Đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 102)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Giải pháp để xây dựng cơ cấu canh tác hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn

4.3.2. Đề xuất các giải pháp

- Tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ, đặc biệt là cán bộ trẻ, nhiệt tình cho BQL DA cơ sở. Triển khai, xây dựng nguồn nhân lực quản lý, lao động có trình độ, sự hiểu biết và có kinh nghiệm trong việc mọi lĩnh vực liên quan đến trồng rừng.

- Thống nhất, tổ chức, xây dựng mạng lưới cán bộ tham gia Dự án từ cơ sở đến huyện hợp lý và có hiệu quả cao nhất.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và người lao động.

- Phân công nhiệm vụ, công việc phù hợp đối với từng bộ phận tham hoạt động của Dự án.

- Có chính sách khuyến khích đội ngũ quản lý, người trực tiếp tham gia lao động khi có thành tích cao trong hoạt động sản xuất và triển khai Dự án.

Đặc biệt là cán bộ cơ sơ cấp xã vùng Dự án.

- Tuyển trọn nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm vào ban quản lý và đội ngũ chuyên môn của Dự án.

- Tích cực, thường xuyên theo dõi hoạt động của đội ngũ lao động tham gia Dự án. Từ đó đưa ra được biện pháp tổ chức, quản lý lao động thích hợp.

- Lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng đến tận hộ, nhóm hộ.

- Tổ chức họp dân, phổ biến nội quy, quy chế bảo vệ rừng, tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Tổ chức lực lượng tuần tra thường xuyên theo dõi để bảo vệ rừng.

- BQL DA cần phân rõ trách nhiệm của từng thành viên, theo dõi, chỉ đạo, bán sát cơ sở.

- Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ của huyện.

4.3.2.2. Giải pháp về chính sách, suất đầu tư

* Về chính sách

- Đối với cán bộ tham gia Dự án cần có cơ chế phụ cấp hợp lý để họ có thể yên tâm công tác.

- Với phương châm lấy HGĐ làm động lực thực hiện, nhằm bảo đảm năng lực phòng hộ bền vững, sử dụng có hiệu quả đất đai, từng bước nâng cao đời sống và gắn lợi ích của HGĐ với lợi ích quốc gia.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, có biện pháp đảm bảo đất đã giao khoán được sử dụng có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường tạo điều kiện cho việc lựa chọn mục đích sử dụng đất.

- Đầu tư chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện và khoa học.

- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách.

- Thiết lập quy hoạch vùng trồng rừng gắn với mạng lưới chế biến và thị trường trên thực địa.

- Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì ưu đãi và giảm lãi suất.

- Đẩy mạnh chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.

- Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất.

- Thực hiện cơ chế hưởng lợi cho người dân tham gia trồng rừng phòng hộ bằng việc cho phép họ khai thác các cây trồng phù trợ đã đến tuổi khai thác nhưng phải có hướng dẫn và quy định mức độ cụ thể, tránh tình trạng làm đổ, gãy những cây trồng chính cũng như việc lợi dụng khai thác để thực hiện các mục đích khác.

- Cần có ngay những chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ những diện tích trồng cây phòng hộ chính mà chưa cho thu nhập như Lát hoa để rừng trồng được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt hơn.

* Suất đầu tư:

- Nguồn vốn đầu tư thuộc Dự án 327, 661, DA phát triển rừng giai đoạn 2012 -2020 đầu tư, tăng cường đầu tư vốn ngân sách và huy động các nguồn vốn để đầu tư các công trình xây dựng rừng phòng hộ.

- Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển lâm nghiệp.

- Gắn liền việc xây dựng rừng phòng hộ với xây dựng kinh tế vùng nói chung và xây dựng kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn dự án.

- Suất đầu tư cho trồng rừng nên căn cứ vào từng vùng, từng loài cây cụ thể để xây dựng định mức cho phù hợp. Ở nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông, đất đai và điều kiện trồng rừng tốt hơn thì suất đầu tư có thể thấp hơn những nơi có điều kiện trồng rừng khó khăn, nơi xa xôi, hẻo lánh thì cần phải đầu tư cao hơn.

4.3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật 4.3.2.3.1. Quản lý bảo vệ rừng:

- Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, các chính sách, các quy định về bảo vệ và phát triển rừng tới cán bộ và người dân.

- Cấm mọi hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng, ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng; cấm chăn thả gia súc.

- Bảo vệ chống mọi hình thức chặt phá, lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản, đốt nương làm rẫy.

- Phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm nội quy, quy chế bảo vệ rừng để rừng của cộng đồng và mỗi gia đình được bảo vệ tốt, phát triển, mang lại thu nhập góp phần cải thiện đời sống, tiến tới làm giàu từ rừng.

- Có biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh, mùa làm nương rẫy, phòng chống sâu bệnh hại rừng.

