Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.2. Đặc trưng về mức độ phong phú và đa dạng loài
Về mức độ đa dạng sinh học bao gồm đa dạng hệ sinh thái, đa dạng nguồn gen, đa dạng về loài. Trong đó đa dạng loài là đáng chú ý nhất và đây cũng là đối tượng chính của phương pháp đề cập trong đề tài này.
Ứng dụng phương pháp định lượng để nghiên cứư sinh học nói chung và đa dạng sinh học nói riêng là một việc làm vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Nó giúp cho các nhà sinh học phát triển nhanh chóng và hiển thị một cách tường minh các quy luật vận động của sinh vật, mối quan hệ qua lại giữa chúng và giữa chúng với sinh cảnh. Thông qua việc xây dựng các số đặc trưng, các chỉ số sinh học, con người có thể căn cứ vào đó để nghiên cứu và điều tiết có lợi về mặt sinh trưởng, phát triển cá thể cũng như quần xã một cách bền vững. Trong nghiên cứư đa dạng sinh học việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu cấu trúc của quần xã thực vật rừng, các chỉ số đa dạng sinh học.
3.2.2.1. Chỉ số phong phú của loài
Kết quả tính chỉ số phong phú của loài được tính toán ở phụ biểu 03 và được tổng hợp tại bảng 3.5.
Bảng 3.5. Chỉ số phong phú của loài
Trạng thái ÔTC m N R
IIIA1 HT 01 89 702 3,3591
IIIA2
LC 02 81 909 2,6866
BK 01 64 999 2,0249
BK 02 55 517 2,4189
IIIA3
LC 01 40 418 1,9565
NA 01 88 540 3,7869
HT 02 85 482 3,8716
HT 03 82 507 3,6417
QB 01 82 902 2,7303
QB 02 88 1312 2,4295
Từ kết quả tính chỉ số phong phú của loài ở bảng 3.5 cho thấy: số cây trên ha của các ô nghiên cứu từ 418 đến 1312 cây, số loài trên ha dao động từ 40 đến 89 loài, chỉ số R từ 1,9565 đến 3,8716. Thấp nhất ở otc LC 01 thuộc trạng thái IIIA3 với 40 loài trong tổng số 418 cây/ha, chỉ số R đạt 1,9565. Cao nhất ở otc HT 02 thuộc
trạng thái IIIA3 với 85 loài trong tổng 482 cây/ha, chỉ số R đạt 3,8716. Ở đây mức độ chênh lệch chỉ số phong phú loài ở các trạng thái là không rõ rệt vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
3.2.2.2. Hàm số liên kết Shannon – Weiner
Mức độ đa dạng cây gỗ được tính toán chi tiết tại phụ biểu 03 và được tổng hợp tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Mức độ đa dạng của loài
Trạng thái ÔTC m N H
IIIA1 HT 01 89 702 1,57
IIIA2
LC 02 81 909 1,54
BK 01 64 999 1,33
BK 02 55 517 1,36
IIIA3
LC 01 40 418 1,36
NA 01 88 540 1,54
HT 02 85 482 1,62
HT 03 82 507 1,64
QB 01 82 902 1,57
QB 02 88 1312 1,64
Từ kết quả tính mức độ đa dạng tầng cây gỗ theo Hàm số liên kết Shannon – Weiner cho thấy: mức đa dạng dao động H từ 1,33 đến 1,64. Thấp nhất là otc BK 01 (H = 1,33) và cao nhất là otc QB 02 (H=1,64). Như vậy, theo cách tính này thì tác giả cảm nhận được rằng mức độ đa dạng tầng cây gỗ tăng dần từ Bắc vào Nam và theo các trạng thái từ IIIA1 đến IIIA3. Nhưng để có kết luận có căn cứ đề tài tiến hành tính mức đa dạng sinh học của các trạng thái rừng theo chỉ số Simpson theo các công thức 2.10 và 2.11. Tuy nhiên đối với các trạng thái chưa hình thành các loài ưu thế thì sử dụng cách tính này tạm chấp nhận được.
3.2.2.3. Chỉ số Simpson
Chỉ số này được đánh giá thông qua giá trị D1 và D2. Khi D1 = D2 = 0, quần xã có một loài duy nhất (tính đa dạng thấp nhất). Khi D1 = D2 = 1, quần xã có số loài
nhiều nhất với số cá thể thấp nhất (mỗi loài chỉ một cá thể), mức độ đồng đều cao nhất.
