Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 119 - 123)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN`

3.3. ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

3.3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Trà

3.3.3.2. Hiệu quả xã hội

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT trong các khu vực của thị xã Hương Trà dựa vào các tiêu chí sau:

- Mức độ thu hút lao động thông qua số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 đơn vị ha;

- Mức độ tiếp cận kỹ thuật của nông dân trong việc đưa loại hình sử dụng đất, được đánh giá theo tỷ lệ % số hộ được hỏi về loại hình sử dụng đất đó và được phân thành các cấp: Rất tốt, tốt, trung bình, yếu;

- Khả năng phù hợp tập quán nông hộ trong việc đưa loại hình sử dụng đất, được đánh giá theo tỷ lệ % số hộ được hỏi về loại hình sử dụng đất đó và được phân thành các cấp: Rất cao, cao, trung bình, thấp;

- Mức độ tiếp cận vốn trong việc đưa loại hình sử dụng đất, được đánh giá theo tỷ lệ % số hộ được hỏi về loại hình sử dụng đất đó và được phân thành các cấp: Rất thuận lợi, thuận lợi, trung bình,ít thuận lợi;

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm được đánh giá theo 4 cấp: Rất cao, cao, trung bình, thấp. Khả năng tiêu thụ được xác định dựa vào sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, trong nước và trong tỉnh; Phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

Cụ thể phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội thể hiện qua bảng 3.26.

Bng 3.26. Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất

Stt Chỉ tiêu Phân cấp Đánh giá

2.1

Mức độ thu hút lao động

Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha > 350 công Rất cao Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha 250 - 350 công Cao Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha từ 150 - 250 công Trung bình Số công lao động cần thiết để sản xuất trên 1 ha < 150 công; Thấp

2.2

Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm vừa có thị trường xuất khẩu, vừa có thị trường trong

nước; rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng; Rất tốt Sản phẩm vừa có thị trường xuất khẩu, vừa có thị trường trong

nước; phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Tốt Sản phẩm chỉ chủ yếu tiêu thụ thị trường trong nước, thị trường

xuất khẩu hạn chế; ít phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Trung bình Sản phẩm chỉ chủ yếu tiêu thụ thị trường trong nước, khả năng

cạnh canh thấp; không phù hợp nhiều với thị hiếu người tiêu dùng Thấp

2.3

Mức độ tiếp cận vốn

> 70% số hộ được hỏi chấp nhận Rất thuận lợi

> 50-70% số hộ được hỏi chấp nhận Thuận lợi

> 30 – 50% số hộ được hỏi chấp nhận Trung bình

< 30% số hộ được hỏi chấp nhận Ít thuận lợi

2.4

Khả năng tiếp cận kỹ thuật của nông dân

> 70% số hộ được hỏi chấp nhận Rất cao

> 50-70% số hộ được hỏi chấp nhận Cao

> 30 – 50% số hộ được hỏi chấp nhận Trung bình

< 30% số hộ được hỏi chấp nhận Thấp

2.5

Mức độ phù hợp tập quán nông hộ

> 70% số hộ được hỏi chấp nhận Rất cao

> 50-70% số hộ được hỏi chấp nhận Cao

> 30 – 50% số hộ được hỏi chấp nhận Trung bình

< 30% số hộ được hỏi chấp nhận Thấp

Kết quả điều tra nông hộ theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội trên địa bàn thị xã Hương Trà cho các khu vực cho thấy:

a. Về mức độ thu hút lao động

Mức độ thu hút lao động là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả xã hội. Công lao động bỏ ra nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn ít, tạo nhiều việc làm cho nông dân. Số lao động trong gia đình luôn được sử dụng tối đa, tùy vào nhu cầu mà các hộ dân có thể thuê thêm lao động bên ngoài, chính điều này đã góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm hạn chế phát sinh tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Bng 3.27. Công lao động của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Hương Trà

