HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đền xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Thành phố Hà Tĩnh bao gồm 16 phường, xã với tổng diện tích đất tự nhiên là 5654,96ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2803,38 ha chiếm 49,57 % tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 2680,13 ha chiếm 47,39 % tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng là 171,45 ha chiếm 3,03% tổng diện tích đất tự nhiên.

Hiện trạng diện tích va cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hà Tĩnh đến đầu năm 2017 được thể hiện trong bảng 3.2, hình 3.2 và trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hà Tĩnh tính đến ngày 01/01/2017

Thứ

tự Mục đích sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính 5654,96 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2803,38 49,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2429,91 42,97

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2064,84 36,51

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1872,92 33,12

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 191,92 3,39

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 365,07 6,46

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 72,12 1,28

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 0,06 0,00

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 72,06 1,27

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 298,22 5,27

1.4 Đất làm muối LMU 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 3,13 0,06

Thứ

tự Mục đích sử dụng

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 2680,13 47,39

2.1 Đất ở OCT 825,97 14,61

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 308,70 5,46

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 517,27 9,15

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1333,91 23,59

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 34,61 0,61

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 16,60 0,29

2.2.3 Đất an ninh CAN 13,05 0,23

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 177,79 3,14 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 76,94 1,36 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1014,92 17,95

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 11,17 0,20

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 15,36 0,27

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà

hỏa táng NTD 64,36 1,14

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 249,65 4,41 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 179,71 3,18

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 171,45 3,03

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 171,45 3,03

(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh)

Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2016 thành phố Hà Tĩnh

Trong những năm qua, thành phố Hà Tĩnh có tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp và đất bằng chưa sử dụng ngày càng giảm, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhanh, việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai.

3.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013 gồm có 15 nội dung. Tuy vậy, liên quan đến hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tác giả nghiên cứu 6 nhóm nội dung như sau:

3.2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai đã được thành phố Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, chú trọng. Để triển khai thực hiện Luật đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh tổ chức tập huấn và tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ và nhân dân được biết, chỉ đạo và quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh. Khi nhận được văn bản của cơ quan cấp trên ban hành xuống, ban lãnh đạo Thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo các phường, xã, các cơ quan, các ngành có liên quan thực hiện các văn bản. Đồng thời để phù hợp với tình hình thực tế địa phương, UBND Thành phố đã ban hành các văn bản kèm theo để chỉ đạo sát sao và nâng cao hiệu quả việc thực hiện các văn bản đó. Nội dung các văn bản do UBND Thành phố Hà Tĩnh ban hành sát với tình hình của địa phương, phù hợp với nội dung các văn bản mà cấp trên ban hành.

3.2.2.2. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Công tác thống kê đất đai được thực hàng năm, kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ 5 năm 1 lần theo thời gian quy định. Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất được gắn với công tác kiểm kê đất đai và được thực hiện 5 năm 1 lần ở tỷ lệ 1/5000 đối với cấp phường, xã và tỷ lệ 1/10 000 đối với thành phố.

3.2.2.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nó là căn cứ pháp lý quan trọng để đưa đất đai vào sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao, là điều kiện cần thiết để phát triển đô thị bền vững hiện tại và trong tương lai. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, trong những năm qua Thành phố Hà Tĩnh đã thực sự quan tâm chú trọng đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Năm 2007, Thành phố Hà Tĩnh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phồ và các vùng phụ cận đến năm 2020 tầm nhìn đền năm 2030, trên cơ sở đó Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã tham mưu cho UBND Thành phố hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất cho tất cả các xã, phường trong Thành phố. Qua 5 năm thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu, đưa thành phố Hà Tĩnh hình thành dáng vấp đô thị với diện mạo mới. Năm 2012, được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch phân khu với tổng diện tích 2800 ha, cơ bản đã phủ kín những khu vực phát triển đô thị mới, quy hoạch các khu đô thị như khu đô thị Bắc Thành phố, khu đô thị Vincom, Sông Đà, quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã. Các quy hoạch này đã cụ thể hóa các định hướng của quy hoạch chung được duyệt.

Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và các vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thu hút nhiều dự án đầu tư trên địa bàn.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, việc trên khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm thực hiện đúng quy trình thủ tục quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, làm thay đổi bộ mặt của Thành phố mới tiến tới đô thi loại II trong năm 2018.

Bên cạnh đó nó còn có những mặt tồn tại: trong những năm qua, do thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính một số phường xã và chỉnh trang đô thị nên tiến độ thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Tĩnh còn

chậm; Tính khả thi của một số phương án quy hoạch chưa cao, tình trạng quy hoạch treo của một số dự án còn xảy ra.

3.2.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Trong những năm qua, kinh tế Thành phố Hà Tĩnh có sự phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu đất ở và đất chuyên dùng. Do đó công tác giao đất, cho thuê đất đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn được thực hiện đúng theo thẩm quyền, đúng đối tượng, và quy trình quy định đáp ứng một phần chu cầu sử dụng đất của các đối tượng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thông qua xét giao đất ở có thu tiền sử dụng đất và hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Còn đối với đất tổ chức thì do ủy ban nhân dân tỉnh giao, cho thuê cho các đơn vị tổ chức, thành phố chỉ quản lý việc sử dụng đất của các đối tượng theo quy định.

Tuy vậy, trong công tác thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn tiến độ còn chậm, việc giao đất ở từ năm 2013 trở về trước còn xảy ra sai phạm sai phẩm quyền, sai đối tượng. Nguyên nhân do chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật về đất đai và thiếu hiểu biết về pháp luật của một số cán bộ.

3.2.2.5. Công tác đo đạc, lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Công tác đo đạc, lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính:

Tất cả các phường, xã đều hoàn thành công tác đo đạc, thành lập bản đồ theo Quyết định 371/QĐ-UB ngày 20/10/1991 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2014, để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh đã hợp đồng với các đơn vị tư vấn tổ chức đo lại bản đồ địa chính trên toàn thành phố 16/16 phường, xã ở tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000. Hiện nay trong hồ sơ lưu trữ chỉ có sổ cấp giấy, sổ mục kê, còn sổ đăng ký biến động và sổ địa chính không được lập đầy đủ.

- Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Trong những năm qua UBND thành phố Hà Tĩnh chỉ đạo các phòng ban chuyên môn thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất.

Thực hiện Thông tư 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn về công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSD đất, lập HSĐC, thực hiện Quyết định số 24/QĐ-BTN&MT ngày 01/11/2004, Quyết định số 08/QĐ-BTN&MT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSD đất

cho đến nay Thành phố Hà Tĩnh đã hoàn thành cơ bản công tác lập HSĐC, cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân. Đặc biệt từ khi có Luật đất đai năm 2003 ra đời thì tiến độ cấp giấy CNQSDĐ trên địa được đẩy nhanh. Từ năm 2014 đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh và sở tài nguyên –Môi trường Hà Tĩnh công tác cấp đổi giấy CNQSDĐ trên địa bàn Thành phố gắn với kết quả đo đạc bản đồ địa chính được đặc biệt quan tâm, chú trọng để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai.

Tính đến ngày 14/8/2017, tổng số giấy CNQSDĐ đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh là 83.313 giấy, trong đó cấp cho đất nông nghiệp 31.452 giấy, đất ở là 51.861 giấy.

3.2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã thường xuyên kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra thành phố và các phòng ban có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiên pháp luật đất đai trên địa bàn. Công tác Thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên theo định kì và đột xuất theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Tĩnh. Đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất và sử dụng đất đúng mục đích, góp phần đảm bảo thực hiện tốt pháp luật về đất đai trên địa bàn. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai về cơ bản được thực hiện kịp thời, dứt điểm và có hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, còn có một số vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai phức tạp kéo dài như khiếu nại về công tác bồi thường, giải phòng mặt bằng đường Quốc lộ 1 A, đường 26/3, đường Nguyễn Công trứ…

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đền xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)