- Thường xuyên tu sửa bảng nội quy và biển cấm chặt phá rừng.

- Duy trì, bổ sung bảng, biển bảo vệ rừng tại các địa điểm phù hợp.

4.3.2.3.2. Giải pháp lâm sinh:

a. Đối với diện tích rừng trồng có nguồn vốn Hộ gia đình 34,2 ha.

(sau khai thác, đất nương rẫy đang canh tác)

Đất vẫn còn tốt, tầng đất dầy, đang trồng cây nông nghiệp nhưng năng suất không còn cao, áp dụng giải pháp trồng rừng xen cây nông nghiệp để tạo ra rừng nông lâm kết hợp, cách làm này có thể thực hiện theo hai hướng:

+ Trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất nương rẫy bằng các loại cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao như: Trám, Sấu, Bứa, Dọc... trong khi vẫn trồng cây nông nghiệp cho đến khi rừng non khép tán.

+ Trồng rừng bằng các cây Xoan ta, Lát hoa, Trám, Sấu, Keo... xen cây nông nghiệp theo băng hoặc theo đám, chiều rộng mỗi băng đủ lớn để trồng được từ 3 – 10 hàng cây rừng. Nếu trồng theo đám thì diện tích mỗi đám từ 500 – 1000 m2. Trồng xen theo băng thường áp dụng ở nơi bằng phẳng và địa hình đồi thấp còn nơi địa hình dốc, chia cắt phức tạp trồng theo đám.

b. Đối với diện tích đất rừng chỉ có cây bụi, tầng đất mỏng, đất đã bạc màu:

+ Tiến hành xử lý thực bì, làm đất và trồng rừng bằng Lát hoa, Thông mã vĩ, hoặc Keo lai, là cây gỗ mọc nhanh và là cây cải tạo đất trên toàn bộ diện tích, sau đó trồng cây đa tác dụng có giá trị kinh tế cao vào một số băng hoặc đám như Trám, Sấu, Mắc khén,...

+ Sau khi tầng cây mọc nhanh khép tán 2 – 3 năm, độ màu mỡ của đất tăng lên, tính chất vật lý của đất được cải thiện, tiến hành tỉa thưa cường độ cao hoặc khai thác toàn bộ cây mọc nhanh trên các băng hoặc đám chừa lại để lấy đất canh tác nông nghiệp.

c. Đối với diện tích rừng trồng 327, 661 đã khai thác cây phù trợ mật độ cây rừng thưa áp dụng kỹ thuật trồng dặm, làm giàu rừng hỗn giao.

Các loài cây lựa chọn trồng: Lát hoa, Trám, Sấu, Bứa, Dọc, Keo tai tượng, Mắc khén, Cẩu tích, Nghệ đen, Mây nếp, Ba kích, Mạch môn, Đinh Lăng……..

* Làm giàu rừng theo đám:

+ Trồng dặm nơi tán rừng bị vỡ thành từng đám lớn từ 2500 m2 trở lên bằng các loài cây Trám, Sấu, Mắc khén, Bứa, Dọc…. Mật độ trồng từ 300 – 500 cây/ha. Trồng theo kiểu nanh sấu, cạnh của tam giác bằng nửa đường kính tán cây thành thục.

+ Trồng dặm cây phân tán nơi rừng bị vỡ tán nhỏ, đường kính lỗ trống lớn hơn 2 lần đường kính tán cây gỗ lớn. Mỗi lỗ trống trồng từ 1 – 2 cây.

* Làm giàu rừng theo rạch

+ Rạch trồng cây nên bố trí theo đường đồng mức, chiều rộng của rạch từ 4 – 6m, băng chừa rộng từ 8 – 12 m

+ Cự ly trồng cây cách cây từ 3 – 6 m, mỗi rạch trồng một hàng cây + Tiêu chuẩn cây con phải đạt chiều cao từ 0,8 – 1 m trở lên

+ Mùa vụ: Phát dọn thực bì, chuẩn bị đất tiến hành vào đầu mùa xuân, trồng cây tiến hành vào đầu mùa mưa

+ Kích thước hố: (40 x 40 x 40) cm. Đất tầng mặt để riêng dùng để lấp hố trồng cây, vì đây là lớp đất có nhiều mùn và dinh dưỡng

+ Sử dụng phân rác trong rừng để bón lót. Chăm sóc cây trồng trong 2 năm đầu. Công việc chăm sóc gồm phát dây leo bụi rậm, cỏ xâm lấn xung quanh gốc, phòng trừ sâu bệnh hại, súc vật phá hoại.

* Làm giàu rừng bằng các cây LSNG trồng dưới tán rừng

Các loài cây lựa chọn: Mây nếp, Ba kích, Mạch môn, Nghệ đen…..

