Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Cấu trúc tổ thành rừng
Tổ thành thực vật cho biết số loài tham gia và số cá thể của từng loài trong thành phần cây gỗ của rừng, là nhân tố cấu trúc sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến các nhân tố sinh thái và hình thái khác của rừng.
Tổ thành là một trong số các nhân tố nói lên mức độ thuận lợi của môi trường sống, là cơ sở để điều chế rừng. Đây còn là một trong những chỉ tiêu quan
trọng dùng để đánh giá tính bền vững, tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, nó ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và khả năng lợi dụng rừng. Tổ thành loài cây càng phức tạp bao nhiêu thì rừng càng có tính cân bằng và ổn định bấy nhiêu.
Tổ thành được coi là nhân tố biểu thị tỷ trọng của mỗi loài cây hay nhóm loài cây nào đó trong lâm phần trong đó, tỷ trọng mỗi loài hay nhóm loài được gọi là hệ số tổ thành và công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây trong lâm phần được gọi là công thức tổ thành.
Đề tài lựa chọn công thức tổ thành theo hai tiêu chí là: Theo tỷ lệ số cây (N%) và theo tỷ lệ số cây và tỷ lệ tiết diện ngang (IV%). Kết quả tính toán cụ thể như sau:
3.2.1.1. Công thức tổ thành theo N%
Tổ thành theo phần trăm số cây tính theo công thức (2.1) và (2.2) làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành. Kết quả tính toán chi tiết tại phụ biểu 01 và được tổng hợp tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Công thức tổ thành của các ô tiêu chuẩn theo N%
Trạng
thái ÔTC N (cây/ha)
m (loài)
Loài/CT
(loài) Công thức tổ thành theo số cây
IIIA1 HT
01 702 89 24 8,4D+8,1Betb+8Lx+6,8T+5,4C+5,1Cong+4,4Cdanh+3,4Trâm+3,1Cheo+3Ref+2,8N+2,8Rr+2,3Cs +2,1Ln+2,1Xđ+2Mđ+1,9Lnx+1,9Trám+1,7Gioi+1,7Thm+1,4B+1,4Mcln+1,1Mc+1,1Vu+17,7CLK
IIIA2
LC
02 909 81 22 12,9Tm+10Dgi+8,1TVđ+5,4D+5Smu+4,2K+3,3Gn+3,2N+2,8Trám+2,8Trs+2,5C+2,5Trt +2,4B+2,3Hmr+2Mitr+1,8Trlc+1,7S+1,4Vs+1,3 Bm+1,3Cphd+1,3Mqt+1,2Chch+20,7CLK BK
01 999 64 13 14,9C+14,4D+11,7K+7,9M+7,3Hqu+5,1Ln+4,7Chch +3,1Trám+2,6Hđ+2,3B+2,3Dgi+2,3Gn+1,7Reh+19,6CLK BK
02 517 55 12 23,4Tmq+8,1Trs+7,9Lm+6D+5Cn+4,6K+4,4Hmr+4,1R+2,5Ln+2,3N +2,1Trch+1,9Trv+27,5CLK
IIIA3
LC
01 418 40 12 16,3K+15,3Tm+8,1D+6Mdbb+3,6C+3,6Ln+3,3Vtr+3,1S+2,9Cng+2,9Gn +2,6Bm+2,4Ntd+29,9CLK
NA
01 540 88 21 20,2Vtr+10,7Tmuoi+5Ngat+3,5Dg+3,5Tramđ+3,1Soit+3Tm+3Xđ+2,2Db+2,2Lx+2,2Mclt +2,2Rr+2,2Sm+2Trâmtr+1,9Soip+1,5Ct+1,5Gđ+1,5Mg+1,3Cđl+1,3Khaox+1,1Lxet+25,5CLK HT
