Căn cứ để xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 87)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Giải pháp để xây dựng cơ cấu canh tác hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn

4.3.1. Căn cứ để xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh

4.3.1.1. Rừng phòng hộ người dân được phép áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tăng thu nhập.

Rừng phòng hộ đầu nguồn, chủ yếu là trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy, một phần diện tích là rừng trồng và nương rẫy đang canh tác của người dân. Công việc cải tạo làm giàu rừng và quyền hưởng lợi được pháp luật quy định cụ thể như sau:

- Luật BV&PTR sửa đổi năm 2004, điều 47 Chương 4 “Việc khai thác lâm sản trong quy phạm kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm duy trì khả năng phòng hộ bền vững của rừng”. Điều 48 quy định “Đối với những diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ thì chủ rừng được quản lý sử dụng theo quy định về rừng sản xuất”

- Quy chế quản lý rừng (Ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ) quy định:

+ Đối tượng rừng phòng hộ được phép cải tạo: “Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên nghèo kiệt, Nhà nước giao hoặc cho thuê, không có cây mục đích hoặc có cây mục đích nhưng không đáp ứng được yêu cầu phòng hộ của rừng”

+ Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ: Đối với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên “Được khai thác tận thu, tận dụng gỗ và khai thác lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ được khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn, độ tàn che của rừng phải lớn hơn 0,6”. Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng “Được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được khai thác lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ và cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác thì chặt chọn cây trồng chính, độ tàn che của rừng sau khai thác phải lớn hơn 0,6”

4.3.1.2. Bộ NN&PTNT đã có văn bản quy phạm ngành cho phép và hướng dẫn việc áp dụng kỹ thuật lâm sinh cho từng đối tượng rừng cụ thể

Văn bản tiêu chuẩn Kỹ thuật lâm sinh của Bộ NN&PTNT (2001), thể hiện trong QPN 14-92 quy định rõ biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho từng đối tượng rừng:

+ Đối tượng rừng áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung là các trạng thái rừng non sau nương rẫy, rừng nghèo kiệt sau khai thác quá mức có chất lượng xấu, thiếu cây tái sinh mục đích và cộng đồng có nhu cầu, nguồn lực để tổ chức trồng bổ sung, cụ thể như sau:

(1) Đất đã mất rừng do bị khai thác kiệt

(2) Nương rẫy bỏ hoá còn tính chất của đất rừng

(3) Trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dầy trên 30 cm

(4) Các loại rừng Tre, Nứa phục hồi sau khai thác, nương rẫy, có độ che phủ trên 20% diện tích, phân bố đều

(5) Đối với rừng phòng hộ, ở khu vực xung yếu và rất xung yếu, nơi xa xôi hẻo lánh, chưa có điều kiện trồng rừng trong 10 năm tới, ngoài những chỗ có độ che phủ thảm thực bì trên 40% và có khả năng tự phục hồi thành thảm thực bì cây bụi, cỏ cao trên 1m cũng được đưa vào đối tượng XTTS kết hợp trồng bổ sung bằng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản có tán che phủ như rừng. Theo tiêu chuẩn này thì nhóm trạng thái rừng 3 của bản Nhộp áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung là phù hợp

+ Đối tượng rừng áp dụng biện pháp làm giàu rừng:

(1) Rừng trồng hoặc rừng tự nhiên tương đối đều tuổi, ở tuổi sau khi rừng khép tán đến 2/3 thời gian của chu kỳ kinh doanh.

(2) Rừng phục hồi trên đất chặt trắng, nương rẫy, trảng cỏ cây bụi hỗn loài và không đều tuổi. Với rừng kinh doanh gỗ lớn tầng cây cao đạt mật độ dưới 150 - 200 cây/ha; với rừng kinh doanh gỗ nhỏ tầng cây cao đạt mật độ dưới 500 - 600 cây/ha, cây tái sinh triển vọng đạt dưới 1000 - 1200 cây/ha.

Theo tiêu chuẩn này thì nhóm trạng thái rừng 2 của bản Nhộp áp dụng biện pháp làm giàu rừng là phù hợp.

4.3.1.3. Nhu cầu của người dân và khả năng thích ứng của rừng phòng hộ cũng như trình độ sản xuất của người dân địa phương.

* Người dân có nhu cầu trồng các loài cây sau:

+ Nhóm cây gỗ: Muồng, Lát hoa, Thông mã vĩ, Keo, Bạch đàn Uro…

+ Nhóm cây đặc sản: Sấu, Mắc khén, Trám đen, Trám trắng,...

