Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tai công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp việt nam (Trang 45 - 115)

L ời nói đầu

2.1.2Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty thực hiện các công việc:

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và san lấp mặt bằng;

- Trang trí nội, ngoại thất, lắp đặt điện nước các công trình xây dựng; - Sản xuất, buôn bán các sản phẩm cơ khí, nhựa, nhôm kính và đồ nội thất; - Khai thác, chế biến và buôn bán các sản phẩm từ gỗ;

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản;

- Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.

2.1.3.1 T chc b máy kế toán

Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu của các doanh nghiệp, tổ chức tốt công tác kế toán góp phần đảm bảo và quản lý tốt tài sản đồng thời cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như vậy, việc tổ chức tốt bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó bộ máy kế toán phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Xuất phát từđặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, hiện nay công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán được trang bị máy vi tính, toàn bộ kế toán tổng hợp và một phần kế toán phân tích đều được thực hiện trên máy. Với phần mềm kế toán đã được nâng cấp và đội ngũ nhân viên kế toán có tay nghề, trình độ cao, công tác kế toán ngày càng hoàn thiện hơn.

Sơđồ 2.1:

Sơđồ t chc b máy kế toán ca công ty

2.1.3.2 Chc năng, nhim v các b phn.

- Kế toán trưởng: là người giúp việc giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính – tín dụng và thông tin kinh tếở công ty, tổ chức hạch toán kế toán trong phạm vi toàn xí nghiệp theo quy chế quản lý tài chính mới theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trưởng hiện hành. Phổ biến hướng dẫn cụ thể hóa kịp thời các chính sách chếđộ, thể lệ kế toán của Nhà nước; Bộ xây dựng; công ty và Tổng công ty cho kế toán viên. Tổ chức tạo nguồn vốn đơn vị và sử dụng các nguồn vốn. Kiểm tra công tác hạch toán kế toán, ghi chép sổ sách chứng từ kế toán, chỉ đạo về mặt tài chính và thực hiện các hợp đồng kinh tế, kiểm tra công tác tổng hợp báo cáo quyết toán của xí nghiệp, chủ trì soạn thảo các văn bản quản lý kinh tế tài chính kế toán của công ty. Tổ chức và tham gia công tác thu hồi vốn, công tác phân tích hoạt động kinh tế. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và kế toán trưởng của công ty.

- Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ cùng phòng tổ chức hành chính xác định số BHXH, BHYT theo từng đội và tổng hợp từng xí nghiệp. Theo dõi tình hình thanh quy t toán c a các kho n thu, chi phí s n xu t BHXH,

Kế toán trưởng Kế toán NKC, kế toán tng hp, kế toán thanh toán Kế toán tin lương, BHXH, thquKế toán TSCĐ, vt tư Kế toán đội công trình

BHYT. Nhận bảng chấm công và các chứng từ khác liên quan, tính lương và các khoản được hưởng theo chế độ từng người. Tính chính xác các khoản tạm vay và công nợ của công nhân viên với công ty trước khi trả lương công nhân viên.

- Bộ phận tài sản cố định và hàng tồn kho: có nhiệm vụ theo dõi tăng giảm và sử dụng TSCĐ trong công ty và tính khấu hao, theo dõi tình hình nhập –xuất- tồn vật tư.

- Kế toán thanh toán và tiền lương có nhiệm vụ tập hợp chi phí nhân công tiến hành phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí. Căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để viết phiếu thu chi.

- Kế toán công trình: Trực tiếp theo dõi các công trình thi công, tiến hành lập kế toán công trình: trực tiếp theo dõi các công trình thi công, tiến hành lập chứng từ ban đầu, tổng hợp chứng từ ban đầu gửi về ban tài chính của công ty.

- Kế toán nhật ký chung, kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ lập các bút toán hạch toán, tiến hành nhập các chứng từ vào chương trình phần mềm kế toán sau đó đểđưa ra các báo cáo cần thiết phục vụ cho việc quản lý của đơn vị, ngoài nhiệm vụ làm công tác kế toán nhật ký chung còn phải tổng hợp các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý tài chính của công ty.

