Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 62 - 79)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá, dự báo tác động của dự án

4.3.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

- Tập kết vật tư, thiết bị;

- Thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cây xanh và hạng mục công trình xử lý môi trường của CCN.

 Các hoạt động sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm sau:

- Bụi, khí thải từ quá trình tập kết thiết bị, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, thi công xây dựng đến công nhân thi công trực tiếp và người dân sống xung quanh tuyến đường vận chuyển nguyên nhiên vật liệu của dự án; các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động trong CCN;

- Tác động do khí thải đốt nhiên liệu (xăng, dầu) của các phương tiện vận tải, máy móc thi công trên công trường;

- Ô nhiễm do tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và máy móc thi công trên công trường;

- Ô nhiễm do nước thải của công nhân xây dựng. Tuy nhiên, nước thải loại này có lưu lượng thấp, gây ô nhiễm cục bộ và không liên tục;

- Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án cuốn theo đất cát, phân rác, dầu mỡ rơi vãi xuống mương thoát nước khu vực dự án;

- Ô nhiễm do chất thải rắn từ các hoạt động xây dựng chủ yếu là sắt vụn, vật liệu xây dựng thừa, rác thải sinh hoạt, bùn thải...

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải:

Bảng 4.19. Các hoạt động và nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

TT Các hoạt động Nguồn gây tác động

1

Quá trình đào móng thi công xây dựng các hạng mục công trình giao thông; điện, thông tin liên lạc và cấp thoát nước, XLNT của dự án.

Bụi do quá trình đào móng và bụi, khí thải do máy đào, máy xúc; xe tải vận chuyển vật liệu gây ra.

2

Vận chuyển, tập kết nhiên nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình, hoạt động trộn bê tông...

- Xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, cát, đá... phát sinh bụi và khí thải.

- Xẩy ra rò rỉ, phát tán chất ô nhiễm từ các kho chứa, bãi chứa nguyên vật liệu, xăng dầu...

- Phát sinh tiếng ồn lớn.

3

Xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc và cấp thoát nước, XLNT...

- Tác động tiêu cực từ các máy móc phục vụ thi công xây dựng.

- Quá trình thi công có gia nhiệt: Cắt, hàn, đốt nóng chảy vật liệu xây dựng gây ô nhiễm không khí, đất, nước.

- Ô nhiễm không khí từ bê tông và các vật liệu xây dựng.

- Ô nhiễm môi trường đất, nước và mất mỹ quan do các loại chất thải rắn (đất, đá, cặn và giẻ lau có dính dầu mỡ...).

- Xói mòn đất, tích tụ và bồi lắng các lưu vực nước.

4 Lắp đặt thiết bị điện, viễn thông...

- Khí thải, bụi, tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ lắp đặt, hoạt động của máy móc...

- Quá trình thi công có gia nhiệt: cắt, hàn, đốt nóng chảy.

5 Sinh hoạt của công nhân tại công trường

- Sinh hoạt của 30 công nhân trên công trường gây phát sinh CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt.

a. Tác động đến môi trường không khí

* Ô nhiễm bụi từ quá trình đào móng:

Bảng 4.20. Tổng hợp khối lƣợng đào đất trong quá trình thi công Tên hạng

mục

Hệ thống cấp nước

Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước thải và Trạm XLNT

Tổng khối lƣợng (m3) Khối lượng

đào đất (m3) 2.500 2.800 1.700 7.000

Theo tính toán, giai đoạn thi công xây dựng, công ty thực hiện xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật của CCN như: hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải. Do vậy ước tính khoảng 7.000 m3 đất được đào trong quá

trình làm móng xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi đối với hoạt động trong đào móng thi công công trình được ước tính ở bảng sau:

Bảng 4.21. Hệ số phát thải ô nhiễm trong hoạt động thi công xây dựng

TT Nguyên nhân gây ô nhiễm Ƣớc tính hệ số

phát thải 1

Bụi sinh ra do quá trình đào móng các hạng mục

công trình bằng bị gió cuốn lên (bụi cát) 1 - 100 g/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi

măng, đất, đá, cát...), máy móc, thiết bị. 0,1 - 1 g/m3 3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường

phát sinh bụi. 0,1 - 1 g/m3

Đơn vị: Khối lượng bụi/khối lượng đất đá vận chuyển.

(Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của WHO, 1986) Sử dụng hệ số phát thải như ở bảng 4.23, ước tính tổng lượng bụi phát sinh do quá trình đào móng trong khu vực dự án là khoảng 7,0 - 700 kg. Dự kiến thời gian đào móng xây dựng là 02 tháng nên tải lượng bụi phát sinh là 0,117 - 11,67 kg/ngày → Nồng độ bụi phát tán trong khu vực thi công là 0,392 - 39,077 mg/m3, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (QCVN 05:2013/BTNMT là 0,3 mg/m3).

* Ô nhiễm bụi từ quá trình bốc dỡ và tập kết vật liệu xây dựng:

Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu như cát, đá, xi măng... và máy móc, thiết bị tại công trường xây dựng sẽ phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Theo tính toán sơ bộ thì tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng để xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật CCN khoảng 74.256 tấn  41.050 m3 (theo Dự toán xây dựng). Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh

từ vật liệu xây dựng trong giai đoạn xây dựng là 8,55 g/ngày - 85,52 g/ngày.

Với tổng thể tích khu vực thi công 500.770 m3 thì nồng độ bụi phát tán trong khu vực thi công 0,017 - 0,17 mg/m3 (QCVN 05:2013/BTNMT là 0,3 mg/m3).

* Khí thải và bụi từ các xe vận chuyển vật liệu xây dựng:

Vào những ngày khô nóng, hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng qua lại trên đường nội bộ và các tuyến đường trong khu vực thường phát sinh bụi đất từ mặt đường và các loại khí thải làm tăng đáng kể hàm lượng bụi và các chất khí (SO2, NO2, CO, VOC) trong không khí xung quanh.

Mức độ gây ô nhiễm không khí còn do các phương tiện vận tải và thi công trên công trường phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường giao thông, mật độ và lưu lượng xe chạy trên đường và chất lượng kỹ thuật của xe, mức tiêu hao nhiên liệu và chất lượng nhiên liệu sử dụng và phụ thuộc vào cả tốc độ phát tán bụi và khí thải.

Theo cơ quan BVMT của Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thải lượng chất ô nhiễm do các loại ô tô chạy xăng và ô tô tải như sau:

Bảng 4.22. Thải lƣợng chất ô nhiễm đối với xe ô tô chạy xăng

TT Chất ô

nhiễm

Thải lƣợng (g/km) Động cơ <

1.400 cc

Động cơ 1.400 - 2.000 cc

Động cơ >

2.000 cc

1 Bụi 0,07 0,07

2 SO2 1,9 S 2,22 S 2,74 S

3 NO2 1,64 1,87 2,25

4 CO 45,60 45,6 45,6

5 VOC 3,86 3,86 3,86

Bảng 4.23. Thải lƣợng chất ô nhiễm đối với xe tải

TT

Chất ô nhiễm

Thải lƣợng (g/km)

Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn Trong

TP

Ngoài TP

Đ. cao tốc

Trong TP

Ngoài TP

Đ. cao tốc

1 Bụi 0,20 0,15 0,30 0,90 0,09 0,09

2 SO2 1,16 S 0,84 S 1,30 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S

3 NO2 0,70 0,55 1.00 1,18 1,44 1,44

4 CO 1,00 0,85 1.25 6,00 2,90 2,90

5 VOC 0,15 0,40 0,40 2,60 0,80 0,80

(Nguồn: Theo WHO, 1993) Ghi chú: S là hàm lượng của lưu huỳnh trong xăng dầu (%).

- Giai đoạn xây dựng tổng khối lượng nguyên vật liệu xây dựng là 74.256 tấn. Công ty sử dụng các loại xe có trọng tải 15 tấn thì số lượt xe cần sử dụng để vận chuyển trong 01 ngày chỉ khoảng 10 lượt xe/ngày ra vào khu vực thi công.

Với quãng đường vận chuyển trung bình là 20 km, tổng quãng đường vận chuyển một ngày ước tính là 10 lượt xe x 20 km = 200 km.

+ Quãng đường vận chuyển không xa do các loại nguyên vật liệu chủ yếu được mua trên địa bàn huyện Thanh Ba.

+ Thời gian thi công trong ngày là 8 giờ.

