L ời nói đầu
2.2.8.5 Kế toán giá thàn hở công ty
Cuối quý, căn cứ vào chi phí phát sinh hàng tháng, kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong cả quý cho từng công trình. Sau đó, lập các chứng từ kết chuyển chi phí này sang bên nợ TK154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳđể tính ra giá thành thực tế của công trình và kết chuyển qua TK 632-Giá vốn hàng bán.
Biểu 2.24 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kèm theo chứng từ gốc đvt:đ Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú 1 2 3 4 5
Kết chuyển CPNVLTT quý IV cho ctr ĐZ Bệnh Viện Việt – Nhật
154 621 87.784.239 Kết chuyển CPNCTT quý IV cho ctr ĐZ
Bệnh Viện Việt – Nhật
154 622 404.663.656 Kết chuyển CPMTC quý IV cho ctr ĐZ
Bệnh Viện Việt – Nhật
154 6277 6.444.781 Kết chuyển CPSXC quý IV cho ctr ĐZ Bệnh
Viện Việt – Nhật 154 627 595.299.287 Tổng 1.094.191.963 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Biểu 2.25 Chứng từ ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Kèm theo chứng từ gốc đvt:đ Số hiệu tài khoản Trích yếu Nợ Có Số tiền Ghi chú 1 2 3 4 5 Bàn giao hạng mục ctr ĐZ Bệnh Viện Việt – Nhật quý IV năm 2011 632 154 1.094.191.963 Tổng 1.094.191.963
Sau đó, kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí từng công trình trong quý, Biên bản kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang và Bảng tổng hợp chi phí dở dang; sau đó tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức: Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giá thành công tác xây lắp hoàn thành Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ - + =
Có thể khái quát sơđồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo sơ đồ sau:
Sơđồ Kế toán tổng hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm tại cty
TK621 TK154 TK632 TK622 TK623 Kc CPMTC Kết chuyển giá trị Kc CPNVLTT Kc CPNCTT TK627 Kc CPSXC Sản phẩm hoàn thành
Chương 3
Đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây
dựng Công nghiệp Việt Nam
3.1 Đánh giá thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam
Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, được sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán. Em đã được tìm hiểu, thu nhận những kiến thức rất bổ ích. Mặc dù thời gian tìm hiểu không nhiều, song với sự nhiệt tình của bản thân và lòng mong muốn được góp phần nhỏ bé những kiến thức đã được học ở trường vào công tác kế toán của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến nhận xét của mình về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Công nghiệp Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và thách thức, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường xây dựng Việt Nam. Thể hiện ở việc không ngừng mở rộng mối quan hệ với các đối tác làm ăn và ngày càng ký được nhiều hợp đồng kinh tế.
Qua nghiên cứu thực trạng công tác kế toán của công ty, em nhận thấy công ty có những ưu điểm sau:
3.1.1 Ưu điểm
- Về tổ chức quản lý: Có thể nói tổ chức quản lý của công ty ngày một hoàn thiện và khoa học hơn. Việc tổ chức sắp xếp các bộ phận phòng ban hợp lý đã góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý của công ty. Với sự sắp xếp ngày một hoàn thiện theo xu hướng tinh giảm gọn nhẹ phù hợp
với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, bộ máy quản lý đã và đang thể hiện được vai trò và hiệu quả của mình trong việc cống hiến và xây dựng để đưa công ty phát triển ngày một vững mạnh hơn.
- Về công tác tổ chức sản xuất: Công ty có quy mô sản xuất phân bố không đồng đều trên cả nước với một cơ chế phù hợp. Hệ thống các phòng ban trong công ty đã liên kết chặt chẽ, cố vấn một cách có hiệu quả cho cơ quan quản lý cấp cao nhất về các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, với việc áp dụng cơ chế khoán cho từng đơn vị trực thuộc, Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong sản xuất tới từng công nhân lao động nhờ đó chi phí của Công ty được sử dụng một cách có hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí.
