Đề xuất mô hình sử dụng đất theo tiểu địa hình trên địa bàn thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 156 - 161)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN`

3.5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

3.5.1.5. Đề xuất mô hình sử dụng đất theo tiểu địa hình trên địa bàn thị xã Hương Trà

a. Địa hình vùng đồi, núi thấp phía Tây: Gồm các dải gò đồi và núi thấp có độ cao trung bình từ 100 đến 200 m, chỉ có núi cao trên 500 m ở xã Bình Thành và Bình Điền.

Với chức năng vừa khai thác kinh tế, vừa phòng hộ cho khu vực đồng bằng nên các thành phần kinh tế trong mô hình kinh tế hộ gia đình rất đa dạng. Chức năng chủ yếu là khai thác kinh tế kết hợp với phòng hộ do đó phải lấy nông – lâm kết hợp làm phương thức sản xuất chính và trên cơ sở đó xác lập mô hình kinh tế kết hợp rừng – nương rẫy, vườn, ao và ruộng để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia đình mà không làm cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

Đỉnh đồi và sườn dốc có thể trồng rừng với các loại cây keo như keo tai tượng, keo lá tràm bên cạnh đó có thể trồng xen với các cây bản địa như sao đen,… Ở phần chân đồi, đỉnh đồi thấp, sườn thấp có thể trồng các cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu và các cây ăn quả như bưởi - thanh trà,… Còn phần sườn thoải có thể bố trí trồng các loại cây ngắn ngày như sắn, ngô,… kết hợp với chăn nuôi trâu, bò, heo, dê.

Dọc các khe, suối có thể đắp, đào hồ nuôi cá và trồng lúa nước.

Qua điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn nông hộ, các mô hình đề xuất sử dụng đất điển hình của các hộ gia đình theo tiểu địa hình nơi đây:

+ Mô hình sản xuất 1: Rừng – nương rẫy (cây lâu năm; cây ngắn ngày) – vườn – ao – ruộng

Phần đỉnh đồi núi là đất rừng phòng hộ được giữ lại hoặc trồng rừng để bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ nương vườn, nhà của phía dưới. Phần sườn trên, dốc hơn là nương rẫy trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, tiêu, cây ăn quả, giữa các đường băng trồng cây chắn gió, họ trồng cây keo, sao đen hoặc bời lời; Phần sườn dốc dưới gieo trồng sắn và kết hợp trồng xen ngô. Phần chân dốc làm vườn, nhà ở.

Trong vườn trồng cây ăn quả như mít, dứa, mảng cầu,... Phần chân đồi ven các mép

suối, thung lũng trồng lúa, nuôi cá. Lợi ích mô hình này: Cách bố trí theo mô hình này đã tận dụng hết diện tích để sản xuất, hạn chế việc chống xói mòn, rửa trôi đất làm nâng cao độ phì đất và bảo vệ đất. Mang lại hiệu quả kinh tế sử dụng đất, nâng cao thu nhập. Việc trồng ngô, sắn đảm bảo thu nhập kinh tế trước mắt, về lâu dài thu lợi từ rừng, cây dài ngày. Các cây trồng này tạo nguồn phân xanh hữu cơ cho cây rừng phát triển tốt và làm cho đất tơi xốp màu mỡ hơn và đảm bảo hệ môi trường sinh thái. Thu lợi cả trước mắt và lâu dài tăng thu nhập cho người dân.

Hình 3.10. Sơ đồ mô hình sản xuất 1cho tiểu vùng đồi, núi thấp phía Tây + Mô hình sản xuất 2: Rừng – nương rẫy (cây lâu năm) – vườn – ruộng

Phần phía trên dốc đỉnh đồi núi bố trí trồng rừng hoặc duy trì rừng tự nhiên.

Phía sườn dốc bố trí trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu, cây ăn quả ngoài ra trồng cây keo, bời lời, sao đen ở các đường băng để làm đai rừng bảo vệ. Phần chân dốc trên là vườn nhà, trồng các cây ăn quả như mít, mảng cầu và chăn nuôi bò, heo, gà, dê,... Phần phía dưới mép chân đồi thấp trũng bố trí trồng lúa nước.

Cách bố trí theo mô hình này cũng đưa lại hiệu quả lợi nhuận sản xuất. Trong những năm đầu có thể trồng xen các cây ngắn ngày như sắn, cây họ đậu trong khu vực cây dài ngày để đem lại nguồn thu nhập trước mắt cho người dân ổn định “lấy ngắn nuôi dài”. Chăn nuôi cũng đem nguồn lợi đáng kể, từ nguồn thức ăn cho con người thừa ra tận dụng chăn nuôi và từ nguồn phân chuồng có từ chăn nuôi để bón cho cây

trồng tạo ra năng suất của cây trồng tăng thêm. Góp phần tăng nguồn thu nhập đời sống cho gia đình. Sau khi thu hoạch, xác các cây trồng này làm phân hữu cơ cho cây rừng phát triển, tạo cho đất màu mỡ và bảo vệ đất và bảo vệ môi trường hệ thái. Nhằm nâng cao đời sống của người dân ngày một tốt hơn.

Hình 3.11. Sơ đồ mô hình sản xuất 2 cho tiểu vùng đồi, núi thấp phía Tây b. Địa hình đồng bằng do sông bồi tụ: Với chức năng chủ yếu là khai thác kinh tế nên việc xây dựng mô hình cần chú trọng đến cây, con có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư thâm canh theo chiều sâu, coi trọng công tác chọn cây, giống, nước tưới, phân bón,… Các loại cây trồng chính của khu vực này là lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày như lạc, sắn, đậu, rau, ngô, rau các loại,… đặc biệt là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi - thanh trà và quýt Hương Cần. Ngoài ra, khu vực này có thể phát triển chăn nuôi gia súc, mô hình ao cá của các hộ gia đình.

c. Địa hình đồng bằng bồi tụ ven biển: Với chức năng chính là phòng hộ và phát triển kinh tế nông – ngư.

Đối với vùng tiếp giáp với biển và đầm phá nên trồng và thiết kế các hành lang cây chắn gió, chống cát bay, nhảy, xâm thực như phi lao, keo lá tràm, cây ngậm mặn.

Đối với khu vực bên trong cần thiết lập các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao như lúa, dưa hấu. Cần chọn những giống cây trồng lúa thích hợp với khu vực vừa

chịu được mặn, hạn mà còn thích ứng đối thổ nhưỡng. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại giống có giá trị kinh tế cao.

Cần quan tâm đến quy trình kỹ thuật nuôi thả cá nước lợ.

Bng 3.50. Đề xuất xây dựng các mô hình theo các tiểu địa hình

Stt Các tiểu địa hình Chức năng chính Mô hình

1 Địa hình vùng đồi và núi thấp phía Tây

Phòng hộ đầu nguồn + phát triển

kinh tế

- Trồng rừng phòng hộ - Phát triển cây công nghiệp dài ngày

- Mô hình nông - lâm kết hợp

2 Địa hình đồng bằng phù sa Phát triển kinh tế

- Lúa nước và cây trồng ngắn ngày

- Cây ăn quả

- Chăn nuôi và ao cá

3 Địa hình đồng bằng cát ven biển

Phòng hộ ven biển và phát triển kinh tế

- Cây trồng ngắn ngày - Trồng rừng phòng hộ ven biển, đầm phá

- Nuôi trồng thuỷ sản

Hình 3.12. Sơ đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Hương Trà đến năm 2025 (thu nhỏ từ bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Hương Trà đến

năm 2025, tỷ lệ 1/25.000)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 156 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)