Tương tự như trong quá trình san lấp mặt bằng tôi đưa ra được nồng độ các chất ô nhiễm bụi, SO2, NOx, CO, HC trong không khí tại các khoảng cách 10 m, 20 m xuôi theo chiều gió như sau:

Bảng 4.24. Nồng độ các chất ô nhiễm trong giai đoạn thi công xây dựng

TT

Thông số ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm theo

WHO (kg/1.000 km)

Tải lƣợng E (mg/m.s)

Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT

(mg/m3)

1 TSP 0.09 0,0003 0,32 x 10-4 0,3

2 SO2 36.15 0,1255 0,0133 0,35

3 NOx 1.44 0,0050 0,0005 0,2

4 CO 2.9 0,0101 0,0011 30

5 VOC 0.8 0,0028 0,0003 -

Theo tính toán ở bảng trên cho thấy do mật độ xe vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình không lớn, thời gian thi công dài nên nồng độ khí thải của các phương tiện vận chuyển vật liệu thi công công trình đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần theo quy định của QCVN 05:2013/BTNMT.

* Hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường:

Lượng khí thải phát sinh do máy móc, thiết bị thi công trên công trường phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của các máy móc, thiết bị thi công và phương thức thi công. Số lượng máy móc dự tính thi công trên công trường dự tính ở bảng 4.25.

Bảng 4.25. Danh mục máy móc thiết bị tham gia thi công công trình

TT Thiết bị, phương tiện Số

lƣợng Nguồn gốc

Tình trạng mới

Định mức dầu DO tiêu thụ (lít/h)

Tổng lƣợng dầu DO

(lít/h)

1 Máy xúc 1,25 m3 01 Nhật Bản 90% 47 47

2 Máy ủi < 110 CV 02 Nhật Bản 85% 15 30

3 Máy đào < 1,25 m3 03 Nhật Bản 90% 10 30

TT Thiết bị, phương tiện Số

lƣợng Nguồn gốc

Tình trạng mới

Định mức dầu DO tiêu thụ (lít/h)

Tổng lƣợng dầu DO

(lít/h)

4 Lu 16 tấn 02 Trung Quốc 90% 20 40

5 Máy rải 50 - 60 m3/h 03 Nhật Bản 85% 30 90

6 Ô tô tự đổ 15T 05 Hàn Quốc 90% 57 285

7 Ô tô tự đổ 10 T 08 Hàn Quốc 85% 73 584

8 Máy trộn vữa 250 l 02 Việt Nam 90% 11kWh -

9 Máy trộn bê tông 500 l 02 Việt Nam 90% 33,60 kWh - 10 Máy san tự hành 108 CV 02 Nhật bản 90% 10 20 11 Ô tô tưới nước rửa đường 01 Việt Nam 90% 10 10

Nhiều loại thiết bị phụ trợ khác đảm bảo phục vụ thi công công trình

Tổng nhiên liệu tiêu thụ dự kiến/h 1.136 (Nguồn: Dự toán công trình) Bảng 4.26. Hệ số phát thải các loại khí của các thiết bị thi công

TT Loại thiết bị

Khí thải CO (kg/lít)

Khí thải NOx (kg/lít)

Bụi PM10

(kg/lít)

Khí thải SO2

(kg/lít)

Khí thải VOCs (kg/lít) 1 Xe tải 15T 1,47.10-2 3,43.10-2 2,12.10-3 3,74.10-03 1,58.10-3 2 Máy trộn bê tông 78,6.10-3 72,5. 10-3 51,0. 10-3 47,70. 10-3 53,0. 10-3 3 Máy xúc, máy đào 1,47.10-2 3,43.10-2 1,77.10-3 3,74.10-3 1,58.10-3 4 Máy lu, máy đầm 2,26.10-2 4,85.10-2 2,90.10-3 3,73.10-3 3,60.10-3 5 Máy ủi 110CV 1,3.10-3 4,79.10-3 2,3.10-3 8,7.10-4 2,84.10-3 6 Máy rải nhựa 3,99.10-4 1,47.10-3 7,15.10-4 2,68.10-4 9,59.10-4 7 Máy san tự hành 5,15.10-4 1,89.10-3 9,2.10-4 3,46.10-4 1,14.10-3 (Nguồn: Theo tài liệu đánh giá của Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)) Tải lượng khí thải = (Tổng nhiên liệu tiêu thụ) x (Hệ số phát thải)

Căn cứ lượng dầu tiêu thụ một ngày tại bảng 4.26 và hệ số phát thải tại bảng 4.27 ta có thể tính được tải lượng các loại khí phát thải ra của các thiết bị thi công như sau:

Bảng 4.27. Tải lượng phát thải của các thiết bị, máy móc, phương tiện

Loại thiết bị

Khí thải CO (kg/ngày)

Khí thải NOx (kg/ngày)

Bụi PM10

(kg/ngày)

Khí thải SO2

(kg/ngày)