+ Nhóm cây cho lâm sản ngoài gỗ: Ba kích, Mạch Môn, Nghệ đen, Mây nếp, Đinh Lăng...

Các loài cây trồng người dân lựa chọn đều sinh trưởng tốt tại khu vực nghiên cứu, có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ tại địa phương, phù hợp với khả năng của người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc.

* Nhóm cây lấy gỗ củi:

+ Thông mã vĩ (Pinus masoniana): Là loài cây á nhiệt đới đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình năm 1000 mm, nhiệt độ bình quân năm 13 - 220C. Thông mã vĩ ưa sáng, lúc nhỏ cần che bóng nhẹ, sống được trên đất đồi trọc khô, chua (pH: 4,5 - 6) nghèo dinh dưỡng, đất trồng có thể là đất sét, đất cát hoặc đất lẫn sỏi, không thích hợp đất mặn và đất kiềm. Là cây lâm nghiệp chính trong các dự án 327, 661 khu vực Ngọc Mỹ, có khả năng cải tạo đất, sinh trưởng tốt ở những nơi tầng đất mỏng, bạc mầu, thực bì Mua, Tế guột,… thích hợp trồng thuần loài hoặc trồng xen cây nông nghiệp trên nương rẫy đang canh tác trong giai đoạn còn nhỏ.

+ Keo lai (Acacia magium): Là cây trồng có khả năng cải tạo đất tốt, phù hợp với nhiều loại đất, có thể sinh trưởng tốt ở những nơi đất xấu không còn tính chất đất rừng, năng suất cao, thích hợp trồng theo băng hoặc theo đám để cải tạo đất trên nương rẫy chuyển hoá.

+ Bạch đàn (Eucalyptus urophylla): Là loài cây đặc hữu của một số đảo miền Đông Idonesia, đã được trồng thử ở Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Ninh,...

trong vòng 20 năm gần đây. Bạch đàn uro là cây ưa đất sâu ẩm nhưng cũng có khả năng sinh trưởng nhanh cả ở những nơi đất xấu nhưng không có khả năng cải tạo đất nên được lựa chọn để trồng làm ranh giới nương rẫy, ven đường để đáp ứng nhu cầu gỗ củi của cộng đồng trong thời gian ngắn

+ Xoan (Melia azedarach): Là cây gỗ mọc nhanh, 5 tuổi có thể cao 10 m, đường kính có thể đạt 20 cm, thân cao, thẳng, tán lá thưa, rụng lá vào mùa đông. Xoan ta là cây ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm, thích ứng rộng với nhiều kiểu đất từ chua đến kiềm. Gỗ Xoan mềm nhẹ, dùng để đóng đồ hoặc làm nhà, dễ trồng mọc nhanh, nên được lựa chọn trồng xen cây nông nghiệp trên nương rẫy chuyển hoá nhằm tận dụng không gian dinh dưỡng và bảo vệ đất

+ Lát hoa (Chukrasia tabularia): Là cây gỗ lâu năm, đường kính có thể lớn hơn 1m, chất lượng gỗ rất tốt, đẹp, thường được dùng để đóng đồ dùng gia đình. Lát hoa mọc tương đối nhanh, nơi có điều kiện sinh trưởng thuận lợi có thể đạt chiều cao 1 m/năm, sinh trưởng tốt cả ở những nơi đất xấu, trong tự nhiên thích nghi với những vùng có lượng mưa 1200 - 2000 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 18 - 240C, trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ granit hoặc đá vôi, thích hợp trồng thành rừng thuần loài trên nương rẫy bỏ hoá hoặc trồng xen cây nông nghiệp trong giai đoạn còn nhỏ.

* Nhóm cây bản địa (cây đa tác dụng)

+ Trám đen (Canarium nigrum): Là cây trồng đa tác dụng, có giá trị lớn, ngoài cung cấp gỗ củi thì quả Trám đen còn dùng để ép tinh dầu, làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt quả Trám đen là một loại quả dùng làm thức ăn rất được ưa thích của các dân tộc miền núi Tây Bắc. Loài cây này trong tự nhiên thường mọc trong các rừng hỗn giao lá rộng thứ sinh, thích hợp với độ cao khoảng 600 m, lượng mưa 1500 – 2500 mm/năm. Tại khu vực nghiên cứu, Trám đen sinh trưởng rất tốt, được nhân dân gây trồng rộng rãi quanh vườn nhà, trên nương rẫy.

