CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VPĐKQSDĐ THÀNH PHỐ HÀ TĨNH
3.3.4. Đánh giá của người dân về mô hình hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố Hà Tĩnh
Việc đánh giá mô hình hoạt động của VPĐKQSDĐ thành phố là tương đối khó và phức tạp mang nhiều ý nghĩa định tính hơn là định lượng. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để lấy ý kiến đánh giá của người sử dụng đất được đã đến thực hiện các thủ tục về đất đai để nhận xét, đánh giá. Nội dung phản ánh trong phiếu điều tra gồm: độ tuổi người đến giao dịch, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tên thủ tục hành chính, đánh giá về cơ sở vật chất của VPĐKQSDĐ, thời hạn giải quyết, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và mức thu phí (chi tiết phiếu điều tra dduwowvj thể hiện tại phụ lục 02). Trong quá trình thực hiện điều tra người được điều tra được chọn ngẫu nhiên 100 người trên địa bàn phường Nguyễn Du, Thạch Linh, Bắc Hà, đây là các phường có khối lượng hồ sơ giao dịch về đất đai lớn.
Bảng 3.8: Nhu cầu của hộ gia đình đến thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý đất đai tại VPĐKQSDĐ thành phố Hà Tĩnh
Đơn vị: Hộ Loại thủ tục hành chính
các hộ đăng ký
Phường
Tổng Nguyễn
Du
Thạch
Linh Bắc Hà
Cấp GCN lần đầu 2 2 1 5
Cấp đổi GCN 5 4 1 10
Tách thửa, hợp thửa 3 5 0 8
Chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho 17 16 18 51
Chuyển mục đích sử dụng đất 1 2 1 4
Thế chấp, xóa thế chấp 7 6 9 22
Điều chỉnh tăng, giảm diện tích 0 0 0 0
Góp vốn bằng QSDĐ 0 0 0 0
Thủ tục khác 0 0 0 0
Tổng số hộ điều tra 35 35 30 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra xã hội học)
Qua kết quả điều tra cho thấy, thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn Thành phố chủ yếu là cấp giấy CNQSDĐ lần đầu, cấp đổi, tách thửa, hợp thửa, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó nhu cầu thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất là lớn nhất .
3.3.4.1. Mức độ công khai về thủ tục hành chính
Trong thời gian qua, thực hiện đề án cải cách hành chính của UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND Thành phố Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác rà soát cải cách thủ tục hành chính được quan tâm, chú trọng để việc thực hiện các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch. Bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai nói riêng và thủ tục hành chính nói chung sau khi ban hành được niêm yết công khai đầy đủ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Thành phố, UBND các phường xã. Nội dung niêm yết phản ánh đầy đủ về trình tự thực hiện thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, thời gian thực hiện và các khoản phí và lệ phí phải nộp.
Qua kết quả điều tra người sử dụng đất đến giao dịch tại VPĐKQSDĐ về thủ tục hành chính, có 100% ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ VPĐKQSDĐ được giải quyết công khai, minh bạch, rõ ràng. Điều đó cho thấy mô hình VPĐKQSDĐ đang hướng tới mục đích giản đơn, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục đích cải cách thủ tục hành chính của Tỉnh, của Thành phố. Kết quả điều tra được thể hiện cụ thể tại bàng 3.9.
Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ công khai thủ tục hành chính tại VPĐKQSDĐ thành phố Hà Tĩnh
STT Phường
Tổng số hộ điều tra
(hộ)
Tổng hợp ý kiến trả lời
Công khai Không công khai Tổng
ý kiến (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tổng ý kiến
(hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Nguyễn Du 35 35 100 0 0
2 Thạch Linh 35 35 100 0 0
3 Bắc Hà 30 30 100 0 0
Tổng cộng 100 100 100 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra xã hội học)
3.3.4.2. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trong những năm qua, các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn Thành phố thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành và thủ tục hành chính do UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định. Hiện nay, thành phố Hà Tĩnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số1963/QĐ-UBND ngày 14/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Theo quy trình thực hiện quy định trong bộ thủ tục hành chính được niêm yết, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thì nộp hồ sơ trực tiếp về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Hà Tĩnh hoặc qua UBND các xã, thị trấn. Mỗi thủ tục hành chính đều quy định rất rõ thời gian cho mỗi công đoạn, mỗi cấp lập, thẩm định hồ sơ cho đến khi kết quả giải quyết đến được tay người dân. Người sử dụng đất đến giao dịch chỉ nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn và trả kết quả, phần còn lại do cơ quan chuyên môn thực hiện. Mặt khác, UBND Thành phố ban hành quy định cạn bộ, công chức giải quyết hồ sơ không đúng thời hạn phải công khai xin lỗi người dân đã góp phần đảm bảo thủ tục hành chính được giải quyết đúng thời hạn. Kết quả điều tra 100 người dân đã thực hiện giao dịch về đất đai thể hiện tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của VPĐKQSDĐ
Phường
Tổng số hộ điều
tra hộ)
Tổng hợp ý kiến trả lời
Sớm hơn giấy hẹn Đúng giấy hẹn Quá hạn so với giấy hẹn Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Nguyễn Du 35 3 8,57 31 88,57 1 2,85
Thạch Linh 35 2 5,71 31 88,57 2 5,71
Bắc Hà 30 5 14,28 24 80,00 1 3,33
Tổng 100 10 10,00 86 86,0 4 4,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra xã hội học) Kết quả điều tra về tiến độ thực hiện các thủ tục hành chính theo thời gian quy định tại thành phố Hà Tĩnh cho thấy việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai sớm hơn giấy hẹn 10,0%, đúng giấy hẹn 86,0%, quá giấy hẹn 4,0%. Như vậy hồ sơ về cơ bản giải quyết đung thời hạn. Tuy nhiên, vẫn có tới 4,0% chưa đúng hẹn, do khối lượng công việc quá tải, trong quá trình thực hiện thiếu sự phối hợp của người sử dụng
đất và chính quyền địa phương, mốc giới ranh giới thửa đất trên thực địa không rõ ràng đã làm cho hồ sơ giải quyết chậm so với giấy hẹn.