Khí thải VOCs (kg/ngày) Xe tải nặng 15 T 16,70 38,96 2,41 42,49 1,79 Máy trộn bê tông 89,29 82,36 57,94 54,19 60,21

Máy xúc, đào 16,70 38,96 2,01 4,25 1,79

Máy lu, đầm 25,67 55,10 3,29 4,24 4,09

Máy ủi 110 CV 1,48 5,44 2,61 0,99 3,23

Máy rải nhựa 0,45 1,67 8,12 0,30 1,09

Máy san tự hành 0,59 2,15 1,05 0,39 1,30

Tổng lƣợng thải 150,88 224,64 77,43 106,85 73,50 Nồng độ các khí thoát ra được tính trung bình cho toàn bộ thể tích mặt bằng thi công. Căn cứ vào tải lượng khí thải ở bảng 4.18 và giả sử nồng độ khí thải phân bố đều trên thể tích khu vực thi công là 500.770 m3, tính được nồng độ các khí thải gây ô nhiễm (tính trung bình 1h) như sau:

Bảng 4.28. Nồng độ các khí thải gây ô nhiễm trong khu vực thi công

TT Loại thiết bị

Khí thải CO (mg/m3)

Khí thải NOx (mg/m3)

Bụi PM10 (mg/m3)

Khí thải SO2 (mg/m3)

Khí thải VOCs (mg/m3) 1 Xe tải nặng 15T 4,17 9,73 0,60 10,61 0,45 2 Máy trộn bê tông 22,29 20,56 14,46 13,53 15,03

3 Máy xúc, đào 4,17 9,73 0,50 1,06 0,45

4 Máy lu, đầm 6,41 13,75 0,82 1,06 1,02

5 Máy ủi 110CV 0,37 1,36 0,65 0,25 0,81

6 Máy rải nhựa 0,11 0,42 2,03 0,08 0,27

7 Máy san tự hành 0,15 0,54 0,26 0,10 0,32

Tổng lƣợng thải 37,66 56,07 19,33 26,67 18,35

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 40 20 - 10 8

Khi thi công, mặc dù mặt bằng thóang rộng, song nồng độ khí và bụi phát sinh khi vận hành các máy móc, thiết bị thi công đều vượt giới hạn cho phép theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT vì vậy chủ dự án cần có kế hoạch bố trí mật độ các phương tiện thi công hợp lý trên toàn bộ diện tích mặt bằng dự án.

* Ô nhiễm do khí thải của công đoạn hàn, cắt sắt thép khi thi công:

Quá trình hàn làm phát sinh bụi, hơi oxit kim loại như mangan oxit, sắt oxit...

Bảng 4.29. Thành phần bụi khói một số loại que hàn

TT Loại que hàn MnO2(%) SiO2(%) Fe2O3(%) Cr2O3(%) 1 Que hàn bazaUONI 3/4S 1,1 -

8,8/4,2

7,03 - 7,1/7,06

3,3 - 62,2/47,2

0,002 - 0,02/0,001 2 Que hàn Austent bazo - 0,29 -

0,37/0,33

89,9 -

96,5/93,1 - (Nguồn: Ngô Lê Thông, Công nghệ hàn điện nóng chảy, tập 1,2004) Ngoài ra, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn điện nối các kết cấu phụ thuộc vào loại que hàn như sau:

Bảng 4.30. Tải lƣợng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn

TT Chất ô nhiễm Đường kính que hàn (mm)

2,5 3,25 4 5 6 1 Khói hàn (có chứa các chất ô

nhiễm khác) mg/1 que hàn. 285 508 706 1.10 0

1.57 8

2 CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50

3 NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

Ở công đoạn này, tải lượng khí thải phát tán vào môi trường không lớn, chủ yếu tác động đến sức khỏe của công nhân lao động trực tiếp do đặc trưng của các chất ô nhiễm trong công đoạn hàn như CO, NOx, xetylen, propane...

Chủ đầu tư sẽ có biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân.

* Tác động tới môi trường không khí do hoạt động trộn bê tông:

Trong quá trình thực hiện dự án, công ty sẽ sử dụng bê tông của các trạm trộn bê tông của công ty đảm bảo cung ứng đến tận chân công trình để làm đường giao thông nội bộ CCN nhằm giảm thiểu lượng khí bụi thải phát sinh từ các máy móc thiết bị trộn bê tông và không thực hiện nấu nhựa đường trải bê tông nhựa nóng.