- Về bộ máy kế toán: Cùng với việc điều chỉnh sắp xếp bộ máy quản lý của doanh nghiệp thì bộ máy kế toán của công ty cũng được sắp xếp và điều chỉnh theo xu hướng tinh giảm, gọn nhẹ hơn. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán được phân công và phân định rõ ràng, cụ thể, độc lập nhau nhưng lại nằm trong một thể thống nhất và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Thậm chí, công tác hạch toán chi tiết hay tổng hợp đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, do đó mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản, rõ ràng, thống nhất, tránh được việc trùng lặp lệnh của cấp trên.
Các nhân viên kế toán có trình độ, có thâm niên kinh nghiệm, hơn nữa lại nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác. Những điều này đã phục vụ đắc lực cho công tác kế toán và công tác quản lý của công ty.
- Về hệ thống chứng từ kế toán: Công ty hiện đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán “ Chứng từ ghi sổ”. Hình thức này là tương đối phù hợp với doanh nghiệp. Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các bộ phận liên quan. Hình thức này còn là một hình thức dễ dàng áp dụng cho các phần mềm kế toán, làm giảm lượng công việc kế toán đặc biệt khi gần đây công ty đã áp dụng kế toán máy.
Nhìn chung các chứng từ của các hoạt động kinh tế phát sinh tại công ty được luân chuyển hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ, luôn được thực hiện theo các chế độ mới, theo các quyết định, thông tư chỉnh sửa bổ sung của BTC.
- Về hình thức sổ kế toán: Hệ thống sổ kế toán được tuân thủ đúng theo chế độ kế toán . Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được theo dõi cả trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp, điều này giúp cho bộ máy quản lý có được thông tin kinh tế đầy đủ, để từ đó tiến hành phân tích nhằm đưa ra được những chiến lược kinh doanh cho kỳ kinh doanh tiếp theo. Bên cạnh đó, việc tổ chức vận hành hệ thống sổ sách kế toán một cách hợp lý, đúng quy định còn đảm bảo tính kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.
- Công ty sử dụng hệ thống kế toán máy để hạch toán: Điều này giúp cho các thông tin kế toán được chính xác và có độ tin cậy cao, phục vụ tốt hơn nhu cầu của các nhà quản lý công ty, đồng thời giúp cho việc quản lý, lưu trữ các thông yin kế toán được thuận lợi.
- Về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Đánh giá đúng tầm quan trọng của phần hành kế toán này, Công ty đã lựa chọn đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng CT, HMCT cho từng kỳ rõ ràng, đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được xác định phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục
tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm được chính xác.
+ Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các đội tự mua về như dự toán bằng tiền tạm ứng tạo sự chủ động cho việc thi công liên tục, đặc biệt là trong tình hình Công ty không có bến bãi, kho dự trữ. Các chứng từ kế toán được tập hợp đầy đủ bởi đội trưởng đội thi công để chuyển lên cho phòng kế
toán, Chi phí NVL được theo dõi thông qua tài khoản 152 đã tạo được sự
thuận lợi trong công tác hạch toán NVL.
+ Về chi phí nhân công trực tiếp: Việc theo dõi tiền lương nhân công ở Công ty rất chặt chẽ, phân biệt rõ tiền lương cho các bộ phận khác nhau thông qua Bảng chấm công hoặc đơn giá ngày công, điều này là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đồng thời tạo nên trách nhiệm của người lao động trong công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty có tổ chức đội MTC riêng biệt và đội máy này cũng được tổ chức hạch toán riêng, điều này tạo thuận lợi cho việc quản lý MTC của Công ty. Công ty đã có sự linh động sáng tạo
trong khi sử dụng TK 623 bao gồm cả chi phí thuê máy trong trường hợp
công trình ở quá xa, không điều động được máy ở xí nghiệp vật tư xe máy.
+ Về chi phí SXC: Công ty phân ra các khoản mục khá chi tiết và rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi chi phí một cách chặt chẽ.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với
đặc điểm, phản ánh đúng tình hình thực tế của công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phá sinh được ghi chép đầy đủ trên hệ thống sổ sách kế toán.
- Công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo chế độ quy định.
- Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang được tổ chức một cách khoa học, cung cấp số liệu một cách chính sác, phục vụ cho việc tính giá thành.
