CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN`
3.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
3.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Để đánh giá mức độ thích hợp bền vững đất đai cho các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại thị xã Hương Trà, bản đồ đơn vị đai được xây dựng ở tỷ lệ 1/25.000 với tổng diện tích tự nhiên 51.710,47 ha.
3.3.1.1. Xác định các yếu tố chỉ tiêu
Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu của thị xã Hương Trà có cả khu vực gò đồi, đồng bằng và đầm phá - ven biển, do đó các yếu tố dùng để xác định, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gồm có: Loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ phì, tưới tiêu và ngập úng. Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá, tiến hành tổng hợp các lại thành chỉ tiêu phân cấp chung cho toàn thị xã Hương Trà.
Bảng 3.11. Tổng hợp các yếu tổ chỉ tiêu phân cấp của thị xã Hương Trà
Stt Chỉ tiêu Phân cấp chỉ tiêu Ký hiệu
1 Loại đất
Đất cồn cát trắng vàng
G Đất cát bãi bằng
Đất cát phủ trên phù sa cổ Đất mặn phèn trên phù sa Đất mặn phèn trên cát Đất mặn trên phù sa
Đất phù sa được bồi hàng năm Đất phù sa chua
Đất phù sa Glây
Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng Đất đỏ vàng trên phù sa cổ
Đất xám vàng trên đồi đá granit Đất xám vàng trên đồi đá biến chất Đất xám vàng trên đồi đá phiến sét Đất vàng xám núi lộ đá trên granit Đất vàng xám núi lộ đá trên phiến sét Đất xám bạc màu
Đất xói mòn trơ sỏi đá
2 Độ dốc
0 – 30
SL 3 – 80
8 – 150 15 – 250
> 250
3 Tầng dày
>100 cm
D 70 - 100 cm
50 - 70 cm 30 – 50 cm
< 30 cm 0 cm 4 Thành phần cơ
giới
Cát Cát pha T thịt nhẹ thịt trung bình 5 Độ phì
Giàu
DD Trung bình
Nghèo 6 Tưới tiêu
Chủ động
I Bán chủ động
Không chủ động
7 Ngập lụt Ngập không thường xuyên Không ngập F
Thị xã Hương Trà đã được chia thành 3 khu vực nghiên cứu: Gò đồi; đồng bằng và đầm phá – ven biển. Mỗi khu vực nghiên cứu trên có địa hình, vị trí tương đồng nhau nên các yếu tố về khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm trung bình của năm là đồng nhất. Trong đó, độ phì được xác định bởi tổng lượng chất hữu cơ của đất, dung tích hấp thụ của đất. Kết quả phần cấp các chỉ tiêu theo từng khu vực được thể hiện ở phụ lục 3.10.
3.3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Trên cơ sở hệ thống các bản đồ đơn tính cho từng chỉ tiêu phân cấp, đã được xây dựng, tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính về mặt không gian và thuộc tính bằng các công cụ trong phần mềm Mapinfo version 11.5 với việc lựa chọn bản đồ đơn tính loại đất làm bản đồ nền để tiến hành chồng ghép, xây dựng được bản đồ đơn vị đất đai cho thị xã Hương Trà tỷ lệ 1:25.000 (như hình 3.4).
Hình 3.4. Quy trình chồng ghép bản đồ - xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Kết quả chồng ghép các bản đồ đơn tính của khu vực nghiên cứu đã thu được bản đồ đơn vị đất đai cho thị xã Hương Trà cũng như bản đồ đơn vị đất đai các khu vực nhằm phục vụ cho công tác đánh giá thích hợp đất đai và định hướng sử dụng đất trong tương lai. Các bản đồ đơn vị đất đai của thị xã Hương Trà và các khu vực được thể hiện ở phụ lục 3.11.
Theo kết quả, toàn bộ thị xã Hương Trà có tổng số 90 đơn vị bản đồ đất đai, điều này phản ảnh một sự đa dạng và khác biệt lớn của các loại đất trong vùng nghiên cứu. Đất xám vàng trên đồi đá phiến sét, đất vàng xám núi lộ đá trên phiến sét và đất xám vàng trên đồi đá granit có số đơn vị đất đai nhiều nhất, trong khi đó các loại đất còn lại như đất cồn cát trắng vàng, đất cát phủ trên phù sa cổ, đất mặn phèn trên cát, đất mặn trên phù sa,... có số đơn vị đất đai ít nhất và chỉ duy nhất một đơn vị đất đai.
Trên cơ sở bản đồ đơn vị đất đai, thị xã Hương Trà chia ra thành 3 khu vực nghiên cứu cụ thể: Khu vực 1 (khu gò đồi) có 57 đơn vị đất đai, khu vực 2 (khu vực đồng bằng) có 38 đơn vị đất đai và khu vực 3 (khu vực đầm phá - ven biển) có 5 đơn vị đất đai. Kết quả được trình bày ở phần phụ lục 3.2.
3.3.1.3. Mô tả các loại đất, đơn vị đất đai chính tại thị xã Hương Trà a. Khu vực 1
Đất xám vàng trên đồi đá phiến sét có 19 LMU (4, 5, 10, 12, 14, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 39, 46, 49, 50, 52, 56, 57) với diện tích 12.849,96 ha tập trung chủ yếu ở xã/phường Hương Vân, Hương Bình, Hương Thọ, Bình Điền. Loại đất này có tầng dày; Thành phần cơ giới thịt trung bình, nhẹ; Độ đốc từ 8-250.
Đất xám vàng trên đồi đá granit có 13 LMU với diện tích 8.683,64 ha tập trung chủ yếu ở các xã Hương Bình, Bình Thành, Hương Thọ. Loại đất này có tầng dày
>100 m; thành phần cơ giới thịt trung bình, nhẹ.
Đất vàng xám núi lộ đá trên phiến sét có 11 LMU (1, 6, 8, 19, 34, 35, 42, 51, 53, 54, 55) với diện tích 7.301,60 ha tập trung chủ yếu ở các xã Bình Điền, Hương Bình, Bình Thành. Các LMU này đều có địa hình dốc, thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình.
b. Khu vực 2
Đất xám vàng trên đồi đá phiến xét có 10 LMU (1, 2, 7, 17, 19, 23, 32, 33, 34, 37) với diện tích 2.213,0 ha tập trung ở xã/phường Hương Hồ, Hương Vân, Hương An với độ dốc và độ cao lớn nhất trong khu vực nên chỉ thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp.
Đất phù sa có tầng loang lỗ đổ vàng có 5 LMU (5, 8, 16, 21, 38) với diện tích 2.798,91 ha. Các LMU này đều có địa hình bằng phẳng, độ phì ở mức trung bình và tập trung ở xã/phường Hương An, Hương Toàn, Hương Văn.
Đất phù sa glây có 8 LMU (6, 11, 12, 22, 24, 25, 26, 35) với diện tích là 1.938,49 ha. Loại đất này tập trung ở các xã/phường Hương Hồ, Hương An, Hương Văn với địa hình bằng phẳng.
c. Khu vực 3
Đất mặn trên phù sa có 2 LMU (3, 5) với diện tích 800,04 ha tập trung ở xã Hương Phong. Loại đất này có hàm lượng chất dinh dưỡng, độ phì từ trung bình đến cao. Phân bố ở nơi có địa hình thấp, sát phá và ven sông.
Đất mặn phèn trên cát có 1 LMU (4) tập trung ở xã Hải Dương với diện tích 189,27 ha với địa hình bằng phẳng, thấp và giáp với phá Tam Giang.