+ Sấu (Dracontomelum duperreanum) là loài cây gỗ lớn, đường kính có thể trên 1 m, trong tự nhiên thường mọc hỗn giao với cây lá rộng thường

xanh trên đất đá vôi. Gỗ màu nâu nhạt, dẻo, thớ mịn, vân đẹp, thường được dùng đóng đồ chất lượng tốt, quả được dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu thụ, sinh trưởng tốt cả ở những nơi có độ dốc cao, có phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, rất thích hợp là cây trồng làm giàu rừng.

+ Trám trắng (Canarium album): Cũng như Trám đen, Trám trắng là loài cây đa tác dụng, gỗ trám trắng nhẹ, mềm, mịn, được sử dụng làm gỗ dán lạng, bột giấy và đóng đồ dùng thông thường. Hạt được dùng để ép tinh dầu, Quả dùng làm thức ăn rất được ưa chuộng của đồng bào miền núi,... Trám trắng trong tự nhiên thường mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng thường xanh, độ cao dưới 600 m, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 240C, lượng mưa từ 1500 – 2500 mm/năm, ưa ẩm, kém chịu hạn, là đối tượng cần được đưa vào làm giàu rừng cây gỗ tiên phong phục hồi sau nương rẫy.

* Nhóm cây trồng lâm sản ngoài gỗ

+ Mây nếp (Canamus tetradactylus): Thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ bình quân năm từ 20 – 250C, lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2500 mm, độ ẩm không khí cao. Mây nếp ưa đất ẩm, sâu, giàu mùn, xốp, độ pH từ 4,5 – 6,0, thường mọc trong rừng lá rộng thường xanh từ độ cao 100 – 800 m, tập trung nhiều nhất ở độ cao 200 – 500 m.

Thích hợp trồng ven khe suối dưới tán rừng.

+ Cẩu tích (Cibotium barometzth): Còn có tên gọi khác là Lông cu ly hay Cút pá (Thái), là loài cây dược liệu có tác dụng chống viêm, giảm đau chữa thấp khớp, đau dây thần kinh,... được người dân địa phương sử dụng từ lâu đời theo kiến thức bản địa. Loài cây này có phân bố ở hầu hết các tỉnh Tây Bắc, thích hợp với vùng có lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2500 mm, nhiệt độ bình quân năm từ 20 – 220C. Tại khu vực nghiên cứu, Cẩu tích mọc nhiều dưới tán rừng phục hồi sau nương rẫy, sinh trưởng tốt cả ở những nơi đất xấu bạc màu, đặc biệt là có khả năng chịu lửa rừng và tái sinh sau cháy rất tốt.

+ Nghệ đen (Curcuma zedoria): Còn có tên gọi khác là Nghệ tím, Ngải xanh, Ngải tím, Nghệ đăm, là loài cây thân thảo thuộc họ Gừng, trong tự

nhiên thường mọc dưới tán rừng cây lá rộng, là loài cây ưa ẩm thích nghi với lượng mưa bình quân hàng năm 1200 - 2500 mm. Theo y học cổ tuyền, củ Nghệ đen vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hoá thực,... Nó thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết,... Nghệ đen có phân bố tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, là loài cây cần được gây trồng dưới tán rừng cộng đồng.

+ Ba kích Tên khoa học: Morinda officinalis stow., họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích là cây thuốc phân bố ở một số tỉnh trung du, còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)… Là cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Ngọn có cạnh, màu tím, có lông, khi già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn; phiến lá cứng có lông tập trung ở mép và ở gân, khi già ít lông hơn, màu trắng mốc, dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.

+ Mạch môn –tên khoa học là: Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl., thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae. Cây thảo sống dai nhờ thân rễ ngắn.

Lá mọc chụm ở đất, dẹp, xốp làm 2 dãy. Hoa mọc thành chùm nằm trên một cánh hoa trần dài 10-20cm, Hoa nhỏ màu lơ sáng, có cuống ngắn, xếp 1-3 cái một ở nách các lá bắc màu trắng. Bao hoa 6 mảnh, rời hay dính ở gốc. Nhị 6, bao phấn mở dọc. Bầu 3 ô, một vòi nhuỵ với 3 đầu nhuỵ. Quả mọng màu tím, chứa 1-2 hạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)