Stt Loại hình sử dụng đất Công lao động

(công/ha) Ghi chú Khu vực 1

1 Lúa 2 vụ (đông xuân – hè thu) 220

2 Sắn 180

3 Cây cao su 404

4 Cây bưởi - thanh trà 206

5 Cây hồ tiêu 149

6 Cây thông 338

7 Cây keo 120

Khu vực 2

1 Lúa 2 vụ (đông xuân – hè thu) 224

2 Lạc xen sắn 273

3 Lạc - ngô - đậu 473

4 Lạc – hành 383

5 Lạc 174

6 Hành – rau các loại khác 242

7 Lạc - ngô 264

8 Cây bưởi - thanh trà 474

9 Cây quýt Hương Cần 386

Khu vực 3

1 Lúa 2 vụ(đông xuân – hè thu) 224

2 Lúa (đông xuân) - dưa hấu 147

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý năm 2014) - Khu vực 1

Khu vực gò đồi thị xã Hương Trà là vùng trồng cây lâu năm chủ lực của thị xã Hương Trà. Cây cao su là loại hình sử dụng đất đòi hỏi phải có nhiều nhân công. Mùa vụ của cây cao su là từ tháng 4 cho tới tháng 12 còn từ tháng 1 tới tháng 3 là mùa rụng lá, do đó nhu cầu việc làm cho loại hình này tăng lên, thu hút được lao động dồi dào đã góp phần xóa đói giảm nghèo, gia tăng lợi ích cho người nông dân. Giá trị ngày công trung bình của vùng tại thời điểm năm 2014 là 150.000 đồng (theo số liệu điều tra năm 2014), mức thu nhập này vẫn đang ở mức cao so với các khu vực khác trong thị xã.

Cây hồ tiêu là loại cây cần ít lực lượng lao động nhất, bởi vì với quy mô sản xuất nhỏ

lẻ theo hộ cá nhân, nên hầu hết lực lượng lao động chủ yếu là người trong gia đình.

Chính vì vậy, khả năng thu hút lao động của loại hình sử dụng đất này vẫn đang ở mức thấp (149 công). Thấp nhất là loại hình sử dụng đất keo với chỉ 120 công/ha nhưng hiệu quả đồng vốn lại cao.

- Khu vực 2

Loại hình sử dụng đất cây ăn quả là loại hình cần nhiều công lao động nhất, trong đó bưởi - thanh trà là 474 công/ha, quýt Hương Cần là 386 công/ha. Nếu chỉ xét riêng cây hàng năm thì lạc – ngô – đậu có số công lao động trên 1 ha lớn nhất (473 công/ha), xếp thứ 2 là loại hình lạc – rau (hành) (383 công/ha), các loại hình khác có số công khá lớn.

Điều này chứng tỏ, nhờ việc trồng các loại hình này mà đa phần nông dân tại địa phương đã khai thác và sử dụng khá tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm và hạn chế thời gian nông nhàn của các thành viên trong gia đình. Việc thuê lao động bên ngoài là khá ít, nếu có thì giá trị công lao động khoảng từ 120.000 – 160.000 đồng/công.

Lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất, ít được đào tạo. Tuy nhiên, thời gian gần đây được sự quan tâm của chính quyền địa phương, phối hợp với cán bộ khuyến nông và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp để mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật giúp người lao động nâng cao hiểu biết về cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, trồng trọt. Từ đó, người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Tổng hợp từ số liệu điều tra cho thấy, thu nhập trung bình của mỗi hộ dân tại các xã/phường là khác nhau. Tại phường Hương Toàn, thu nhập trung bình mỗi người là lớn nhất, đạt 2,7 triệu đồng/tháng, xếp thứ 2 là phường Tứ Hạ đạt 2,5 triệu đồng/tháng. Do năng suất cao, loại hình đa dạng nên nguồn thu từ trồng trọt ở xã Hương Toàn lớn, còn phường Tứ Hạ có thu nhập trung bình trên người cao một phần nhờ vào sản xuất nông nghiệp, phần còn lại nhờ kinh doanh buôn bán và các hoạt động phi nông nghiệp khác.

Ở phường Hương Văn, người dân có thu nhập thấp nhất khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.

