Đánh giá dự báo tác động của hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 79 - 84)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá, dự báo tác động của dự án

4.3.4. Đánh giá dự báo tác động của hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

a. Tác động tới môi trường không khí

* Tác động do bụi và khí thải:

Trong giai đoạn này, tác động đến môi trường không khí chủ yếu là các loại khí thải từ các phương tiện, thiết bị thi công. Các thành phần ô nhiễm trong khí thải chủ yếu là NO, NO2, SO2, CO, CO2 đây là các sản phẩm do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng và diezen của các động cơ ô tô, máy thi công tại công trường.

Tùy thuộc nồng độ và thời gian tác động, các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên một số tác hại cho con người, động thực vật và công trình trong vùng.

- Quá trình tăng nồng độ CO2 quá mức là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự biến đổi thời tiết và khí hậu toàn cầu.

- CO là khí gây hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt hệ hô hấp, làm giảm khả năng lao động và trí lực. CO được máu hấp thụ nhanh, phản ứng mạnh với hồng cầu trong máu vào tạo ra COHb làm hạn chế sự trao đổi, vận chuyển O2 của máu. Sự hấp thụ CO của hồng cầu trong máu tùy thuộc nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc của cơ thể với không khí ô nhiễm và mức độ hoạt động của cơ thể, trong môi trường không khí nồng độ CO >

205 ppm con người có thể bị tử vong. CO làm giảm khả năng trao đổi vận

chuyển ôxi của hồng cầu trong máu, nồng độ đạt l.000 ppm sẽ gây tác hại nghiêm trọng đối với động vật; nồng độ 100 - 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu.

- Khí thải NOx là chất ô nhiễm không khí nguy hiểm, NO là chất độc đối với máu và tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, nồng độ NO trong không khí lớn hơn 150 mg/m3 sẽ gây tử vong. NO2 là chất gây tổn thương hệ hô hấp và kích thích viêm tấy, nồng độ NO2 trong không khi lớn hơn 100 mg/m3 sẽ gây viêm xơ cuống phổi và màng phổi. Hai loại khí này đều là nguyên nhân gây mưa axít, và NO2 là một trong những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ khí quyển. NO2 gây tác hạỉ đối với thực vật tương tự như khí SO2, ở nồng độ 0,5 ppm sẽ làm cây chậm phát triển.

- SOx là chất ô nhiễm khí quyển và gây tác động lên các sinh vật.

Chúng tác động chủ yếu lên hệ hô hấp gây hen phế quản và viêm phổi cấp.

Khí SO2 là loại khí dễ tan trong nước và được hấp thụ hòan toàn rất nhanh khi hít thở của đoạn trên đường hô hấp, nó kết hợp với khói thuốc lá gây nên bệnh viêm phổi mãn tính ở người. SO2 có khả năng gây tổn thương trên cùng của bộ máy hô hấp, dẫn đến bệnh thủng khí và suy tim ở động vật. Khí này tác động đến thực vật thông qua thâm nhập vào các mô của cây, rồi kết hợp với nước tạo thành H2SO3 gây tổn thương màng tế bào và làm suy giảm khả năng quang hợp.

- Bụi gây nhiều tác hại nhất đối với sức khoẻ con người và động vật, bụi có thể gây tổn thương mắt, da hoặc hệ tiêu hóa nhưng nguy hiểm nhất là thâm nhập và lắng đọng trong phổi. Bụi bao phủ lên lá cây, làm giảm độ trong suốt của khí quyển đối với ánh sáng mặt trời nên hạn chế chức năng quang hợp, trao đổi khí và thoát hơi nước của cây, làm cây chết hoặc giảm năng suất gây thất thu mùa màng.

Trong quá trình hoạt động của các phương tiện thi công, sự thất thoát, rò rỉ, bay hơi xăng, dầu, mỡ cũng gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không

khí và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Các khí thải SO2, NOx, CO2, CmHn là nguyên nhân chính gây nên các cơn mưa axit, hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Tuy nhiên, với quy mô dự án, nồng độ các khí thải sinh ra từ quá trình thi công là không lớn. Bởi vậy tác động của nó đến môi trường tự nhiên và con người trong giai đoạn thi công là không đáng kể. Môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi phát sinh từ các hoạt động san ủi, vận chuyển nhất là khu vực gần đường giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, khu dân cư giáp TL320C. Bụi có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người tham gia làm việc trong khu vực này và một số hộ dân sinh sống, buôn bán gần khu vực dự án. Tuy nhiên, những tác động chỉ mang tính tạm thời trong thời gian thi công xây dựng dự án. Tác động do tiếng ồn, độ rung.

