Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.3. Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D 1,3 )
Đường kính là một nhân tố được đánh giá rất quan trọng, là chỉ tiêu cơ bản dùng để xác định thể tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm phần. Mặt khác, phân
bố số cây theo cỡ đường kính là một phân bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài.
Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực (N/D1,3) là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của quy luật kết cấu lâm phần. Phân bố N/D1,3 thể hiện quy luật sắp xếp, tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Trong rừng tự nhiên, phân bố N/D1,3 hợp lý thì cây rừng tận dụng được tối đa điều kiện lập địa và tạo được năng suất sinh khối cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh và lợi dụng rừng, con người có thể điều tiết mật độ hợp lý, xác định được vốn rừng để lại, lượng khai thác và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, từ đó có thể điều chỉnh lại cấu trúc rừng hợp lý. Từ số liệu điều tra 10 ô tiêu chuẩn, đề tài tiến hành mô phỏng phân bố số cây theo đường kính ngang ngực theo các dạng hàm lý thuyết phù hợp.
Việc mô hình hóa các quy luật cấu trúc n/d trên có ý nghĩa to lớn. Một mặt nó cho biết các quy luật phân bố vốn tồn tại khách quan trong tổng thể, mặt khác quy luật phân bố này có thể biểu thị một cách gần đúng bằng các biểu thức toán học cho phép xác định tần suất hoặc tần số tương ứng với mỗi tổ của đại lượng quan sát nào đó.
Theo phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính ngang ngực thì có 3/10 ô tiêu chuẩn (gồm LC 01, HT 02, HT 03) có dạng phân bố theo hàm Khoảng cách, 7/10 ô còn lại theo phân bố giảm dạng hàm Meyer và không có dạng phân bố thực nghiệm nào theo dạng hàm Weibull.
Kết quả tính phân bố lý thuyết theo các dạng hàm Khoảng cách, Weibull và Meyer được tổng hợp ở phụ biểu 04 và bảng 3.9.
Bảng 3.9. Phân bố số cây theo cỡ đường kính theo hàm lý thuyết Dạng
phân bố
Trạng
thái ÔTC γ α 2T 205 KL
Khoảng cách
IIIA1 HT 01 0,4943 0,5449 7,31 16,92 H0+ IIIA2
LC 02 0,4312 0,6887 22,95 25,00 H0+ BK 01 0,4905 0,6533 20,75 22,36 H0+ BK 02 0,3540 0,7174 8,09 23,68 H0+
IIIA3
LC 01 0,1603 0,7780 7,43 28,87 H0+ NA 01 0,1796 0,7822 45,25 25,00 H0- HT 02 0,1411 0,7855 10,66 31,41 H0+ HT 03 0,1085 0,7776 23,27 28,87 H0+ QB 01 0,5211 0,7689 104,66 32,67 H0- QB 02 0,5206 0,7167 39,85 28,87 H0-
Weibull
IIIA1 HT 01 0,6856 0,9268 5,87 11,07 H0+ IIIA2
LC 02 0,5612 0,8079 16,87 16,92 H0+ BK 01 0,6730 0,7798 17,74 15,51 H0- BK 02 0,4034 0,9136 7,91 15,51 H0+
IIIA3
LC 01 0,1880 11,198 4,49 18,31 H0+ NA 01 0,1554 12,097 40,06 15,51 H0- HT 02 0,1954 10,744 15,72 19,68 H0+ HT 03 0,1475 12,213 22,90 19,68 H0- QB 01 0,7555 0,5848 31,88 22,36 H0- QB 02 0,7025 0,6866 29,46 18,31 H0-
Meyer
IIIA1 HT 01 843,5153 0,1435 30,53 11,07 H0- IIIA2
LC 02 451,2759 0,0886 150,14 16,92 H0- BK 01 595,4409 0,1008 209,08 15,51 H0- BK 02 271,3175 0,0845 20,58 15,51 H0-
IIIA3
LC 01 142,4579 0,0593 11,21 19,68 H0+ NA 01 232,7595 0,0670 64,53 18,31 H0- HT 02 132,5451 0,0526 20,96 19,68 H0- HT 03 165,2951 0,0587 54,11 19,68 H0- QB 01 109,0977 0,0458 2201,29 21,03 H0- QB 02 341,8047 0,0719 1289,01 19,68 H0-
Từ bảng tổng hợp trên cho thấy:
(1) Với OTC LC 01: Giá trị 2T < 205 ở cả 3 dạng phân bố Khoảng cách, Weibull và Meyer. Như vậy có thể kết luận cả 3 dạng phân bố trên đều mô phỏng tốt cho phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính. Tuy nhiên theo phân bố thực nghiệm n/d1,3 có dạng hàm Khoảng cách, từ đó đề tài chọn phân bố lý thuyết tính theo hàm Khoảng cách làm phân bố phù hợp với phân bố thực nghiệm.