D1, D2 càng lớn thì số lượng loài của quần xã càng nhiều, mức độ đa dạng càng cao.
Chỉ số Simpson của các trạng thái rừng được tính toán chi tiết tại phụ biểu 03 và được tổng hợp tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Kết quả tính chỉ số Simpson Trạng
thái ÔTC m N pi2 m Nni niN
1 .( 1)
) 1
( D1 D2
IIIA1 HT 01 89 702 0,0414 0,0400 0,9586 0,9600
IIIA2
LC 02 81 909 0,0493 0,0482 0,9507 0,9518
BK 01 64 999 0,0780 0,0770 0,922 0,9230
BK 02 55 517 0,0842 0,0824 0,9158 0,9176
IIIA3
LC 01 40 418 0,0717 0,0695 0,9283 0,9305
NA 01 88 540 0,0656 0,0639 0,9344 0,9361
HT 02 85 482 0,0405 0,0385 0,9595 0,9615
HT 03 82 507 0,0351 0,0332 0,9649 0,9668
QB 01 82 902 0,0427 0,0417 0,9573 0,9583
QB 02 88 1312 0,0339 0,0332 0,9661 0,9668
Qua trên cho thấy công thức D2 cho kết quả luôn cao hơn D1, cao nhất ở trạng thái IIIA3 ở otc QB 02 (D2=0,9668), thấp nhất ở trạng thái IIIA2 của otc BK 02 (D2=0,9176), điều này cũng phù hợp khi tính tổ thành loài.
3.2.2.4. So sánh mức độ đa dạng cây gỗ giữa hai quần xã
Để có kết luận có căn cứ đề tài tiến hành tính mức đa dạng sinh học của các trạng thái rừng theo công thức 2.7 đến 2.9. Đề tài tiến hành so sánh mức độ đa dạng cây gỗ giữa các trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2, IIIA2 và IIIA3, IIIA1 và IIIA3. Kết quả cụ thể được tổng hợp tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả so sánh mức độ đa dạng cây gỗ giữa các trạng thái ÔTC Trạng
thái Ni Hi D(Hi) 𝐻𝑖̅̅̅ 𝐷(𝐻𝑖)̅̅̅̅̅̅̅̅ So
sánh Ttính T05(k)
Kết luận
HT 01 IIIA1 702 1,57 0,00044 1,57 0,00044
IIIA1
- IIIA2
5,37 1,96 H0+
LC 02 IIIA2
909 1,54 0,000348
1,41 0,000464 IIIA2
- IIIA3
4,77 1,96 H0+
BK 01 999 1,33 0,000335 BK 02 517 1,36 0,000708 LC 01 IIIA3
418 1,36 0,000629
1,56 0,000533 IIIA3
- IIIA1
0,53 1,96 H0-
NA 01 540 1,54 0,000844 HT 02 482 1,62 0,000679 HT 03 507 1,64 0,000562 QB 01 902 1,57 0,000311 QB 02 1312 1,64 0,000176
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Khi so sánh mức độ đa dạng tầng cây gỗ ở các trạng thái IIIA1 với IIIA2 và IIIA2 với IIIA3 cho giá trị ttính > t05(k) cho thấy mức độ đa dạng loài của tầng cây gỗ có sự khác biệt giữa các trạng thái. Giữa hai trạng thái IIIA1 và IIIA3 cho giá trị ttính < t05(k) có nghĩa là hai trạng thái này không có sự khác biệt về mức độ đa dạng tầng cây cao. Căn cứ vào giá trị của H ở bảng 3.6 cho thấy 2 ÔTC là HT 03 và QB 02 có mức độ đa dạng loài là cao nhất. Trạng thái IIIA3 có mức đa dạng cao hơn IIIA2, trạng thái IIIA2 có mức đa dạng loài cao hơn IIIA1.
Nếu như quần xã không xuất hiện loài ưu thế thì công thức trên có thể xác định một cách chính xác hơn. Cũng có nghĩa công thức đa dạng tuyệt đối H có thể dùng cho những quần xã mới hình thành sự đấu tranh giữa các loài còn yếu ớt.