Phường Hương An, người dân cũng có thu nhập khá cao khoảng 2,4 triệu đồng/tháng.

Nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu nhờ vào một số cây trồng như: lúa, lạc, rau và cây ăn quả. Các loại hình còn lại như ngô, sắn... chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi trong gia đình.

- Khu vực 3

Loại hình chuyên lúa 2 vụ có số công lao động/ha cao hơn lúa – dưa hấu, điều này chứng tỏ khả năng tạo việc làm và thu hút lao động của chuyên lúa 2 vụ cao hơn loại hình lúa – dưa hấu ở vùng 3. Loại hình lúa - dưa hấu có số công lao động/ha là 147 công/ha. Giống khu vực đồng bằng, giá trị ngày công của người dân vùng ven biển cũng dao động từ 120.000 – 160.000 đồng/công. Người dân địa phương khai thác nhân lực chủ yếu lao động gia đình, ít thuê bên ngoài. Điều này chứng tỏ các hộ dân đang

khai thác tốt nguồn lao động sẵn có, tạo nhiều việc làm cho các thành viên và hạn chế tối đa thời gian nông nhàn.

Tổng hợp từ số liệu điều tra cho thấy, thu nhập bình quân đầu người trên tháng của người dân xã Hương Phong cao hơn xã Hải Dương, lần lượt là 2,2 triệu đồng/tháng và 1,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, so với các xã, phường khu vực đồng bằng thì thu nhập bình quân đầu người trên tháng của người dân các xã khu vực đầm phá - ven biển thị xã Hương Trà thấp hơn. Thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào năng suất, sản lượng cây trồng, riêng đối với xã Hải Dương thì còn phụ thuộc vào sản lượng nuôi trồng thủy sản. Do người dân còn nhiều hạn chế về kỹ thuật sản xuất và một số lý do về điều kiện tự nhiên mà ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng cây trồng, từ đó tác động tới thu nhập của người dân trong khu vực.

b. Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Khả năng tiêu thụ sản phẩm của cây cao su, tiêu, cây ăn quả (bưởi - thanh trà, quýt Hương Cần), keo là một trong những loại cây trồng đang có xu hướng phát triển của thị trường nhu cầu về những sản phẩm trên. Theo số liệu điều tra, 100% hộ gia đình vẫn tiếp tục đầu tư. Sản phẩm sản xuất của loại hình sử dụng đất trên hầu như tiêu thụ được hết 100% và việc tiêu thụ nông sản một cách dễ dàng. Điều này chứng tỏ loại hình trên khá phù hợp với thị trường, đem lại thu nhập và hiệu quả cao hơn hẳn các loại hình khác.

Các loại hình sử dụng đất khác ở các khu vực của thị xã Hương trà cũng phù hợp với thị trường, được người dân chấp nhận cao như dưa hấu, lạc, hành, rau các loại khác,…

c. Mức độ tiếp cận vốn

Mức độ tiếp cận vốn của các loại hình được người dân đánh giá cao và trung bình. Chỉ có loại hình thông là loại hình được người dân đánh giá thấp nhất.

d. Khả năng tiếp cận kỹ thuật và mức độ phù hợp với tập quán nông hộ

Khả năng tiếp cận kỹ thuật và mức độ phù hợp với tập quán nông hộ đối với loại hình sử dụng đất cây thông được người sử dụng đánh giá thấp và đây cũng là loại hình sẽ không được mở rộng và có khả năng thu hẹp diện tích để phục vụ cho các mục đích nông lâm nghiệp khác. Đối với loại hình sử dụng đất cây ăn quả (bưởi - thanh trà) và hồ tiêu ở khu vực 1 thì được người sử dụng đất đánh giá trung bình vì đây không phải là cây thế mạnh và xói đói giảm nghèo cho người dân. Các loại hình còn lại của cả 3 khu vực như lúa 2 vụ,…được người dân đánh giá cao và sẽ được tiếp tục mở rộng diện tích và đầu tư thêm để nâng cao năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)