CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đền xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và nghiên cứu một số đề tài khoa học như đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một số địa phương của các tác giả khác. Tham khảo những bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành, và kể cả trên internet mà tác giả sưu tầm, ngoài những quy định pháp luật do Nhà nước ban hành.

Khi đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, tác giả Phạm Thị Khoa (2015) đã cho rằng kết quả hoạt động của VPĐKQSDĐ đã tạo ra sự chuyển biến về cải cách hành chính đối với công tác đăng ký đất đai, góp phần đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho các giao dịch bất động sản. Bên cạnh đó, hoạt động của VPĐKQSDĐ vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân chính là do: Chính sách pháp luật đất đai; chức năng, nhiệm vụ; tổ chức hoạt động; cơ sở vật chất, kỹ thuật;

con người, nguồn nhân lực. Việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ đăng ký đất đai của địa bàn thành phố Hạ Long theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính là cần thiết [14].

Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc Thúy (2012) khi đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSD đất huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã có kết luận: Hoạt động của Văn phòng đăng ký huyện Đông Hỷ còn một số tồn tại như: Hàng năm vẫn còn khoảng 10%-20% số hồ sơ xin cấp giấy CNQSDĐ chưa được cấp; hồ sơ địa chính lưu trữ qua các thời kỳ không đầy đủ, đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động còn 33% đánh giá kết quả giải quyết chậm… Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ:

Chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời và cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ chức năng của văn phòng đăng ký, trình độ và năng lực của cán bộ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, hệ thống hồ sơ địa chính còn chưa hoàn thiện, sổ sách chưa được chỉnh lý biến động là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kế hoạch, và tiến độ cấp giấy CNQSDĐ toàn huyện Đông Hỷ [30].

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, Đỗ Văn Minh (2015) đã kết luận VPĐKQSDĐ huyện Thanh Oai được thành lập và hoạt động theo nhiệm vụ cải cách hành chính ở địa phương; thể hiện qua ý kiến của người sử dụng đất trong kết quả điều tra xã hội học: Mức độ công khai thủ tục hành chính (99,4%), tiến độ giải quyết hồ sơ đúng hẹn (92,6%), thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ đạt tỷ lệ khá cao (85,9% và 83%). Tuy vậy, tổ chức bộ máy của VPĐKQSDĐ còn chậm củng cố, chức danh giám đốc là kiêm nhiệm, việc quản lý, điều hành chưa sâu sát; sự phối hợp trong nộ bộ VPĐKQSDĐ cũng như với các cơ quan liên quan khác thiếu chặt chẽ; trách nhiệm cán bộ chưa được phân định rõ ràng, dẫn đến chưa nhịp nhàng trong giải quyết công việc; chưa thực hiện được đồng bộ việc đăng ký đất đai với việc lập, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính. Tác giả đã đưa ra một số nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải: Về chính sách pháp luật; tổ chức và cơ chế; cơ sở vật chất, kỹ thuật; nhân lực [12].

Phân tích hiệu quả của mô hình thí điểm VPĐKQSDĐ một cấp hiện nay so với mô hình hai cấp tại thành phố Đà Nẵng, Trần Thị Kim Hiền (2013) đã phân tích so sánh hiểu quả hoạt động của mô hình đăng ký hai cấp và mô hình đăng ký đất đai một cấp trên địa bàn thành phố Đà nẵng và kết luận từ khi thực hiện thí điểm Văn phòng đăng ký thành một cấp đã thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh các quận, huyện. Hạn chế được nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại trong cấp giấy chứng nhận do

việc thực hiện trước đây không thống nhất giữa các quận, huyện. Tuy vậy khi mới hoạt động mô hình đăng ký một cấp tại Đà Nẵng còn một số tồn tại như: Một số loại thủ tục và quy trình thực hiện một số hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chưa được giải quyết thống nhất giữa các Chi nhánh; chưa thực hiện việc xây dựng quy chế quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu địa chính trong toàn hệ thống theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường [22].

Trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Thanh Hà đã nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh, tĩnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010-2012 và đề xuất giải pháp thực hiện góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng hồ sơ đăng ký đất đai. Tuy vậy đề tài nghiên cứu trong thời điểm Văn phòng đăng ký mới đi vào hoạt động điều kiện hoạt động, khối lượng hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất khác nhau và mức độ yêu cầu của công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai chưa cao [13].

Do mỗi địa phương có những điều kiện đặc thù riêng nên quy trình hoạt động của VPĐKQSDĐ mặc dù được thực hiện theo quy định nhưng kết quả hoạt động ở mỗi địa phương lại khác nhau, có những khó khăn, hạn chế riêng. Mặt khác, mỗi giai đoạn có quy định và yêu cầu khác nhau đối với hoạt động của VPĐKQSDĐ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các cấp, các ngành đang đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính về đất đai được đặc biệt quan tâm. Việc tìm hiểu thực trạng hoạt động của VPĐKQSDĐ để tìm ra điểm còn hạn chế, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ cho từng địa phương, từng giai đoạn là việc cấp thiết. Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm hành chính, kinh tế chính trị của tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đất đai biến động lớn về mục đích và đối tượng sử dụng, khối lượng hồ sơ giao dịch về quyền sử dụng đất rất lớn. Do đó, việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký thành phố Hà Tĩnh là rất quan trọng. Đặc biệt từ khi có Luật Đất đai năm 2013; Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT- BTNMT- BNV- BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyện và Môi trường, đưa ra kiến nghị đề xuất hợp lý, là cơ sở để góp phần hoàn thiện để đề án thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp và là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đền xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)