* Tác động do tiếng ồn:

Trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án, tiếng ồn gây ra chủ yếu do các máy móc thi công, các phương tiện vận tải trên công trường và do sự va chạm của máy móc thiết bị, các loại vật liệu bằng kim loại... Kết quả tính toán cho thấy, tiếng ồn sinh ra do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị thi công trên công trường đối với khu dân cư ở khoảng cách 200 m không đảm bảo giới hạn cho phép so với QCVN 26:2010/BTNMT.

* Tác động do rung:

Khi thi công đóng cọc sẽ gây ra những chấn động có thể làm thiệt hại cho những công trình xung quanh. Vì vậy, trong quá trình thi công dự án các nhà thầu xây dựng, cần lưu ý vấn đề này để tránh ảnh hưởng đến công trình xung quanh.

b. Tác động tới môi trường nước

* Tác động do nước thải của công nhân xây dựng:

Nước thải của công nhân tại khu vực dự án có ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Tuy nhiên, do lượng nước thải phát sinh đã được thu gom xử lý nên không gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh.

* Tác động do nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án:

Việc xác định được lưu lượng nước mưa tối đa rơi trên bề mặt khu đất dự án cũng là cơ sở quan trọng để thiết kế mạng lưới thoát nước mưa của dự án. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực xây dựng dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công, đặc biệt đây là vùng trũng hơn so với khu vực xung quanh. Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát, và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước các hồ trong khu vực gây tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên sinh vật thủy sinh.

* Tác động do nước thải xây dựng:

Nguồn gốc ô nhiễm do nước thài trong giai đoạn thi công xây dựng dự án như nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công tuy không lớn nhưng là nguyên nhân khiến cho nguồn nước tiếp nhận loại nước thải này có độ pH cao, dầu mỡ khóang có thể gây ô nhiễm nguồn nước và có thể ảnh hưởng đến đời sống của thủy sinh vật sống trong nguồn nước tiếp nhận.

c. Tác động do chất thải rắn

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công của dự án là đất đá thải, gỗ, giấy carton... từ thi công và hòan thiện công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị và rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường. Các loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công có thể ảnh hưởng đến mỹ quan và tác động đến môi trường đất, nước. Tuy nhiên, do đặc điểm khu vực dự án rộng lớn nên mức độ tác động là không đáng kể.

Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể phát sinh một số dạng chất thải rắn như gạch vụn, bao xi măng, các vỏ hộp, bao bì lắp đặt các thiết bị... Tuy

nhiên, đa số đây là loại chất thải rắn có giá trị sử dụng nên có thể bán cho các đơn vị có nhu cầu tái chế, tái sử dụng. Vì vậy, các loại chất thải rắn này ít có khả năng phát thải ra môi trường ngoài. Phần không thể tái chế, tái sử dụng là gạch vỡ, vữa thừa, đất cát, sẽ được thu gom và sử dụng san lấp mặt bằng, nhằm tránh gây mất cảnh quan môi trường cho khu vực.

Hoạt động bảo dưỡng phương tiện khi có sự cố thực hiện ngay tại công trường sẽ phát sinh cặn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt là các dạng chất thải nguy hại, mặc dù khối lượng phát sinh rất ít nhưng khi phát sinh sẽ phải thực hiện thu gom và xử lý theo quy định về quản lý CTNH.

d. Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực dự án

Một số tác động của quá trình thi công xây dựng dự án đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực được tóm tắt như sau:

- Diện tích khu vực dự án chủ yếu là đất nông lâm nghiệp vì vậy việc chiếm dụng đất làm dự án sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của các hộ gia đình này do phải chuyển sang ngành nghề khác hoặc thất nghiệp;

- Trong giai đoạn xây dựng, các nhà thầu xây dựng sẽ cố gắng tận dụng nguồn lao động địa phương với mục đích vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, vừa hạn chế được số công nhân ở lại công trường (người địa phương sẽ làm việc ban ngày, không ở lại qua đêm);

- Kích thích sự phát triển của một số ngành sản xuất và dịch vụ trong khu vực thông qua cung cấp nguyên, vật liệu cho dự án;

- Việc tập trung một số lượng đáng kể lao động tại công trường có thể gây mất trật tự an ninh tại khu vực;

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng CCN nếu không thỏa đáng sẽ xảy ra tranh chấp và mâu thuẫn giữa chủ dự án với người dân địa phương.

Hình 4.6. Sơ đồ minh họa các tác động đến môi trường giai đoạn san nền và thi công xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tớ xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bãi ba đông thành huyện thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)