Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
- Phân loại rừng nhằm mục đích xác định các đối tượng rừng với các đặc trưng cấu trúc cụ thể, trên cơ sở đó lựa chọn, đề xuất các biện pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển, dẫn dắt rừng đạt đến trạng thái “chuẩn” (đáp ứng được tốt nhất các mục tiêu đặt ra cho quản lý kinh doanh rừng như: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất).
- Nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài cây gỗ để điều chỉnh hệ số tổ thành theo hướng loại dần các loài cây phi mục đích nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh và khả năng phòng hộ.
- Nghiên cứu cấu trúc N/D1,3 để hạn chế bớt các loài cây phi mục đích ở cùng một cấp đường kính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những loài cây mục đích, cây có giá trị sinh trưởng, phát triển tốt.
Với các trạng thái rừng khác nhau thì các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cần phù hợp với các đặc trưng của trạng thái rừng đó. Từ những kết quả nghiên cứu ở phần trên, đề tài xin đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tại các khu vực mà đề tài nghiên cứu như sau:
(1) Trạng thái rừng IIIA1
Đây là rừng bị khai thác mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ. Còn tồn tại vài cây thuộc tầng cây cao, giải pháp tác động là cần nuôi dưỡng tầng cây tái sinh và trông kết hợp bổ sung vào các ô trống trong rừng. Bảo nghiêm ngặt khu vực nuôi dưỡng.
(2) Trạng thái rừng IIIA2
Đây là rừng đã qua khai thác kiệt và bắt đầu phục hồi. Ở trạng thái này, tham gia vào công thức tổ thành có một số loài có giá trị kinh tế và phòng hộ như Táu, Chẹo, Nang, Dẻ,….Bên cạnh đó, số loài ít có giá trị kinh tế nhưng lại tham gia vào công thức tổ thành nhiều như: Trâm, Bứa, Cà đanh, Sâng mây, Bộp, Dung…. Vì vậy, biện pháp tác động ở đây là khai thác những loài cây có phẩm chất xấu, các loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, ít có giá trị để mở rộng không gian dinh dưỡng cho những cây có giá trị sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Lựa chọn những cây mẹ gieo giống của các loài cây có giá trị như: Táu, Dẻ, Chẹo, Giổi, Nang... có phẩm chất tốt, có khả năng ra hoa, kết quả đều, phân bố tương đối đồng đều trong lâm phần làm cây gieo giống để tăng tỷ lệ của những loài cây này trong tổ thành cây tái sinh.
Điều tiết độ tàn che bằng việc điều chỉnh tổ thành và mật độ tầng cây cao, tạo không gian dinh dưỡng và ánh sáng cho cây tái sinh phát triển, điều chỉnh cấu trúc quần thể tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng, nhưng sự điều chỉnh phải bảo đảm độ tàn che hợp lý cho trạng thái rừng này ( 0,5). Ở những nơi có địa hình dốc, độ tàn che còn thấp, tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên tạo điều kiện cho cây tái sinh hạt hoặc chồi phát triển vượt khỏi tầng cây bụi thảm tươi và dần dần tham gia vào tổ thành tầng cây cao.
(3) Trạng thái rừng IIIA3
Ở trạng thái này, rừng đã có quá trình phục hồi tốt. Với mục tiêu là nuôi dưỡng rừng, cần thiết phải loại bỏ những cây sâu bệnh, cây già cỗi, cây hoại sinh, cây ký chủ trung gian truyền sâu bệnh hại, cây chèn ép cây mẹ gieo giống và nuôi dưỡng những cây mẹ có giá trị như Gù hương, Re hương, Táu, Sến mật, Trám đen, Sồi, Dẻ, Chẹo tía… để chúng gieo giống hình thành thế hệ cây tái sinh tương tai.
Điều chỉnh tổ thành tầng cây cao thông qua khai thác các loài cây ít có giá trị về mặt kinh tế cũng như phòng hộ, phẩm chất kém như Hoắc quang, Kháo, Thành ngạnh, Lá nến, Mỡ…. mở không gian dinh dưỡng và ánh sáng cho cây tái sinh tầng dưới phát triển, giảm cạnh tranh với những cây mẹ gieo giống có giá trị. Việc tỉa thưa không làm ảnh hưởng đến tái sinh dưới tán rừng, không làm giảm độ tàn che
của rừng. Việc điều chỉnh cấu trúc quần thể tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng, nhiều thế hệ kế tiếp, đó là loại hình rừng có hiệu năng phòng hộ tốt nhất.
Thông qua biện pháp đơn giản hóa tổ thành và biện pháp làm giàu rừng bằng cách gây trồng các loài cây bản địa có sẵn tại địa phương như Dẻ, Mỡ, … để cây rừng phân bố đều, đồng thời phát dây leo cây bụi, thảm tươi, tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển, làm tăng độ tàn che của rừng.