Kỹ thuật:

- Trồng cây theo băng, theo đường đồng mức, mỗi băng từ 1 – 5 hàng cây, khoảng cách giữa các cây tuỳ thuộc vào từng loài

- Làm đất:

+ Chọn những nơi đất rừng tốt, giàu mùn, đất ẩm với độ tàn che từ 0,4 - 0,7, tốt nhất là những vùng đất ven khe suối, chân đồi

+ Phát luỗng thực bì dưới tán rừng trước một tháng + Băm nhỏ tất cả lá và thân cây, rải đều trên mặt đất

- Đào hố: Tiến hành trước khi trồng một tháng, kích thước hố (30 x 30 x 30) cm hoặc (40 x 40 x 40) cm, làm sạch cỏ xung quanh miệng hố rộng 80 cm để lấy đất mùn lấp đầy miệng hố.

- Mật độ trồng và độ tàn che. Tuỳ thuộc vào từng loài cây và giai đoạn sinh trưởng mà thích hợp với độ tàn che và mật độ khác nhau

Bảng 4.12.: Cự ly trồng và độ tàn che thích hợp của một số loài cây đặc sản trồng dưới tán rừng

Stt Loài cây Cự ly trồng (m)

Độ tàn che thích hợp

Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4

1 Mây nếp 1x1; 1x2 0,4 0,3 0,2 0,1

2 Ba kích 1x1; 1x2 0,5 0,4 0,4 0,4

3 Mạch Môn 0,5x1; 1x2 0,5 0,4 0,4 0,4

4 Nghệ đen 1,5x5; 2x2 0,6 0,5 0,5 0,5

5 Đinh Lăng 1x1; 1x2 0,5 0,4 0,4 0,4

- Mùa vụ: Phát dọn thực bì, chuẩn bị đất tiến hành vào đầu mùa xuân, trồng cây tiến hành vào đầu mùa mưa

d. Đối với diện tích rừng tự nhiên 133,0 ha áp dụng kỹ thuật xúc tiến tái sinh kết hợp trồng rừng bổ sung.

Loài cây trồng bổ sung: Trám, Sấu, Mắc khén, Bứa, Dọc, Lát hoa, ….

+ Trồng bổ sung theo đám: Trồng dặm nơi tán rừng bị vỡ thành đám lớn từ 1000 m2 trở lên bằng các loài cây Trám, Sấu, Mắc khén, Sơn tra. Mật

độ trồng từ 300 – 500 cây/ha. Trồng theo kiểu nanh sấu, cạnh của tam giác bằng nửa đường kính tán cây thành thục.

+ Trồng bổ sung toàn diện tích: Tiến hành trồng toàn diện tích nơi tán rừng bị vỡ tán hoặc cây gỗ lớn không có khả năng gieo giống

+ Trồng dặm cây phân tán nơi rừng bị vỡ tán nhỏ, đường kính lỗ trống lớn hơn 2 lần đường kính tán cây gỗ lớn. Mỗi lỗ trống trồng từ 1 – 2 cây.

+ Tiêu chuẩn cây giống phải đạt chiều cao từ 0,8 – 1 m trở lên để hạn chế cạnh tranh của cỏ dại

+ Mùa vụ: Phát dọn thực bì, chuẩn bị đất tiến hành vào đầu mùa xuân, trồng cây tiến hành vào đầu mùa mưa

+ Kích thước hố: (40 x 40 x 40) cm. Đất tầng mặt để riêng dùng để lấp hố trồng cây, vì đây là lớp đất có nhiều mùn và dinh dưỡng

+ Sử dụng phân rác trong rừng để bón lót

+ Chăm sóc cây trồng trong 2 năm đầu: Công việc gồm phát cỏ xâm lấn, dây leo bụi rậm, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống súc vật phá hoại.

e. Đối với diện tích 8,6 ha rừng trồng năm 2012.

- Tiến hành chăm sóc năm thứ 3 và năm thứ 4, chặt tỉa những cây sâu bệnh kém chất lượng.

- Áp dụng trồng cây Lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, làm giàu rừng tăng thu nhập cho hộ gia đình.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Dự án trồng rừng phòng hộ được tiến hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện từ năm 1993 tới nay với nhiều giai đoạn của các DA khác nhau, với mục tiêu là bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho cư dân sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

Qua kết quả điều tra một số mô hình rừng trồng phòng hộ DA tại huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy:

- Về hệ thống các chính sách, suất đầu tư cho toàn huyện thường xuyên được bổ sung, sửa đổi qua hàng năm nhằm áp dụng hợp lý hơn đối với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên không tránh khỏi còn nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

- Từ khi thực hiện DA cho đến nay toàn huyện đã áp dụng nhiều mô hình trồng rừng, trong đó có 3 mô hình được áp dụng phổ biến, đó là mô hình:

