Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 109 - 112)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá, dự báo tác động của dự án

4.4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

a. Các biện pháp chung

- Trong quá trình lựa chọn vị trí xây dựng và thiết kế kỹ thuật, bố trí mặt bằng đã được Ban quản lý dự án và chủ đầu tư tính toán xem xét trên mọi góc độ đảm bảo theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đảm bảo ảnh hưởng tới mức thấp nhất tới khu dân cư cũng như thảm thực vật xung quanh khu vực dự án.

- Thiết kế, thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước của CCN trên nguyên tắc tự chảy theo cost cao độ địa hình của CCN; hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp điều kiện thực tế, đảm bảo quá trình thoát nước tập trung, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

- Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi công; hạn chế sự di chuyển thiết bị và sự cản trở lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện. Quá trình thi công đảm bảo kỹ thuật, an toàn, tránh sạt lở đến khu vực xung quanh.

- Lập các rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm, dựng kho chứa nguyên vật liệu đảm bảo không bị hư hỏng, thất thoát.

- Trong quá trình thi công xây dựng các đơn vị tham gia thi công phải cam kết hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái.

- Các đơn vị thi công có trách nhiệm cử người chịu trách nhiệm thu gom rác thải vào nơi quy định rồi thuê đơn vị vệ sinh môi trường xử lý thích hợp.

b. Các biện pháp cụ thể

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của bụi, khí thải tới môi trường không khí

- Đối với bụi phát sinh do vận chuyển đất thải, vật liệu ra vào dự án:

+ Việc chuyển phế liệu xây dựng từ trên cao xuống sẽ sử dụng thùng chứa và ống dẫn phế thải được cuốn tròn bằng tôn;

+ Phun nước chống bụi (2 lần/ngày) vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại các khu vực phát sinh ra nhiều bụi.

- Đối với bụi, khí thải hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình:

+ Khu vực công trường xây dựng các công trình, khu chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng vải bạt hoặc tôn cao 3 - 4 m;

+ Áp dụng biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công ở mức tối đa;

+ Hạn chế sử dụng đồng thời nhiều loại máy móc trên khu vực công trường;

+ Đất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng được tập kết tại khu vực dự kiến xây bãi đỗ xe;

+ Khi thi công, dự án sẽ sử dụng tấm lưới xung quanh nhằm che chắn bụi khuếch tán ra môi trường xung quanh.

- Đối với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công:

+ Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn để giảm lượng khí SO2 phát sinh;

+ Các phương tiện vận tải không được chở quá tải trọng quy định;

+ Thực hiện quan trắc môi trường không khí tại các vị trí xây dựng, tại các vị trí nhạy cảm nhằm theo dõi các diễn biến môi trường trong quá trình thi công.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do nước thải - Đối với nước thải sinh hoạt:

+ Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tuyển dụng nhân công địa phương có điều kiện tự túc ăn ở;

+ Dự án sẽ thuê nhà vệ sinh di động đôi đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế.

- Đối với nước thải thi công:

Nước được đưa vào hố lắng kích thước 2x1x1,5 m, lắng cặn đất cát và lọc dầu mỡ bằng lưới vải chuyên dụng trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Đối với nước ngầm phát sinh từ công đoạn đào móng, tầng hầm, đóng cọc, khoan. Nước sau khi phát sinh sẽ được bơm lên rồi theo các rãnh thu nước đưa về hố ga kích và được lưu giữ tại đó.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn - Chất thải rắn trong quá trình xây dựng:

Đối với chất thải rơi vãi trên đường vận chuyển:

- Quy định thời gian tổ chức vận chuyển nguyên vật liệu đến công trường vào các khung giờ ít người tham gia giao thông. Cụ thể: Sáng từ 11h - 12h; chiều từ 13h00 - 14h00 và tối từ 21h00 - 22h00;

- Quy định thời gian thi công phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Cụ thể: Sáng từ 6h30 - 12h00; chiều 13h00 - 19h00.

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong tập thể công nhân xây dựng;

+ Bố trí 02 thùng rác di động dung tích 200 lít - 500 lít để thu gom tập trung rác thải phát sinh.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại - Đối với các loại chất thải được nhà thầu trang bị thùng chứa có dung tích 100 lít đảm bảo mỗi loại chất thải nguy hại phát sinh được lữu giữ trong 1 thùng chứa.

Khu vực chứa chất thải nguy hại theo quy định tại thông tư Số:

36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về Quản lý chất thải nguy hại.

- Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe máy, máy móc công trình tại khu vực dự án.

* Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn

- Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại có kỹ thuật cao để vận chuyển vật liệu và thi công công trình.

- Không sử dụng các máy móc thi công đã cũ, hệ thống giảm âm bị hỏng vì chúng sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn rất lớn. Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị.

Trong quá trình thi côngđảm bảo tiếng ồn và độ rung không vượt quy chuẩn cho phép.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)