Khái quát số liệu nghiên cứu và phân loại trạng thái rừng

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc cơ bản cho một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh phía bắc việt nam (Trang 30 - 33)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát số liệu nghiên cứu và phân loại trạng thái rừng

3.1.1. Khái quát về số liệu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam bao gồm: tỉnh Lào Cai, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Số liệu nghiên cứu được kế thừa từ nguồn số liệu của chương trình UNREDD VIỆT NAM và được khái quát hóa trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khái quát số liệu nghiên cứu STT Tỉnh Số hiệu

ÔTC

Số loài

N/ha (cây)

𝐃̅ (cm)

𝐇̅ (m)

∑G (m2/ha)

M (m3/ha) 1 Lào Cai LC 01 40 418 23,1 17,8 17,51 140,25

2 LC 02 81 909 15,3 13,5 16,70 101,48

3 Bắc Kạn BK 01 64 999 13,9 12,6 15,15 85,91

4 BK 02 55 517 17,1 14,2 11,87 75,83

5 Nghệ An NA 01 88 540 23,1 15,4 22,62 156,75 6

Hà Tĩnh

HT 01 89 702 12,4 11,1 8,47 42,32

7 HT 02 85 482 24,0 16,7 21,79 163,78

8 HT 03 82 507 24,0 17,8 22,92 183,63

9 Quảng Bình QB 01 82 902 16,3 13,2 18,81 111,75

10 QB 02 88 1312 14,8 13,1 22,56 132,99

Trong giới hạn của đề tài, tác giả nghiên cứu 10 ô định vị nghiên cứu sinh thái. Trong đó: tỉnh Lào Cai có 2 ÔTC là LC 01 và LC 02, tỉnh Bắc Kạn có 2 ÔTC là BK 01 và BK 02, tỉnh Nghệ An có 1 ÔTC là NA 01, tỉnh Hà Tĩnh có 3 ÔTC là HT 01, HT02 và HT 03, tỉnh Quảng Bình có 2 ÔTC là QB 01 và QB 02. Với số loài cây trên ÔTC dao động từ 40 – 89 loài, mật độ dao động từ 418 đến 1312 cây, đường kính bình quân từ 12,4 đến 24 cm, chiều cao bình quân từ 11,1 đến 17,8 m, tổng tiết diện ngang từ 8,47 đến 22,92 m2/ha, tổng trữ lượng dao động từ 42,32 đến 183,63 m3/ha. Số cây tập trung nhiều ở các cỡ kính bé, do đó có thể thấy lâm phần đang trong giai đoạn còn non, đang phục hồi. Theo kết quả điều tra thì số loài cây tăng dần từ Bắc vào Nam, điều đó có thể được giải thích do điều kiện gió mùa ẩm nhiệt đới ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của các loài, hay nói cách khác: vĩ độ càng thấp thì tính nhiệt đới càng tăng nên ảnh hưởng đến sự phân bố loài đa dạng

hơn các vùng khác. Với dung lượng mẫu trên, số liệu đủ để có thể được đưa vào tính toán các nội dung khác.

3.1.2. Phân loại trạng thái rừng

Việc phân loại đúng trạng thái hiện tại của rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định rõ đối tượng nghiên cứu, để từ đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho các đối tượng là rừng phòng hộ, rừng kinh doanh hay rừng sản xuất. Hiện tại có hai hệ thống phân loại trạng thái rừng đang được sử dụng rộng rãi đó là: hệ thống phân loại trạng thái rừng của Loeschau và Nghị đinh 34 về phân loại trạng thái rừng.

Theo hệ thống phân loại trạng thái rừng của Loeschau (1963; 1973), các trạng thái rừng thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Việt Nam được phân biệt dựa trên những nhân tố biểu thị ngoại mạo (độ tàn che, số tầng rừng, dạng sống) và cấu trúc lâm phần, như đường kính bình quân (D1.3), chiều cao bình quân (H), tiết diện ngang (G/ha), trữ lượng (M/ha) và số cây (Ncây/ha). Sử dụng những biến định lượng này để phân loại các trạng thái rừng có ưu điểm là đơn giản, dễ đo đạc và tính toán, dễ ứng dụng để thiết kế các biện pháp lâm sinh. Mặt khác, chúng cũng là những nhân tố phản ánh rõ rệt tình trạng, năng suất và khả năng cung cấp gỗ của các lâm phần. Mặc dù vậy, việc phân loại các trạng thái rừng dựa trên nhiều biến phân loại không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Theo hệ thống phân loại trạng thái rừng của Nghị định 34 được vận dụng vào điệu kiện thực tiễn của rừng Việt Nam thì quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại rừng phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp. Để xác định một cách chính xác trạng thái rừng theo Nghị định 34 cần phải có các chỉ tiêu về theo loài cây, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa và trữ lượng. Theo cách phân loại này thì phải điều tra chi tiết nhiều thành phần hơn cách phân loại thứ nhất, không chỉ điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng mà còn điều tra cả điều kiện lập địa, nguồn gốc xuất xứ... phức tạp hơn cho người điều tra.