3.1.2 Những mặt còn tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm trên, Công ty cũng có một số nhược điểm đáng lưu ý cần khắc phục. Đặc biệt đối với ngành XDCB là một hoạt động phức tạp, quy mô nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày lớn. Hơn nữa việc thực hiện chế độ kế toán mới trong doanh nghiệp xây lắp mới chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây nên Công ty gặp không ít khó khăn.
• Về tổ chức luân chuyển chứng từ: Do đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty phần lớn là khoán gọn công trình cho đội xây dựng. Các đội xây dựng đảm bảo yếu tố cho thi công. Cuối kỳ gửi các chứng từ kế toán lên phòng kế toán để hạch toán. Do đó công tác kế toán phụ thuộc vào sự chấp hành chế độ chứng từ của các đơn vị. Theo qui định hàng tháng, các đội xây dựng gửi chứng từ lên phòng kế toán để hạch toán, nhưng các đội thường không thực hiện đúng thời gian quy định đó.
• Về hệ thống tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ kế toán hiện hành và mỗi một tài khoản lại được chi tiết cho từng đơn vị trực thuộc, từng CT, HMCT, điều này làm cho hệ thống tài khoản của Công ty không được gọn nhẹ.
Ě Việc công ty khoán gọn công trình cho các đội xây dựng không ít khó khăn cho việc hạch toán chính xác các chi phí phát sinh ở các đội. Bởi vì các chi phí tập hợp trên công ty đều do các đội xây dựng gửi các chứng từ lên. Hơn nữa, còn gây khó khăn trong việc theo dõi phát sinh các khoản công nợ do những chi phí đội xây dựng đi mua, vay tạm ứng vượt quá quyết toán công trình.
• Về hạch toán chi phí
- Đối với CP NVLTT: trong quá trình sản xuất của Công ty NVl chiếm một tỷ trọng lớn và là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã giao cho các đội tự mua sắm vật tư theo dự toán được duyệt, điều này có thể dẫn đến hiện tượng các đội trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch. Điều này sẽ có thể dẫn đến chất lượng công trình bị giảm sút.
- Đối với chi phí NCTT: hiện nay nội dung chi phí NCTT ở Công ty bao gồm cả chi phí của nhân viên điều khiển MTC (đúng ra là hạch toán vào chi phí sử dụng MTC), chi phí của các bộ phận gián tiếp, bộ phận chỉ huy (đúng ra là hạch toán vào chi phí SXC). Điều nay làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng, đồng thời làm giảm chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC, làm ảnh hưởng tới cơ cấu chi phí sản xuất, qua đó ảnh hưởng tới việc phân tích chi phí, tính giá thành. Cách hạch
toán chi phí NCTT thi công công trình, Công ty không phản ánh qua
tài khoản 334 mà tính ngay vào chi phí công trình trái với chuẩn mực
kế toán.
- Đối với chi phí sử dung MTC: Công ty không hạch toán chi phí điều khiển MTC vào TK623 làm giảm chi phí MTC trong kỳ.Việc hạch toán chi phí thuê MTC vào TK 623 ngược với chế độ kế toán hiện
hành. Công ty không trích lập dự phòng cho chi phí sửa chữa MTC
làm cho chi phí trong một số quý cao lên bất thường, làm ảnh hưởng đến việc tính giá thành trong quý.
- Đối với chi phí sản xuất chung: Theo chuẩn mực kế toán số 2 ban
hành ngày 31/12/2001 - Bộ Tài chính quy định: Chi phí sản xuất bao gồm
đơn vị sản phẩm. Còn chi phí chung cố định được phân bổ theo mức công suất bình thường. Tuy nhiên công ty đã không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung từng công trình.
3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. thành sản phẩm xây lắp.
Qua nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của chi phí và giá thành trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp xây lắp nói chung, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam nói riêng đều quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đáp ứng yêu cầu đó.
Chi phí và giá thành sản phẩm có ý nghĩa thiết thực với các nhà quản trị doanh nghiệp. Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp cho việc mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra được mức giá dự toán các công trình, phục vụ hữu ích trong việc tham gia dự thầu của doanh nghiệp.
Với xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi hệ thống kế toán trong đó kế toán tập
hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với chuẩn mực quốc tế.
Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là cần thiết mà thực tế đang đặt ra không chỉ ở Công ty Cổ phần