800 cây (Lát hoa + Muồng) + 800 Keo tai tượng; mô hình: 800 cây Lát hoa và mô hình 800 cây Keo tai tượng, mô hình: 800 cây Muồng và 800 cây Keo. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật xây dựng mô hình đã được thiết kế cụ thể, chi tiết sau đó bàn giao trực tiếp đến từng HGĐ, cá nhân thực hiện. Do đó công tác trồng rừng trở nên đơn giản hơn, đã thu hút được một lượng lớn HGĐ tham gia. Tuy vậy, các biện pháp kỹ thuật này cũng chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển của từng địa phương nên gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Kết quả điều tra một số mô hình cho thấy:

+ Về diện tích 219,5 ha rừng trồng phòng hộ, phân bố tập trung khu vực Núi Sáng, thuộc xã Ngọc Mỹ, huyện Lập thạch.

+ Về tình hình sinh trưởng:

Mô hình 1: 800 cây (Lát hoa + Muồng) + 800 Keo tai tượng: hiện nay Keo đã được khai thác cây phù trợ; Lát và Muồng trong quá trình sinh trưởng, tỷ lệ cây sống trong khu vực rừng 327 là 465 cây/ha đạt 58,0%, nhưng nhìn chung còn chậm hiệu quả cây trồng chính không cao.

Mô hình 2: 800 Muồng + 800 Keo tai tượng: hai loài cây trên tỏ ra sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt, tỷ lệ cây trồng chính trong khu vưc rừng 661 là 584 cây/ha, tương ứng 73,0 %, nhưng giá trị cây Muồng và tuổi thành thục của cây lâu năm do vậy cây Muồng thường bị người dân loại bỏ để trồng cây khác.

Mô hình 3: 800 cây Lát Hoa + 800 Keo tai tượng: nhìn chung Keo là loài cây sinh trưởng mạnh, nhanh đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng rừng cây Lát Hoa là cây sinh trưởng nhanh, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của người dân trồng rừng, tỷ lệ cây sống cho mô hình này là 1400 cây/ha, tương ứng 87,5 % (cho cả cây trồng chính và cây phù trợ).

+ Về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường:

DA đầu tư cho mô hình trồng rừng thâm canh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Cụ thể như :

Mô hình 1: Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại dòng NPV = 3.870.423đ: kết quả này cho thấy mô hình trồng Keo là có đem lại hiệu quả.

Mô hình 2: Từ số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau: Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại dòng NPV = 10.729.929đ. Từ mô hình Muồng, Keo, được phản ánh việc trồng rừng có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1

Mô hình 3: đây là mô hình được đúc kết từ 2 mô hình trên, tính tại thời điểm năm 2012 số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau: Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại dòng NPV = 21.262.323đ. Từ mô hình Lát, Keo, được phản ánh việc trồng rừng có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2.

Góp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân cư địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao ý thức xã hội. Cụ thể như:

Tạo việc làm: 100% người được phỏng vấn cho rằng DA đã góp phần tạo việc làm nhàn rỗi trong khu vực, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm việc làm, giảm quỹ thời gian rảnh rỗi, dư thừa cho nhiều lao động địa phương.

Tăng thu nhập: 88 % người phỏng vấn cho rằng từ việc tham gia trồng rừng Dự án và các chính sách hưởng lợi, hỗ trợ của Nhà nước đã giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng trồng và thu nhập từ các sản phẩm tận thu, trồng xen theo quy định của Nhà nước, được hưởng tiền công bảo vệ rừng.

Cải thiện chất lượng cuộc sống: 83 % ý kiến phỏng vấn dự án trồng rừng phòng hộ huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, trong qúa trình tham DA.

Nâng cao hiểu biết và ý thức xã hội: 83 % ý kiến phỏng vấn cho rằng nhờ tham gia Dự án mà người dân đã được tuyên truyền, phổ biến và học tập, ý thức của người dân đối với công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt, người dân đã nhận biết được vai trò, tác dụng to lớn của rừng nên tham gia một cách chủ động, giảm được nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rừng như phá rừng, đốt nương làm rẫy, chăn thả gia súc,…

Các mô hình rừng trồng đều đáp ứng tốt vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nguồn nước. Cụ thể các mô hình này đều có lượng đất xói mòn trong ngưỡng cho phép.

2. Tồn tại

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu lại có địa hình phức tạp nên thông tin thu thập về rừng phòng hộ mới chỉ dừng lại ở khu vực Núi Sáng, còn các khu vực khác có điều kiện tương tự vẫn chưa khảo nghiệm được.

- Tại rừng phòng hộ, hiện trạng rừng tự nhiên, rừng trồng còn tồn tại rất nhiều trạng thái rừng như rừng loại IIa, IIIB, rừng trồng… song đề tài mới chỉ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)