhập, hưởng lợi từ các sản phẩm trồng xen trên đất rừng rừng phòng hộ theo quy định của Nhà nước bao gồm các loại cây phù trợ, cây dược liệu, hoa màu, cây nông nghiệp như ngô, khoai, sắn, lúa nương,..

Cải thiện chất lượng cuộc sống: 83 % ý kiến phỏng vấn dự án trồng rừng phòng hộ huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, trong qúa trình tham DA, 17% ý kiến cho rằng DA không đem lại cho việc cải thiện cuộc sống.

Nâng cao hiểu biết và ý thức xã hội: 83 % ý kiến phỏng vấn cho rằng Nhờ tham gia Dự án mà người dân đã được tuyên truyền, phổ biến và học tập nhiều quy định, chính sách và pháp luật của Nhà nước từ đó ý thức thực hiện theo quy định, quy chế, chính sách, luật pháp Nhà nước của người dân được nâng cao, không còn tình trạng chống đối, giảm thiểu những vi phạm quy định của Nhà nước, ý thức của người dân đối với công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, người dân đã nhận biết được vai trò, tác dụng to lớn của rừng nên tham gia một cách chủ động, giảm được

nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rừng như phá rừng, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc,…

Đánh giá chung:

Sử dụng kết quả của quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và những tác động môi trường:

- Qua kết quả phân tích hiệu quả kinh tế NPV, IRR, BCR của mô hình trồng rừng hỗn giao, loài cây phù trợ là cây Keo, ta thấy việc đầu tư cho mô hình này là có hiệu quả, các chỉ số cho các mô hình càng chỉ số về sau cao hơn chỉ số trước, nó thể hiện tính hiệu quả cho từng mô hình.

- Dự án trồng rừng phòng hộ huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã góp phần to lớn việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo ra lượng sản phẩm phong phú đáp ứng và phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Dự án đã được người dân tiếp nhận và thực hiện một cách chủ động, tích cực. cây rừng và cây trồng xen khác (chủ yếu là cây nông nghiệp) còn cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị:

+ Cung cấp gỗ nguyên liệu, gỗ làm bột giấy và củi;

+ Quả ăn được;

+ Lá cây làm thức ăn cho gia súc;

+ Thực phẩm cho người và gia súc;

+ Các sản phẩm khác như chất nhuộm, trang trí…

- Về mặt môi trường sinh thái: Dự án góp phần cải thiện môi trường, cải thiện bảo tồn nguồn nước, hạn chế dòng chảy, hạn chế xói mòn, điều hoà không khí và khí hậu khu vực, bảo tồn môi trường sinh thái, cải thiện lý hoá tính của đất…

Từ các kết quả phân tích trên, DA được đánh giá là có tính khả thi, tính bền vững cao, trong 3 mô hình những mô hình về sau (Mô hình 3) hiệu quả các mặt được đánh giá vượt trội hơn các mô hình khác.

Nguyên nhân chủ yếu được đánh giá là:

Giá trị lâm sản trên thị trường ngày càng cao, chiếm một phần trong nhu cầu cuộc sống của con người.

Nguồn thu nhập từ rừng đã góp phần cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập, tạo việc làm... cho các hộ trồng rừng.

Hộ gia đình được nhận trồng rừng đã chú trọng vào công tác chăm sóc và bảo vệ rừng tốt hơn.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng rừng như: Phân bón, giống mới, thời vụ trồng rừng...

Bảng 4.11: Hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn

Mô hình

Hiệu quả tổng hợp của các mô hình trồng rừng

Hiệu quả kinh tế Hiệu quả

môi trường Hiệu quả xã hôi (%)

NPV (đồng)

IRR (%)

BCR Lmm dmm

Tạo việc làm

Tăng thu nhập

Cải thiện CLCS

Hiểu biết và YTXH

1 3.870.423 12,2 1,24 0,325 0,105 100 88 83 83 2 10.729.929 24,6 1,6 0,25 0,105 100 88 83 83 3 21.262.323 16,4 1,6 0,85 0,155 100 88 83 83 Tổng 12.075.555 17,7 1,48 0,475 0,122 100 88 83 83

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)