Trên đây là một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cho từng trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu nhằm điều chỉnh cấu trúc rừng theo hướng bền vững hơn, đáp ứng mục đích sử dụng rừng ổn định, lâu dài và nâng cao hiệu quả của rừng. Đi đôi với việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cần quan tâm đến các giải pháp về kinh tế – xã hội như: trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, quyền hưởng lợi từ rừng, hương ước của cộng đồng dân cư, vấn đề về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, hiểu biết kỹ thuật, ...
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Nhằm đề xuất được những biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách khoa học để quản lý, sử dụng rừng bền vững, đồng thời tăng khả năng phòng hộ của rừng tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc, đề tài đã tiến hành nghiên cứu những nội dung cơ bản và rút ra một số kết luận sau:
(1) Phân loại trạng thái rừng
Theo phân loại trạng thái rừng của Lauschau: Đối tượng nghiên cứu gồm 3 trạng thái là trạng thái IIIA1, IIIA2 và IIIA3. Rừng bị tác động với mức độ thấp và đang trong quá trình phục hồi mạnh.
Phân loại trạng thái theo Nghị định 34 thì đối tượng nghiên cứu được phân thành hai kiểu trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo.
(2)Cấu trúc rừng Cấu trúc tổ thành rừng
Cấu trúc rừng ở các khu vực nghiên cứu chưa bị phá vỡ. Tổ thành chính ở các ÔTC gồm nhiều loài cây khác nhau. Nhiều loài có mặt trong công thức tổ thành theo chỉ tiêu N% nhưng lại không có mặt trong công thức tổ thành tính theo IV%.
Số loài tham gia vào công thức tổ thành tính theo N% nhiều hơn so với theo IV%.
Chỉ số phong phú của loài
Trong cùng một trạng thái rừng thì mức độ phong phú loài ở các ô tiêu chuẩn có sự khác biệt nhau về thành phần loài và số lượng loài. Kết quả này phần nào đã phản ánh được sự khác biệt về điều kiện môi trường sống và mức độ tác động đến tầng cây gỗ trong quần xã thực vật ở rừng tự nhiên.
Hàm số liên kết Shannon – Weiner
Mức đa dạng dao động H từ 1,33 đến 1,64. Hai ÔTC là HT 03 và QB 02 có mức độ đa dạng loài là cao nhất. Như vậy, theo cách tính này thì mức độ đa dạng tầng cây gỗ tăng dần từ Bắc vào Nam và theo các trạng thái từ IIIA1 đến IIIA3.
Chỉ số Simpson
Mức độ đồng đều ở các ô tiêu chuẩn là cao với số lượng loài lớn và phân bố gần đều cho các loài. Trạng thái IIIA3 có mức đa dạng cao hơn IIIA2, trạng thái IIIA2
có mức đa dạng loài cao hơn IIIA1.
Phân bố số cây theo cỡ đường kính (N-D1.3)
Từ phân bố thực nghiệm số cây theo đường kính thì có 3/10 ô tiêu chuẩn (gồm LC 01, HT 02, HT 03) có dạng phân bố hình chữ J, 7/10 ô còn lại theo phân bố giảm. Theo phân bố thực nghiệm các ô tiêu chuẩn chủ yếu có dạng phân bố giảm, tuy nhiên khi tính phân bố lý thuyết lại cho các kết quả là hàm Khoảng cách và hàm Weibull mô phỏng tốt phân bố thực nghiệm. Từ những trường hợp trên cho thấy hạn chế lớn nhất của hàm Meyer là tổng tần số lý thuyết và tổng tần số thực nghiệm không thống nhất. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trường hợp phân bố thực nghiệm tuy có dạng phân bố giảm nhưng phân bố thực nghiệm không phù hợp với phân bố lý thuyết nắn theo hàm Meyer.
Phân bố số loài theo đường kính (NL/D1,3)
Phân bố số loài theo đường kính có dạng hình chữ J. Các loài tập trung ở cỡ kính nhỏ là chủ yếu (dưới 20 cm chiếm từ 30% – 65%). Từ dạng phân bố thực nghiệm trên cho thấy chỉ số đồng đều của các loài trong các trạng thái rất thấp.
2. Tồn tại
Đề tài đã xác định được một số chỉ tiêu đặc điểm về tầng cây cao nhưng vẫn còn một số tồn tại như sau:
Đề tài chỉ mới nghiên cứu một số quy luật cơ bản nhất của cấu trúc rừng mà chưa có điều kiện nghiên cứu hết các quy luật của cấu trúc rừng, cấu trúc tầng cây tái sinh, ảnh hưởng của các nhân tốt sinh thái, độ tàn che, cây bụi thảm tươi, …đến tái sinh rừng.
Việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh mới chỉ dựa vào kết quả thu thập, phân tích và đánh giá nên không tránh khỏi tính chủ quan, hạn chế đến công