02 482 85 24 13,3Tau+6,2Cs+5Nang+4,8Cheo+4,1D+3,7Trâm+3,5B+3,5Vai +3,1Đb+2,9Cđ+2,7C+2,7Sm+2,5Smay+2,3N+2,1Goi+2,1Mc
Trạng
thái ÔTC N (cây/ha)
m (loài)
Loài/CT
(loài) Công thức tổ thành theo số cây
+2,1Vu+1,9Ref+1,7Bop+1,7Dung+1,7Re+1,5Caoi+1,2Thch+1,2Vt+13,6CLK
HT
03 507 82 26
9,1Nang+8,3Cs+6,1Tm+4,5Trâm+4,3D+3,9N+3,2C+3B+3Trám
+3Trov+3Vai+2,8Smay+2,4Cđ+2,4Sung+2Baib+2Mas+2Vt+1,8Bop+1,8Đb +1,6Chul+1,6Nc+1,4Cac+1,4Va
ng+1,2Cheo+1,2Chua+1,2Vu+22,3CLK
QB
01 902 82 22
12,1Trâm+8,3Ln+6,7Khong+5,5Tm+3,7Nang+3,5N+3,5Nn+3,4Uo +3,3Truong+3,1Goi+2,9Thr+2,5D+2,4Chua+2,4Dung+2,2R+2Trám +1,9Rr+1,9Sp.+1,9Thl+1,7Cke+1,6Mc+1,2Bb+22,2CLK
QB
02 1312 88 29
9,2Trâm+7,5Truong+5,1Nang+4,8Trám+4,7Nn+4,3Dung+3Mc+3Sp.+2,9Rr+2,9Ref +2,8Khong+2,7Huynh+2,5Tm+2,4D+2Bl+1,9N+1,8Bb+1,7Vtr+1,5Blđ+1,5Cke+1,5Đenbl +1,5Lx+1,4G+1,3B+1,3Đb+1,2Chch+1,2Thl+1,1Chm+1,1Mn+19,8CLK
Ghi chú: K: Kháo, C: Côm, D: Dẻ, Tm: Táu mật, M: Mỡ, Hqu: Hoắc quang, Ln: Lá nến, Chch: Chân chim, Hđ: Hồng đạm, B: Bứa, Dgi: Dung giấy, Gn: Gội nếp, Reh: Re hương, Tmq: Táu mặt quỷ, Trs: Trâm sừng, Lm: Lòng mang, Cn: Cứt ngựa, Betb: Bét bét, Lx: Lim xanh, T: Táu, R: Re, N: Ngát, Mdbb: Mán đỉa bắc bộ, Vtr: Vạng trứng, S: Sồi, Cng: Cứt ngựa, Bm: Bọ muối, Ntd: Ngô thù dụ lá trọc, Bl: Bời lời, G: Gội, Nn: Núc nác, Mc: Máu chó, Mitr: Mít rừng, Trch: Trám chim, CLK: Các loài khác.
Từ công thức tổ thành theo N% cho thấy: ở ô tiêu chuẩn LC 01 có 12 trên tổng số 40 loài tham gia vào CTTT. OTC LC 02 có 22/81 loài tham gia vào CTTT. OTC BK 01 có 13/64 loài tham gia vào CTTT. OTC BK 02 có 12/55 loài tham gia vào CTTT. OTC NA 01 có 21/88 loài tham gia vào CTTT. OTC HT 01 có 24/89 loài tham gia vào CTTT. OTC HT 02 có 24/85 loài tham gia vào CTTT. OTC HT 03 có 26/82 loài tham gia vào CTTT. OTC QB 01 có 22/82 loài tham gia vào CTTT. OTC QB 02 có 29/88 loài tham gia vào CTTT.
Trạng thái IIIA3 có số loài tham gia nhiều nhất vào CTTT (từ 12 - 29 loài), tiếp theo là trạng thái IIIA1 có số loài tham gia vào CTTT là 24 loài và trạng thái IIIA2 có số loài tham gia vào CTTT ít nhật đạt từ 12 – 22 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành theo N% tương đối lớn, chứng tỏ lâm phần rất đa dạng về loài cây.
Lâm phần dần đi vào ổn định khi tổ thành loài lớn, tổ thành thay đổi theo các trạng thái và theo vĩ độ có thể nói lên rằng: các nhân tố về điều kiện lập địa và điều kiện khí hậu ở từng vùng đã tạo cho mỗi nơi một sự thích ứng nhất định.