3.3.4.3. Thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ chuyên môn
Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND Thành phố, vấn đề thái độ và năng lực của cán bộ nói chung là yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động, nó đặt ra như một yêu cầu kiên quyết đối với nhiệm vụ này. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải là người có trình độ chuyên môn, có năng lực tổng hợp, nắm vững các chính sách pháp luật, nhạy bén và có trách nhiệm cao với các công việc được đảm nhận và được tập huấn nghiệp vụ đầy đủ. Khi người dân đến đều nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình về chuyên môn và tiếp đón thân thiện.Tuy nhiên, đối với từng loại hồ sơ lại có yêu cầu khác nhau và độ phức tạp khác nhau, mức độ hài lòng của người dân còn tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của từng người của người dân. Vì vậy, cán bộ đã hướng dân và tiếp đón tận tình nhưng sẽ có nhiều ý kiến phản ánh khác nhau từ người dân. Qua kết quả điều tra cho thấy có 65,0% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ VPĐKQSDĐ khi tiếp và làm việc với người dân đến giao dịch là tận tình và chu đáo, 28,0% cho ở mức bình thường và 7,0% là chưa tận tình, chu đáo, cụ thể được thể hiện tại bảng 3.11:
Bảng 3.11: Đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ tiếp dân tại VPĐKQSDĐ Thành phố
TT Phường
Tổng số hộ điều
tra (hộ)
Thái độ hướng dẫn của cán bộ Tận tình, chu
đáo Bình thường Không tận tình, chu đáo Số
lượng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Nguyễn Du 35 26 74,28 6 17,14 3 8,57
2 Thạch Linh 35 14 40,0 19 54,28 2 5,71
3 Bắc Hà 30 25 83,3 3 10,0 2 6,66
Tổng số 100 65 65,0 28 28,0 7 7,0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra xã hội học) 3.3.4.4. Các khoản lệ phí người dân phải đóng góp
Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác nhau Theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, hiện nay, VPĐKQSDĐ đã thực hiện thu phí, lệ phí
các giao dịch theo đúng quy định của UBND Tỉnh được niêm yết công khai tại bộ phận một cửa. Qua kết quả điều tra cho thấy 100% người đến giao dịch đều cho ràng mức thu phí và lệ phí đúng quy định và phù hợp.
3.3.4.5. Đánh giá chung
Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, một trong những nội dung đó là thực hiện xử lý công việc tại VPĐKQSDĐ. Qua điều tra khảo sát lấy ý kiến của người sử dụng đất đã có ít nhất một lần đến giao dịch tại VPĐKQSDĐ đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình này. Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy được lợi ích, sự thuận tiện và những cải thiện rõ ràng mà mô hình “Một cửa, một cửa liên thông”
mang lại. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cho thấy trong quá trình hoạt động VPĐKQSDĐ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về thái độ phục vụ, hướng dẫn của cán bộ một cửa và vẫn còn tồn tại tình trạng hồ sơ giải quyết quá thời hạn quy định.
Những thông tin khách quan thu được qua nghiên cứu xã hội học từ chính người sử dụng đất đang được hưởng những lợi ích do sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của ngành quản lý đất đai mang lại có một ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình VPĐKQSDĐ. Những thông tin này sẽ góp phần phát hiện ra những vấn đề hết sức có giá trị, kể cả những ưu điểm và nhược điểm trong tổ chức bộ máy VPĐKQSDĐ. Qua đó có thể đưa ra giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ.