Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 47)

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

3. Điều kiện tự nhiên

3.4. Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội

Dân số trung bình năm 2010 là 118.772 người, trong đó thành thị có 12.515 người (chiếm 10,54% dân số toàn huyện), nông thôn 106.257 người, chiếm 89,46%.

Mật độ dân số trung bình 686 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Lập Thạch (1690 người/km2), tiếp đến là xã Triệu Đề (1247 người/km2). Thấp nhất là xã Vân Trục (341 người/km2).

Bảng 3.2. Dân số và mật độ dân số năm 2010

Đơn vị hành chính Diện tích ( Km2 )

Dân số ( Người )

Mật độ dân số ( Người / Km2 )

Tổng số 173.1 118772 686

1. T.T Lập Thạch 4.15 7007 1690

2. TT.Hoa Sơn 4.96 5508 1110

3. Quang Sơn 10.98 5508 501

4. Ngọc Mỹ 15.54 5250 338

5. Hợp lý 7.62 4289 563

6. Bắc Bình 11.30 6291 556

7. Thái Hoà 7.60 6887 906

8. Liễn Sơn 10.29 5493 534

9. Xuân Hoà 13.22 8508 643

10. Vân Trục 12.20 4161 341

11. Liên Hoà 7.64 5164 676

12. Tử Du 9.87 5917 599

13. Bàn Giản 5.76 4322 751

14. Xuân Lôi 7.44 5212 700

15. Đồng ích 12.46 10357 831

16. Tiên Lữ 5.12 4022 786

17. Văn Quán 7.14 5006 701

18. Đình Chu 4.32 4425 1025

19. Triệu Đề 5.86 7314 1247

20. Sơn Đông 9.61 8131 846

(Nguồn: Phòng thống kê huyên Lập Thạch) Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 người (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 người (chiếm

11,37%) còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98% với 8.247người.

Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.

3.4.2.Tình hình phát triển kinh tế chung

Lúa là cây lương thực chủ yếu của đồng bào nhưng diện tích đất nông nghiệp lại ít. Trong những năm gần đây đa số cộng đồng dân cư đã chuyển đổi sản xuất theo hướng thâm canh từ một vụ lúa lên 2 vụ lúa/năm, thậm chí có những xã có điều kiện tưới tiêu tốt là 3 vụ/năm. Về cơ bản đủ cung cấp lương thực tại chỗ và đáp ứng phần lớn thức ăn thô cho chăn nuôi.

Thu nhập bình quần đầu người/năm còn rất thấp: Các xã ở huyện Lập Thạch trung bình: 14,4 triệu/người/năm. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận khá lớn người dân nghèo đặc biệt là các hộ khó khăn gần rừng còn sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng như: Lấy măng, cây thuốc, săn bắn … để bán đổi lấy lương thực và trang trải cho cuộc sống. Nhận xét và đánh giá chung

3.4.3.Thuận lợi

- Huyện Lập Thạch là vùng trung du miền núi. Đã tạo nên những nét nổi bật của vùng về phát triển cây Lâm nghiệp, tạo được rất nhiều công ăn việc lam cho người lao động.

- Lập Thạch nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, nằm kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế và dịch vụ.

- Dân số trong vùng đệm huyện khá đông, nguồn lao động tại chỗ dồi dào đặc biệt là lực lượng lao động trẻ rất nhiều.

- Đồng bào dân tộc ít người sống ở vùng thấp ven chân núi, phong tục tập quán tuy còn lạc hậu nhưng hầu hết các dân tộc ít người ở Lập Thạch đều biết canh tác lúa nước và sản xuất nông nghiệp tương đối khá, ít phải sống dựa vào rừng.

- Cơ sở hạ tầng, điện nước, giao thông, trường học, trạm y tế... đã và đang được quan tâm đầu tư, tạo thế và lực thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong vùng.

- Lập Thạch và vùng phụ cận với nhiều tiềm năng tự nhiên đang có lợi thế rất lớn thu hút nhiều nguồn đầu từ trong và ngoài nước.

- Có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, tôn giáo… và điều kiện khí hậu mát mẻ trong lành rất thuận lợi cho du lịch tín ngưỡng.

Lập Thạch là một điểm nhấn quan trọng trong “Định hướng phát triển du lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

3.4.4.Khó khăn

- Sự nghèo đói, dân trí thấp, thiếu việc làm và phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc sống trong huyện Lập Thạch và vùng lân cận dẫn đến các hoạt động khai thác tài nguyên rừng trái phép.

- Săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép sản phẩm các loài hoang dã và khai thác nguồn tài nguyên phi gỗ (củi, dược liệu,...) làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Thiếu sự phối kết hợp quản lý và phát triển du lịch sinh thái bền vững giữa các bên liên quan. Đồng thời các hoạt động về tuyên truyền giáo dục du khách và cộng đồng địa phương hầu như chưa được triển khai.

- Tiềm năng lao động trong vùng cao nhưng chất lượng và mức độ sử dụng nguồn nhân lực này còn thấp, đặc biệt là hiện tượng dư thừa nhân lực trong lúc nông nhàn.

- Trình độ hiểu biết về bảo tồn và đa dạng sinh học của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cộng đồng người dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Các lợi ích thực tế trực tiếp mang lại cho các cộng đồng địa phương từ rừng và các dự án phát triển rừng chưa thực sự thể hiện rõ nét.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)