3.2.1.2. Công thức tổ thành theo IV%
Để biểu thị mức độ tham gia của từng loài cây trong lâm phần, người ta thường gán cho chúng một số chỉ số hay còn gọi là hệ số tổ thành. Tập hợp các hệ số tổ thành và tên loài cây tương ứng, gọi là công thức tổ thành. Đề tài sử dụng chỉ số IV% được xác định theo phương pháp của Daniel Marmillod, tính theo công thức (2.3) làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành. Kết quả tính toán chi tiết tại phụ biểu 01 và được tổng hợp tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Công thức tổ thành của các ô tiêu chuẩn theo IV%
Trạng
thái ÔTC N (cây/ha)
m (loài)
NL
(loài) Công thức tổ thành theo IV%
IIIA1 HT
01 702 89 6 7,1Lx+7,1D+6,4Cong+6,1Bb+5,4T+4,7C+58,64CLK
IIIA2
LC
02 909 81 6 12,3Tm+7,3Dgi+7,1Trvd+5,7Sm+5,1D+5K+57,56CLK BK
01 999 64 5 19,8D+12,6C+10,3K+6,3Mo+5,5Hqu+35,91CLK BK
02 517 55 6 24,4Tmq+11,2D+8,9Lm+7,9Cn+6,1Trs+5,6K+59,55CLK
IIIA3
LC
01 418 40 4 15,4K+14,5Tm+9,1D+6,6Mdbb+54,38CLK NA
01 540 88 3 22,7Vtr+11,3Tmuoi+6,4N+63,11CLK HT
02 482 85 4 24T+6,3Cheo+5,9Nang+5,2Cs+60,98CLK HT
03 507 82 5 12,3Tm+9,6Nang+7,2Cs+5,5D+4,5N+66,13CLK QB
01 902 82 4 8,9Tm+8,7Chua+8,2Huynh+8,1Trâm+74,75CLK QB
02 1312 88 4 8,1Trâm+7,7Truong+4,8Vtr+4,6Nang+63,18CLK
Tính theo tổ thành IV% thì số loài tham gia công thức tổ thành giảm một cách rõ rệt. Ở OTC LC 01 có 4/40 loài tham gia công thức tổ thành theo IV% giảm 8 loài so với tổ thành theo N%. OTC LC 02 có 6/81 loài tham gia CTTT giảm 16 loài so với tổ thành theo N%, BK 01 có 5/64 loài tham gia công thức tổ thành giảm 8 loài so với tổ thành theo N%, BK 02 có 6/55 loài tham gia công thức tổ thành giảm 6 loài so với tổ thành theo N%, NA 01 có 3/88 loài tham gia công thức tổ thành giảm 18 loài so với tổ thành theo N%, HT 01 có 6/89 loài tham gia công thức tổ thành giảm 18 loài so với tổ thành theo N%, HT 02 có 4/85 loài tham gia vào CTTT giảm 20 loài so với tổ thành theo N%, HT 03 có 5/82 loài tham gia vào CTTT giảm 21 loài so với tổ thành theo N%, QB 01 và QB 02 có 4 loài tham gia vào CTTT giảm 18 loài ở otc QB 01 và 25 loài ở otc QB 02 so với tổ thành theo N%. Xét theo trạng
thái rừng thì không có sự khác biệt lớn về số loài tham gia vào CTTT theo IV%.
Tuy nhiên theo loại công thức tổ thành này thì các loài tham gia vào tổ thành chủ yếu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh (Kháo, Côm, Dẻ, Cồng, Mán đỉa, Huỷnh, Vạng trứng, Trâm…), bên cạnh đó cũng có một số loài gỗ quý (Táu, Lim xanh)
Như vậy, tổ thành theo IV% đã có sự giảm mạnh cả về số lượng loài cây, trong đó ở các otc QB 01, QB 02, HT 02 và HT 03 có mức độ giảm mạnh nhất. Tuy nhiên xét theo tiêu chí thích nghi của các loài cây thì tổ thành theo số cây có ý nghĩa quan trọng hơn. Khi xét theo tiêu chí mức độ ưu thế của loài về số lượng và về kích thước thì tổ thành theo IV% lại có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Từ kết quả tính công thức tổ thành theo N% và theo IV% của các otc ở các trạng thái rừng cho thấy: loài nào tham gia vào công thức tổ thành theo IV% thì cũng có trong công thức tổ thành theo N%. Như vậy, trong nghiên cứu này, khi chỉ muốn biết loài nào chiếm ưu thế trong quần xã thì chỉ cần xác định công thức tổ thành theo N%.
3.2.1.3. Mối quan hệ giữa tổ thành theo N% và IV%
Qua kết quả bảng 3.3 và bảng 3.4 cho thấy, các loài mà có phần trăm theo số cây (N%) từ 5% trở lên thường có chỉ số IV% từ 5% trở lên, điều này có nghĩa là, với các trạng thái này, khi muốn biết loài nào chiếm ưu thế trong lâm phần thì cách xác định nhanh nhất là tính phần trăm theo số cây. Loài có N% > 5% sẽ là loài chiếm ưu thế và nếu tổng của chúng > 50% sẽ tạo thành ưu hợp thực vật trong lâm phần.
Kết quả so sánh được tổng hợp ở phụ biểu 02 và được mô tả ở hình 3.1. Đây là những ÔTC có số loài cây cùng tham gia vào công thức tổ thành N% và IV%.
Hình 3.1. Hệ số tổ thành của các loài có mặt ở hai công thức tổ thành
Từ hình 3.1 cho thấy: Cùng một loài ở cả 2 công thức tổ thành đều chiếm tỷ lệ gần bằng nhau trong lâm phần. Ngoại trừ otc HT 02 có loài Táu ở tổ thành theo N% chiếm 13,3% còn theo IV% chiếm 24%, otc HT 03 thì loài Táu mật ở công thức tính theo N%
chiếm 6,1% thì theo IV% chiếm 12,3%, otc QB 01 có loài Chủa ở tổ thành theo N% chiếm 2,4% trong đó theo IV% chiếm 8,7%. Không có loài cây nào chiếm ưu thế trên 50%.