(2) OTC LC 02: Các dạng phân bố Khoảng cách và Weibull đều cho giá trị
2T < 205, như vậy 2 dạng hàm này mô tả tốt phân bố thực nghiệm n/d1,3. Phân bố giảm Meyer có 2T > 205, dạng phân bố này không mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm n/d1,3. Theo khảo sát dạng phân bố thực nghiệm n/d1,3 thì phân bố giảm dạng hàm Meyer nhưng phân bố thực nghiệm lại không phù hợp với phân bố lý thuyết tính theo hàm Meyer mà lại phù hợp với phân bố lý thuyết tính theo hàm Weibull và hàm Khoảng cách.
(3) OTC BK 01: Dạng hàm phân bố lý thuyết tính theo hàm Khoảng cách cho giá trị 2T < 205, còn các hàm Weibull và Meyer cho giá trị 2T > 205. Như vậy, dạng hàm phân bố Khoảng cách mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính. Tuy nhiên theo phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính thì có dạng phân bố giảm dạng hàm Meyer, kết quả tính 2 lớn hơn 2 tra bảng.
(4) OTC BK 02: Dạng hàm phân bố lý thuyết tính theo hàm Khoảng cách và hàm Weibull cho giá trị 2T < 205, hàm Meyer cho giá trị 2T > 205. Như vậy, dạng hàm phân bố Khoảng cách và hàm Weibull mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính. Tuy nhiên theo phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính thì có dạng phân bố giảm dạng hàm Meyer, kết quả tính 2 lớn hơn 2 tra bảng.
(5) OTC NA 01: Theo khảo sát dạng phân bố số cây theo đường kính thực nghiệm thì phân bố có dạng giảm Meyer. Tuy nhiên khi tìm dạng hàm lý thuyết để mô phỏng cho phân bố thực nghiệm thì cả ba hàm Khoảng cách, Weibull và Meyer đều cho kết quả 2T > 205. Như vậy, cả 3 hàm đều không phù hợp với phân bố thực nghiệm.
(6) OTC HT 01 và HT 02: Các dạng phân bố Khoảng cách và Weibull đều cho giá trị 2T < 205, như vậy 2 dạng hàm này mô tả tốt phân bố thực nghiệm n/d1,3. Phân bố giảm Meyer có 2T > 205, dạng phân bố này không mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm n/d1,3. Theo khảo sát dạng phân bố thực nghiệm n/d1,3 thì phân bố giảm dạng hàm Meyer nhưng phân bố thực nghiệm lại không phù hợp với phân bố lý thuyết tính theo hàm Meyer mà lại phù hợp với phân bố lý thuyết tính theo hàm Weibull và hàm Khoảng cách.
(7) OTC HT 03: Dạng hàm phân bố lý thuyết tính theo hàm Khoảng cách cho giá trị 2T < 205, hàm Meyer và hàm Weibull cho giá trị 2T > 205. Như vậy, dạng hàm phân bố Khoảng cách mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính. Theo phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính thì cũng có dạng phân bố theo hàm Khoảng cách.
(8) OTC QB 01và QB 02: Theo khảo sát dạng phân bố số cây theo đường kính thực nghiệm thì phân bố có dạng giảm Meyer. Tuy nhiên khi tìm dạng hàm lý thuyết để mô phỏng cho phân bố thực nghiệm thì cả ba hàm Khoảng cách, Weibull và Meyer đều cho kết quả 2T > 205. Như vậy, cả 3 hàm đều không phù hợp với phân bố thực nghiệm.
Để có thể thấy rõ hơn sự phù hợp giữa phân bố thực nghiệm và phân bố lý thuyết, đề tài đã mô tả các dạng phân bố của 10 OTC ở hình 3.2.
Hình 3.2. Phân bố số cây theo đường kính ngang ngực của các ô tiêu chuẩn Từ hình 3.2 và tìm hàm phân bố lý thuyết phù hợp ở bảng 3.9 cho thấy:
Dạng hàm phân bố Khoảng cách: Có 3/10 ô tiêu chuẩn (NA 01, QB 01, QB 02) cho kết luận H-, còn lại 7/10 ô tiêu chuẩn cho kết luận H+.
Dạng hàm phân bố Weibull: Có 5/10 ô tiêu chuẩn (BK 01, HT 03, NA 01, QB 01, QB 02) cho kết luận H-, còn lại 5/10 ô tiêu chuẩn cho kết luận H+.
Dạng hàm phân bố Meyer: Có 1/10 ô tiêu chuẩn (otc LC 01) cho kết luận H+, còn lại 9/10 ô tiêu chuẩn cho kết luận H-. Từ những trường hợp trên cho thấy hạn chế lớn nhất của hàm Meyer là tổng tần số lý thuyết và tổng tần số thực nghiệm không thống nhất, có khi chênh lệch rất lớn (ô tiêu chuẩn QB 01: ∑ 𝑓𝐿=446,809,
∑ 𝑓𝑡=902; ô tiêu chuẩn QB 02: ∑ 𝑓𝐿=767,717, ∑ 𝑓𝑡=1312). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trường hợp phân bố thực nghiệm tuy có dạng phân bố giảm nhưng phân bố thực nghiệm không phù hợp với phân bố lý thuyết nắn theo hàm
Meyer. Có mỗi duy nhất ở ô tiêu chuẩn LC 01 có tổng tần số lý thuyết gần bằng tổng tần số thực nghiệm nên mô phỏng tốt bằng dạng hàm Meyer.