* Đối tượng và quy mô bị tác động bởi môi trường không khí trong quá trình xây dựng:

- Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải nguyên vật liệu vào công trường sẽ ảnh hưởng tới dân cư ven các tuyến đường dẫn vào khu vực thực hiện dự án, phạm vi ảnh hưởng là các hộ dân nằm ven đường TL 320C, đặc biệt là dân cư xã Chí Tiên và xã Sơn Cương tiếp giáp với dự án.

- Ô nhiễm bụi và khí thải từ công trường xây dựng ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc trên công trường và khu dân cư xung quanh

b. Nguồn phát sinh nước thải

* Đối với nước thải sinh hoạt:

Do khối lượng công trình thi công xây dựng lớn nhưng giai đoạn thi công được thực hiện chủ yếu bằng máy móc nên lượng công nhân xây dựng tại khu vực dự án dự kiến khoảng 30 người. Với định mức sử dụng nước của công nhân xây dựng là 100 lít nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 80% lượng nước cấp ≈ 2,4 m3/ngày. Tuy nhiên, công nhân thi công xây dựng dự án được chủ dự án thuê là người địa phương chỉ có mặt tại công trường trong giờ làm việc hết giờ họ trở về nhà không ở lại công trường nên lượng nước thải phát sinh tại công trường hàng ngày chủ yếu là nước vệ sinh với lưu lượng phát sinh bằng 50% lượng nước cấp ≈ 1,5 m3/ngày.

Nước thải của cán bộ công nhân thi công xây dựng chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.31. Tải lƣợng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

TT Chất ô nhiễm

Khối lƣợng (g/người/ngày)

Tải lƣợng (kg/ngày)

Nồng độ (mg/l)

QCVN 14:2008, cột B

(mg/l)

1 BOD5 45 - 54 1,35 - 1,62 1125 - 1350 50

2 COD 72 - 102 2,16 - 3,06 1.800 - 2500 -

3 SS 70 - 145 2,1 - 4,35 1750 - 3625 100

4 N 6 - 12 0,18 - 0,36 150 - 300 -

5 Amôni 2,4 - 4,8 0,072 - 0,144 60 - 120 10 6 P 0,4 - 0,8 0,012 - 0,024 33,3 - 66,6 -

7 Coliform 106- 109 MPN/100 ml 5 x 103

MPN/100 ml (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 1993) Với kết quả tính toán như bảng trên cho thấy nước thải khi không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải vượt rất nhiều lần so với QCVN 14:2008/BTNMT, qua đó gây tác động xấu tới thủy vực tiếp nhận và ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu sử dụng nước tại khu vực.

* Nước thải từ quá trình thi công xây dựng:

Nước thải thi công trong quá trình xây dựng chủ yếu là nước dùng trong quá trình trộn bê tông, rửa đồ đựng nguyên vật liệu phục vụ thi công và nước thải từ quá trình rửa phương tiện, thiết bị. Đây là loại nước thải có phát sinh với khối lượng không lớn, tuy nhiên lại chứa nhiều thông số ô nhiễm, đặc

biệt là bùn, đất, cặn lơ lửng, dầu mỡ, kim loại gây ô nhiễm nguồn nước mặt hoặc ảnh hưởng đến môi trường đất và nước ngầm.

Theo kinh nghiệm nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật và Phân tích môi trường đô thị và Công nghiệp - Đại học Xây dựng Hà Nội, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm là đáng kể. Lưu lượng nước thải dạng này ước tính tối đa là 4,5 m3/ngày.đêm. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ các thiết bị, máy móc được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.32. Lượng nước thải thi công xây dựng công trình

TT Lượng nước thải

Lưu lƣợng m3/ngày

COD (mg/l)

Dầu mỡ (mg/l)

TSS (mg/l)

1 Nước thải từ bảo dưỡng máy móc 01 20 - 30 - 50 - 80 2 Nước thải vệ sinh máy móc 02 50 - 80 1,0 - 2,0 150 - 200 3 Nước thải làm mát máy 1,5 10 - 20 0,5 - 1,0 10 - 15

QCVN40:2011/BTNMT, cột B 150 10 100

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp - Đại học xây dựng Hà Nội) Thành phần chính trong nước thải thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ... Do vậy, tác động môi trường chính do nước thải thi công gây ra chủ yếu là tác động bồi lắng, gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước tạm thời. Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án lưu lượng nước thải thi công phát sinh không nhiều nên mức độ tác động đến môi trường được đánh giá là không lớn.

c. Nguồn gây tác động do nước mưa chảy tràn rửa trôi bề mặt

Lưu lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn như sau:

Q = q.F.@ (m3/s)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)