Hệ thống kế toán áp dụng là hệ thống tài khoản áp dụng chung cho các doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.

Hàng tháng kế toán căn cứ chứng từ gốc, kiểm tra tính hợp pháp ghi vào số nhật ký chung, số và thẻ chi tiết theo trình tự thời gian. Từ nhật ký chung tổng hợp số liệu để ghi vào sổ cái cuối tháng căn cứ vào số liệu ở sổ cái lập bảng tổng hợp số liệu và báo cáo tài chính.

2.1.3.3 T chc b s kế toán

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam đang áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ.

Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ, ghi theo nội dung kế toán trên sổ cái.

- Chế độ tài khoản: Hệ thống tài khoản của công ty áp dụng tuân thủ theo nguyên tắc Thông tư TT89/2002/TT-BTC ngày 8/5/2003 và 6 chuẩn mực kế toán mới.

- Chế độ chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm những loại sau:

Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Tại công ty hiện có các sổ sau:

*S, th kế toán chi tiết:

-Sổ chi tiết TK621, 622, 627, 6277, 154, 623 mở chi tiết cho từng công trình. -Sổ (thẻ) tài sản cốđịnh

-Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay.

-Sổ chi tiết thanh toán với người mua- người bán. -Sổ chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu.

-Sổ chi tiết chi phí phải trả.

*S kế toán tng hp

- Chứng từ ghi sổ - Sổ Cái các TK

Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Cuối kỳđối chiếu - Chếđộ báo cáo kế toán: Gồm có:

*Báo cáo tng hp:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

Chứng từ gốc

Bảng TH chứng từ gốc

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số PS

Báo cáo tài chính

Sổ-thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi ti t Sổ quỹ

Sổđăng ký chứng từ ghi sổ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

*Báo cáo chi tiết :

- Báo cáo công nợ

- Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất - Báo cáo giá thành

*Báo cáo thuế

2.1.3.4 Các chếđộ và phương pháp kế toán áp dng

Các công trình, hạng mục công trình của xí nghiệp thường lớn và thời gian thi công dài nên niên độ kế toán xí nghiệp áp dụng là theo năm (Thời gian bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch)

Đơn vị tiền tệ áp dụng là đồng (VNĐ).

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Tức là, đối với TSCĐ tính khấu hao theo năm sử dụng.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp bình quân từng lần nhập để tính và kiểm tra tình hình nhập-xuất-tồn vật tư.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

2.2 Thc trng kế toán chi phí sn xut và tính giá thành sn phm ti Công ty C phn Đầu tư và Xây dng Công nghip Vit Nam.

2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam

2.2.1.1 Đối tượng tp hp chi phí sn xut

Theo thông tư số 23 BXDNKT ngày 15/12/1994 của Bộ xây dựng thì dự toán xây lắp gồm các khoản mục: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, thuế và lãi.

nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất...Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý, khả năng trình độ quản lý, hạch toán của doanh nghiệp. Cho nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đúng và phù hợp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.

Xuất phát từđặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất của ngành xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam nói riêng quy trình thi công thường lâu dài, phức tạp, sản phẩm mang tính đơn chiếc, cố định, mỗi công trình có một thiết kế kỹ thuật riêng, một đơn giá dự toán riêng gắn với một địa điểm nhất định. Vì vậy, đểđáp ứng nhu cầu quản lý của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình. Đối với đơn đặt hàng sửa chữa nhà cửa cho bên ngoài thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công cho đến khi kết thúc.

2.2.1.2 Phương pháp tp hp chi phí sn xut

Các chi phí phát sinh ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp Việt Nam thường là lớn và liên quan đến một công trình nhất định. Nên, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại xí nghiệp là phương pháp trực tiếp. Đối với mỗi một công trình hay hạng mục công trình thì kế toán tiến hành tập hợp chi phí phát sinh và quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh đó để thuận lợi cho công tác lập báo cáo và tính giá thành cho mỗi công trình, hạng mục công trình.