Vì vậy, đề tài sử dụng cả 2 phương pháp phân loại trạng thái rừng của Loeschau (1966) và theo Nghị định 34 để phân loại cho các trạng thái rừng của số liệu nghiên cứu. Đề tài đã chọn các chỉ tiêu định lượng về đường kính bình quân;

tổng tiết diện ngang, điều kiện lập địa và trữ lượng để phân loại trạng thái rừng hiện tại cho các ô định vị nghiên cứu tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Kết quả phân loại trạng thái rừng được tổng hợp tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả phân loại trạng thái rừng hiện tại của các ô tiêu chuẩn

Số hiệu ÔTC ∑G/ha (m2/ha) M ∑GD>40 Phân loại trạng thái rừng (m3/ha) (m2/ha) Loeschau Nghị định 34 LC 01 17,51 140,25 13,92 IIIA3 Rừng trung bình LC 02 16,70 101,48 8,88 IIIA2 Rừng trung bình BK 01 15,15 85,91 4,92 IIIA2 Rừng nghèo BK 02 11,87 75,83 5,72 IIIA2 Rừng nghèo NA 01 22,62 156,75 11,98 IIIA3 Rừng trung bình

HT 01 8,47 42,32 0,67 IIIA1 Rừng nghèo

HT 02 21,79 163,78 19,24 IIIA3 Rừng trung bình HT 03 22,92 183,63 17,03 IIIA3 Rừng trung bình QB 01 18,81 111,75 27,52 IIIA3 Rừng trung bình QB 02 22,56 132,99 11,96 IIIA3 Rừng trung bình

Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:

Theo phân loại của Loeschau đối tượng nghiên cứu gồm 03 trạng thái rừng là IIIA2, IIIA3 và IIIB.

Trạng thái IIIA1:Rừng ở khu vực nghiên cứu bị khai thác mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ thành từng mảng lớn. Tầng trên còn sót lại một số cây cao nhưng phẩm chất kém. Ô tiêu chuẩn HT 01 đại diện cho trạng thái rừng này với mật độ cây đạt 702 cây/ha, trữ lượng 42,32 m3/ha và tổng tiết diện ngang đạt 8,47 m2/ha.

Trạng thái IIIA2

Trạng thái rừng IIIA2 ở đây thường phân bố ở những nơi có địa hình núi đất tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải, bao gồm các diện tích rừng đã bị khai thác ở mức trung bình hoặc khai thác mạnh trong thời gian từ 10 – 15 năm về trước. Tán rừng bị phá vỡ nhiều, hoàn cảnh cũng như cấu trúc rừng vốn có trước kia bị thay

đổi mạnh, mật độ cây to cao ở tầng rừng chính giảm mạnh. Ở những diện tích rừng bị khai thác trên dưới 15 năm lớp cây nhỏ mới lớn lên chiếm tỷ lệ đáng kể, rải rác có những đám cây bị dây leo, cây bụi xâm lấn mạnh.

Các ô tiêu chuẩn thuộc trạng thái rừng này bao gồm: LC 02, BK 01 và BK 02.

Đây là rừng đang trong quá trình phục hồi (rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây cũ còn lại, còn có những cây to khoẻ vượt tán). Mật độ cây từ 517 – 999 cây/ha, tổng diện ngang đạt từ 11,87 – 16,70 m2/ha , trữ lượng đạt 75,83 – 101,48 m3/ha.

Trạng thái IIIA3

Trạng thái rừng IIIA3 phân bố ở những nơi có địa hình núi đất tương đối bằng phẳng hay dốc thoải. Ở trạng thái rừng này do đã bị khai thác ở mức độ nhẹ hay ở mức độ trung bình từ lâu, tán rừng đã bị vỡ tán ở mức độ nhẹ, cấu trúc ổn định vốn có của rừng đã bị thay đổi, tình trạng dây leo, bụi rậm xâm lấn không đáng kể. Các chỉ tiêu về tiết diện ngang và trữ lượng trên đơn vị diện tích tăng hẳn so với trạng thái rừng IIIA2. Các ô tiêu chuẩn còn lại thuộc trạng thái rừng này. Rừng đã có quá trình phục hồi tốt (rừng trung bình, rừng có từ 2 tầng trở lên). Mật độ dao động từ 418 cây/ha đến 1312 cây/ha, đường kính trung bình từ 14,8 đến 24 cm, tổng tiết diện ngang dao động từ 17,51 m2/ha đến 22,92 m2/ha, trữ lượng từ 111,73 m3/ha đến 183,63 m3/ha.

Theo Nghị định 34, các trạng thái rừng được phân thành 2 loại: Rừng nghèo (BK 01, BK 02, HT 01), Rừng trung bình gồm các ô tiêu chuẩn còn lại. Theo cách phân loại này thì chỉ căn cứ vào tiêu chí trữ lượng rừng để đánh giá nên không có ứng dụng nhiều trong lâm học. Từ đó đề tài tập trung vào cách phân loại Loeschau để thực hiện các nội dung tiếp theo

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc cơ bản cho một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh phía bắc việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)