Hàng tháng, các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì kế toán tiền hành tập hợp chi phí cho các công trình, hạng mục công trình đó. Riêng đối với chi phí nhân công trực tiếp thì phải tiến hành phân bổ chi phí cho các công trình, hạng mục công trình.

Như vậy, công việc chính của kế toán là phải tập hợp chi phí sản xuất theo các tháng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành để tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo từng khoản mục.

2.2.2 Tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng

2.2.2.1 Tài khon s dng

Theo Quyết định 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, hệ thống tài khoản kế toán của công ty gồm 72 tài khoản. Các tài khoản mà công ty sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm:

- Tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” - Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” - Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung”

- Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 141, 152, 153, 331, 334, 338,…

2.2.2.2 Chng t s dng

Các chứng từ liên quan mà kế toán tại công ty sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho - Các hóa đơn GTGT

- Hợp đồng giao khoán - Bảng chấm công

- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. …

2.2.3 Thc trng kế toán tp hp chi phí nguyên vt liu trc tiếp

Thông thường đối với các công trình xây dựng thì chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70% đến 80% (tùy theo kết cấu công trình) trong giá thành sản phẩm.Từ thực tế phải đòi hỏi tăng cường công tác quản lý vật tư, công tác kế toán vật liệu góp phần đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vật tư nhằm hạ thấp chi phí sản xuất.

Để tạo điều kiện cho quá trình sản xuất thi công, tránh việc vận chuyển tốn kém nên hiện nay công ty tổ chức mở kho vật liệu ngay ở mỗi công trình, nhân viên đội vác, thủ kho tiến hành kiểm tra về số lượng và chất lượng.Sau đó lập phiếu nhập kho làm 2 liên (1 liên thủ kho giữ và 1 liên lưu tại ở phòng kế toán). Khi có nhu cầu sử dụng vật tư chủ nhiệm công trình (đội trưởng) viết phiếu xuất kho có chữ ký của thủ trưởng đơn vị chuyển cho thủ kho xuất vật tư thi công giá vật tư xuất kho được công ty sử dụng theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Trường hợp vật tư mua về không thông qua kho mà chuyển thẳng tới chân công trình theo tiến độ thi công thì giá vật tư sử dụng cho việc tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công trình chính là giá thực tế của vật liệu.

Có thể nói chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có vị trí chủ chốt và rất quan trọng trong quá trình thi công cũng như tổng giá thành công trình. Chính vì vậy kế toán công ty cần phải tính toán, phản ánh chính xác đầy đủ số lượng và giá trị từng loại vật tư nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận quản lý tiến hành các biện pháp làm giảm tiêu hao nguyên vật liệu và định mức tiêu hao, định mức dự trữ vật liệu. Đó chính là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho công ty.

Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơđồ sau:

TK 154(1541)

Thuế GTGT đầu vào

TK133(1331)

TK 621

Sơđồ 1.1: Kế toán chi phí nguyên vt liu trc tiếp

TK 111, 112, 331…

Mua NVL sử dụng trực tiếp không qua kho

Xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất

Quyết toán tạm ứng cho đơn vị nhận khoán về khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao TK 152 TK1413 TK 111,152,... NVL sử dụng không hết bán, nhập lại kho K/C CP NVL trực tiếp

Hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho vật tưđể ghi vào sổ Chứng từ ghi sổ và Sổ Cái các tài khoản liên quan.

Trình tự hạch toán như sau:

- Khi xuất kho vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp ghi: Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng)

Có TK 152 (chi tiết vật liệu)

- Trường hợp thu mua vật liệu chuyển đến chân công trình, không qua kho: Nợ TK 621(chi tiết đối tượng): giá mua không thuế GTGT

Nợ TK 1331: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, …: tổng giá thanh toán

- Trường hợp tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ (Bộ phận nhận khoán không tổ chức công tác kế toán riêng), khi quyềt toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ hoàn thành đã bàn giao được duyệt, kế toán ghi nhận chi phí vật liệu trực tiếp:

Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng)

Có TK 1413: kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp - Trường hợp vật liệu không dùng hết nhập kho hay bán thu hồi:

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tai công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công nghiệp việt nam (Trang 45 - 115)